Chủ nghĩa xê dịch trong Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng với quan điểm thẩm mĩ “duy mĩ” và với một nhân sinh quan “xê dịch” còn gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. Đi theo cách mạng, rồi đi kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Nguyễn Tuân đã cố gắng lột xác, đã thay đổi thế giới quan và phương pháp sáng tác. Nhưng những nét tinh hoa trong phong cách lãng mạn và xê dịch của Nguyễn Tuân thì vẫn để lại dấu ấn sâu sắc trong tác phẩm của ông mà tiêu biểu là tập tùy bút “Sông Đà”. Không đeo đuổi những “Vang bóng một thời” nữa mà ông trở về với nhân dân cũng theo phong cách riêng của ông. Nguyễn Tuân đến với những người lao động tài hoa tuyệt vời và ở đây ông cũng gặp được hình ảnh của thiên nhiên, của non sông đất nước: sông Đà hùng vĩ, thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp, huyền bí, người lao động sông Đà tài hoa, dũng cảm là nguồn cảm hứng vô tận cho Nguyễn Tuân sáng tạo tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.
“Xê dịch” lên Tây Bắc, Nguyễn Tuân gặp sông Đà và ông lái đò Lai Châu. Sông Đà và người lái đò đã trở thành hai nhân vật lí tưởng trong tác phẩm của nhà văn. Người lái đò sông Đà với chiếc thuyền đuôi én phóng như bay trên mặt nước đầy hiểm nguy, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một con sông vừa đẹp tuyệt vời và cực kì hung dữ. Tác giả gọi là “hung bạo và trữ tình”. Hung bạo vì sông Đà có bảy mươi ba cái thác mà rất nhiều thác dữ, ghềnh cũng không kém nguy hiểm như ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” gầm ghè suốt năm. Rồi bờ đá, vách dựng, có chỗ chỉ đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Lại có chẹt đá, con hổ con nai vọt từ bờ này sang bờ kia thật là kì lạ. Lại có những dòng xoáy hiểm trở, thuyền vào đó là chết tươi. Sông Đà “có diện mạo và tâm địa như một thứ kẻ thù số một” của con người, hung hãn, xảo quyệt, nham hiểm, độc ác… Sông Đà trữ tình là những đoạn xuôi mái chèo êm ả. Dòng sông như “một áng tóc trữ tình”. Mùa xuân, dòng sông xanh màu ngọc bích chứ không xanh màu xanh canh hến của dòng sông Gâm, sông Lô. Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ. . . Phong cảnh sông Đà thật nên thơ. Cảnh ven sông lặng lờ, cây lá xanh tươi, hươu nai nhởn nhơ trên những đồi xanh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, trên dòng sông những con thuyền đuôi én độc đáo. Đã có lần nhà văn nhìn dòng sông Đà trữ tình như một cố nhân.

Người lái đò sông Bà tài hoa và dũng cảm trong cuộc thủy chiến với sóng, gió, đá, thác, ghềnh. Nguyễn Tuân đã bị người lao động sông Đà mê hoặc. Nhà văn đã tung hết vốn chữ nghĩa của mình để miêu tả hình ảnh người lái đò sông Đà đầy trí dũng chiến đấu với thác nước sông Đà hung hãn đầy mưu mô xảo quyệt. Tay ông lêu nghêu như cây sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, giọng ông ào ào, nhỡn giới ông vòi vọi. Nguyễn Tuân nhìn ông lão lái đò như một vị tướng đã nắm chắc được “binh pháp” của thần sông. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi đầu nguồn hiểm trở, ông thuộc hết cửa sinh cửa từ của sông.

Một nét phong cách khác của Nguyễn Tuân là thường quan sát, khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật và ở phương diện tài hoa nghệ sĩ (giã giò (chả lụa) cũng phải thi trình độ nghệ sĩ – nghệ sĩ giã giò 60 năm).

Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà quả là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa. Từ trên tàu bay nhìn xuống sông Đà, không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân núi kia lại chính là con sông Đà. Dòng sông “tuôn dài như một úng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích cổ xửa, thuyền trôi trên dải sông Đà bọt nước lênh đênh:
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình.
(Tản Đà)
Còn ông lái đò sông Đà thì trở thành một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh, nắm chắc được “binh pháp của thần sông, thần đá, thuộc lòng các luồng sinh luồng tử của các con thác dữ”. Người lái đò còn tài hoa và dũng cảm hơn các tài xế ô tô. Con thuyền mà lao xuống thác thì chẳng có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại. Ngực, vú, bả vai của người lái đò chống sào ngược thác hay bầm lên một khoảng màu sẫm. Nó là vệt nghề nghiệp của ông, cán sào giữ lại đời đời cho người lái đò sông Đà “Huân chương lao động siêu hạng” (nói theo cách nói của Nguyễn Tuân).

Nguyễn Tuân còn là một cây bút rất mực tài hoa, lịch lãm. Nguyễn Tuân đã huy động cả nghệ thuật văn chương – lẫn các hình thức nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khâu, vũ đạo, điện ảnh và cả bóng đá nữa. Ông thường sử dụng nghệ thuật điện ảnh khiến cho văn ông trở nên hiện đại: “Tôi sự hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rỏi cho cả thuyền, cả mình, cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đù, từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược (…) lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem”. Nguyễn Tuân còn vận dụng cả nghệ thuật quân sự và võ thuật. Nào là cửa sinh cửa tử, đánh khuýp vu hồi, đánh du kích, phục kích, đánh giáp lá cà…

Tùy bút Người lái đò sông Đà đã biểu hiện rực rỡ phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Trên con đường “xê dịch”, gặp sông Đà và người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân như gặp những nhân vật lí tưởng. Sông Đà hùng tráng và trữ tình, người lao động sông Đà dũng cảm và nghệ sĩ. Bằng sự quan sát độc đáo, bằng những giác quan bén nhọn, bằng vốn chữ nghĩa vô cùng phong phú, Nguyễn Tuân đã sáng tạo áng tùy bút Người lái đò Sông Đà – một kiệt tác trong Tùy bút Sông Đà.

Dàn ý

Đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút "Người lái đò sông Đà"

- Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ: con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình.

- Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ: Ông lái đò được miêu tả như một dũng tướng tài năng nhưng có phong thái của một nghệ sĩ tài hoa.

- Tô đậm những nét phi thường, tuyệt vời của cảnh vật, con người: Con Sông Đà hung bạo, hiểm ác, ông lái đò tài hoa.

- Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau về đối tượng sáng tác đẽ tạo hình tượng: Con Sông Đà hung bạo và những trận thủy chiến của ông lái đò được ghi lại bằng kiến thức của văn chương, hội họa, điện ảnh, địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật.

Ngôn ngữ trong tác phẩm:

- Từ ngữ sắc sảo in đậm dấu ấn riêng. Ngữ nghĩa, ngữ điệu biến đổi, chuyển hóa: sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ, nắng ròn tan, nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, để thơ vào sông nước... Tác giả còn sáng tạo những từ ngữ mới, cô đọng, giàu ý nghĩa: luôn gân, luôn tim, bờm sóng...

- Diễn tả đa dạng, nhiều góc cạnh. Câu thật ngắn phối hợp với câu thật dài: đoạn tả chặng cuối vượt vòng vây thứ ba, đang viết câu chất chồng ý (... Cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền... xuyên nhanh, vừa xuyên vừa...), đã kết lại bằng một câu rất gọn, biểu thị ý hoàn thành: Thế là hết thác.

- Có khi vừa thể hiện mặt hung dữ, vừa gợi lên khía cạnh thơ mộng của đối tượng miêu tả, vừa ném ra những chi tiết rất tự nhiên, không trau chuốt (con sông đánh đòn hiểm độc nhất với con đò) vừa chắt lọc những chi tiết, những hình ảnh rất trữ tình, rất thơ (ven Sông Đà lặng tờ).

Bài mẫu

Bài than khảo số 1

BÀI LÀM

     Nhắc đến Nguyễn Tuân ta nhớ đến bậc thầy của ngôn ngữ văn chương. Người ta cũng nghĩ ngay đến hiện thân của chủ nghĩa “xê dịch”. Ham cái gọi là “xê dịch” ông cũng thường viết về những cái gì không đứng yên: xe cộ, tàu thuyền, những con người có máu giang hồ, thích ngao du đây đó. Ông cũng thích tả những cái gì mãnh liệt, dữ dội: đèo cao, vực sâu, biển rộng, gió bão, thác dữ và cả cái đẹp tuyệt đỉnh, tuyệt vời, đẹp làm lí trí của con người như tê dại. Đi nhiều, ông cũng là người gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết đồng thời cũng khám phá nhiều vẻ đẹp, nét đặc biệt của núi sông, cây cỏ trên nhiều miền đất nước. Tập bút ký Sông Đà và bài ký "Người lái đò sông Đà" là một trong những tác phẩm như thế.

    Sông Đà quả là một con sông vừa đẹp tuyệt vời vừa cực kì hung dữ. Tác giả gọi là “hung bạo và trữ tình”’: hung bạo là ở những đoạn có thác dữ, có những quãng hẹp kẹp giữa hai thành vách núi cao, hay những hút nước khủng khiếp chết người... Ở đây, sông Đà có “diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù của con người: hung hãn, nham hiểm, xảo quyệt, độc ác... Trữ tình là ở những đoạn xuôi chèo êm ả. Dòng sông như một “áng tóc trữ tình", nước sông thay màu sắc theo mùa rất đẹp, phong cảnh nên thơ, những con thuyền đuôi én đáo... về phương diện này, sông Đà trở thành nỗi nhớ và người bạn thân của con người, một “cố nhân” (tức người bạn cũ).

    Người lái đò sông Đà được tập trung mô tả trong cuộc vật lộn với nước sông Đà. Một quang cảnh thật dữ dội. Đây là những cảnh tượng kích thích mạnh giác quan nghệ sĩ của Nguyễn Tuân, cảm hứng được khơi dậy, nhà bèn tung ra cả một kho ngôn từ phong phú và đầy giá trị tạo hình của mình diễn tả cho được mọi sắc thái, mọi hình thù, mọi bộ mặt, mọi âm thanh, tình huống phức tạp, oái oăm nhất của trận chiến đấu giữa ông lái đò trí dũng tuyệt vời và thác nước sông Đà hung hãn, đầy mưu mô xảo quyệt. Chỉ nói riêng về âm thanh của con thác đã thấy rõ ngôn từ phong phú của Nguyễn Tuân tiếng nước thác lúc như “oán trách” lúc như “van xin” lúc như “khiêu khí “giọng gằn mà chế nhạo”, rồi “rống lên như tiếng một ngàn con trâu đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”... Còn hình ảnh ông lái đò “cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo sệch đi”, “ lên thác”, “nắm chặt lấy được cái bờm sóng", “ghì cương”, “phóng nhanh”, miết một đường chèo”, “rảo bơi chèo lên”, “đè sân lên mà chặt đôi” con thác…

    Nguyễn Tuân không chỉ tả ông lái đò trong lúc vượt thác băng ghềnh mà còn miêu tả ông sau một ngày giao tranh với thần Sông thần Đá, để làm nổi bật cái trầm tĩnh, sự thư thái ung dung của một vị thuyên trưởng lão luyện, dạn dày sông nước. Lúc ngừng chèo, đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, ông lái đò chỉ nói chuyện "cá anh vũ, cá dầm xanh", những hầm cá về mùa hè tiếng nổ to như mìn, bộc phá. Còn cái chuyện vượt thác đối với ông chẳng có gì là hồi hộp, đáng nhớ.

   Một nét phong cách khác của Nguyễn Tuân là thường quan sát, khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật và con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.

   Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà quả là một công trình nghệ thuật tuyệt vời cùa tạo hóa “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”. Màu sắc sông Đà mùa xuân là “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu thì “lừ lừ chín đỏ” có lúc lại lên cái “màu tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu”...

   Còn ông lái đò sông Đà thì trở thành một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh, đã nắm chắc được “binh pháp của thần sông thần đá”, thuộc lòng các luồng sinh luồng tử của các con thác dữ nên chủ động trong mọi huống, có thể lái con thuyền vun vút qua hàng trăm ghềnh đá ngổn ngang, hiểm hóc... Nguyễn Tuân gọi thế là “tay lái ra hoa”.

   Nguyễn Tuân còn là một cây bút rất mực tài hoa, lịch lãm. Mô tả một tượng nào đấy, ông không chỉ vận dụng những hiểu biết về nghệ thuật  văn chương mà còn kết hợp thích đáng những lợi thế của kĩ thuật khác như: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, vũ đạo, điện ảnh. Bài kí Người lái đò sông Đà ng là một bằng chứng rất tiêu biểu của nét phong cách trên.

   Chẳng hạn ông tả một cái hút khủng khiếp của sông Đà bằne kĩ thuật phim ảnh: “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vạnh rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà. từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cái cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu ống quay tít, cái máy lia ngược (...) lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây tràn bằng nước sông xanh ve một áng thủy linh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem”.

   Ở bài ký sông Đà này, Nguyễn Tuân còn vận dụng cả những nghệ thuật, kĩ thuật rất ít khi thấy được vận dụng trong văn chương: nghệ thuật quân sự và võ thuật. Nào là cửa sinh cửa tử, đánh khuýp vu hồi, đánh du kích, phục kích, đánh giáp lá cà, nào là đòn tỉa, đòn âm, đá trái, thúc gối, túm thắt lưng...

   Ngoài ra ông còn vận dụng những tri thức của nhiều bộ môn khoa học trong tác phẩm của mình - một vốn văn hóa phong phú lịch lãm hiếm thấy - làm cho những bài kí của ông có giá trị văn hóa cao. Bài kí Người lái đò sông Đà nhờ thế đã giúp người đọc hiểu được rất nhiều điều bổ ích về lịch sử, địa lý sông Đà, về lịch sử cách mạng xung quanh con sông này, về địa hình địa thế của nó, về những con thác đủ loại, về các tài nguyên đất nước vùng sông Đà, về những bài thơ của Nguyễn Quang Bích, của Tản Đà..., về con sông ở miền Tây Tổ quốc này.

   Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, tài sử dụng ngôn ngữ đến mức điêu luyện. Đọc "Người lái đò sông Đà" ta cảm nhận rõ thêm sự sắc sảo của giác quan người nghệ sĩ bậc thầy và kho từ vựng giàu giá trị tạo hình, lối văn rất mực tài hoa. Bởi thế bài ký vừa có giá trị văn học vừa đem đến cho người đọc những thông tin thú vị về sông Đà, con sông ở vùng Tây bắc Tổ quốc.

Xem bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

HocTot.Nam.Name.Vn