Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì

Theo phản ánh của ông Lê Hải Châu (Quảng Ngãi), hiện nay theo quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý (chức danh Phó phòng trở lên) là có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc chuyên viên chính trở lên. Tuy nhiên, có một số trường hợp đã học có bằng tốt nghiệp cao cấp chính trị - hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công, Đại học hành chính học.Vậy, những trường hợp này có cần học chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc chuyên chính nữa không, trong bổ nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý thì những ngành đó có được công nhận là tương đương hay không?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/8/2017 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 9/10/2014 và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức, trong đó có quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch chuyên viên cao cấp là có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính; tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch chuyên viên chính là có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công.

Như vậy, theo quy định tại Thông tư 05/2017/TT-BNV thì trường hợp có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công được thay cho chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính.

Về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với từng chức danh lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Đồng thời, tại Quy định số 89-QĐ/TW, Bộ Chính trị đã giao các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý sát hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị cấp mình quản lý.

Chinhphu.vn


Chứng chỉ chuyên viên chính là gì? Và vai trò của nó trong xã hội Việt Nam hiện nay như thế nào. Vậy đừng bỏ qua bài viết này của Phòng tuyển sinh nhé, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn chứng chỉ chuyên viên chính và những điều bạn cần biết! 

Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì

Chứng chỉ chuyên viên chính là gì?

Chứng chỉ chuyên viên chính là một trong những loại chứng chỉ bắt buộc phải có để thi công chức hoặc nếu là cán bộ, công viên chức muốn thi nâng ngạch. Và  nó còn là cơ sở điều kiện bắt buộc để cán bộ công chức, viên chức đủ tiêu Tại sao phải học chứng chỉ chuyên viên chính?

Tại sao phải học chứng chỉ chuyên viên chính, bởi những lý do sau đây: 

  • Nhằm trang bị, cập nhật kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước và kỹ năng thực thi công việc.
  • Tăng cường ý thức để phục vụ nhân dân nhằm nâng cao năng lực công tác của cán bộ, công chức viên chức trong nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao.
  • Chuẩn hóa kiến thức ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm và thời gian công tác theo quy định của Bộ Nội Vụ.
  • Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là một trong những điều kiện xem xét, quyết định bổ nhiệm viên chức; giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước.

Đối tượng tham gia lớp học chuyên viên chính

  • Công chức, viên chức ngạch chuyên viên và tương đương (bao gồm cả công chức dự bị) chưa tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước.
  • Các đối tượng chuyển từ cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước sang cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhưng chưa được bồi dưỡng kiến thức nhà nước.
  • Công chức quản lý cấp phòng hoặc tương đương.
  • Công chức, viên chức ngạch cán sự hoặc tương đương có thời gian công tác giữ ngạch tối thiểu 3 năm trở lên.

Tiêu chuẩn lấy chứng chỉ chuyên viên chính là gì?

Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì

  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị – hành chính, thạc sĩ quản lý hành chính công, tiến sĩ quản lý hành chính công.
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.
  • Có chứng chỉ tin học theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Như vậy, thông qua bài viết này các bạn có thể nắm rõ hơn những thông tin điều kiện, đối tượng tham gia khóa học để lấy chứng chỉ chuyên viên chính là như thế nào. 

Chứng chỉ chuyên viên là một trong những điều kiện quan trọng trong tiêu chuẩn ngạch chuyên viên nói riêng cũng như trong quản lý nhà nước nói chung. Vậy những đối tượng nào phải có chứng chỉ này, chương trình đào tạo ra sao và nên đăng ký học ở đâu theo quy định của pháp luật hiện hành?

Chứng chỉ chuyên viên là gì?

Chứng chỉ chuyên viên là văn bằng chứng nhận học viên đã kết thúc xong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, do cơ quan, tổ chức có thầm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

Học lớp chuyên viên để làm gì?

Học chuyên viên nhằm:

+ Trang bị và cập nhật cho học viên những kiến thức chung, cơ bản về quản lý hành chính nhà nước.

+ Bồi dưỡng và rèn luyện cho học viên thành thạo một số kỹ năng cơ bản để thực hiện tốt nhiệm vụ đồng thời nâng cao ý thức phục vụ của công chức.

Đồng thời lớp học chuyên viên còn góp phần nâng cao chỉ số mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước.

Học lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên để làm gì?

Để sở hữu chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc để cán bộ, công chức, viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch/chuyển ngạch/ bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên và được đăng ký tham gia học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính.

Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì
Lớp học chuyên viên quản lý nhà nước

Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tương đương

Theo Thông tư 11/2014/TT-BNV của Bộ Nôi vụ về quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định:

+ Tiêu chuẩn về đào tạo bồi dưỡng cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

Tuy nhiên trong Thông tư 05/2017/TT_BNV ngày 15 tháng 8 năm 2017 thông tư đã sửa đối, bổ sung một số điều trong thông tư 11/2014/TT-BNV quy định chi tiết tại điểm 3 điều 1:

+ Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch chuyên viên cần có: Chứng chỉ ngạch chuyên viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công.

Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành những văn bằng chứng chỉ tương đương chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên gồm: Bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sĩ quản lý hành chính công, tiến sĩ quản lý hành chính công.

Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì
Chứng chỉ chuyên viên Đại học Nội vụ

Đối tượng bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Đối tượng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên theo luật Cán bộ, công chức bao gồm:

+ Công chức ngạch chuyên viên và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III làm việc ở, bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, kế hoạch, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập chưa có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên.

+Công chức giữ ngạch cán sự và tương đương, có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự và đủ điều kiện thi nâng ngạch lên chuyên viên.

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV làm việc ở bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, kế hoạch, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự và đủ điều kiện thi hoặc xét thăng hạng lên hạng III.

+ Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện học lớp chuyên viên

Đã có khá nhiều câu hỏi của các bạn học viên thắc mắc học chuyên viên cần điều kiện gì và băn khoăn không biết mình có đủ điều kiện học không. Đừng lo lắng, vì nếu đáp ứng những điều kiện sau bạn hoàn toàn có thể đăng ký các lớp học chuyên viên:

+ Là công dân Việt nam, trình độ đại học trở lên.

+ Có nhu cầu và mong muốn tham gia khoá học quản lý nhà nước ngạch chuyên viên để nâng cao kiến thức quản lý nhà nước.

Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì
Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Học chứng chỉ bồi dưỡng nhà nước ngạch chuyên viên

Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là gì? Đó là những cách thức, yêu cầu chung trong ngạch chuyên viên mà đối tượng giữ ngạch này cần phải đáp ứng và đảm bảo những kiến thức chuyên ngành. Do đó khi tham gia chương trình đào tạo ngạch chuyên viên cần lưu ý:

Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên được giảng dạy theo chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên căn cứ theo Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Chương trình thiết kế lớp chuyên viên theo hướng tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể, được phân định thành 3 phần (kiến thức chung, kiến thức quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ, kỹ năng). Trong mỗi phần có các chuyên đề phù hợp với đối tượng và tính chất công việc của ngạch chuyên viên.

Cụ thể:

+ Chương trình lớp bồi dưỡng chuyên viên gồm 16 chuyên đề giảng dạy và 02 chuyên đề báo cáo, chia thành 3 phần chính:

Phần 1: Kiến thức chung, gồm 08 chuyên đề giảng dạy và 01 chuyên đề báo cáo, với tổng thời lượng là 108 tiết;

Phần 2: Kiến thức quản lý nhà nước đối với ngành và lãnh thổ, gồm 01 chuyên đề giảng dạy, 01 chuyên đề báo cáo, ôn tập, kiểm tra, với tổng thời lượng là 36 tiết;

Phần 3: Các kỹ năng, gồm 07 chuyên đề, ôn tập, kiểm tra với tổng thời lượng là 122 tiết;

Phần 4: Khai giảng, đi thực tế, viết tiểu luận tình huống, bế giảng: 54 tiết.

+ Tổng thời gian bồi dưỡng là 8 tuần (40 ngày làm việc) với tổng thời lượng là 320 tiết (8 tuần x 5 ngày/tuần x 8 tiết/ngày), trong đó:

STTHoạt độngSố tiết
1Lý thuyết100
2Thảo luận, thực hành120
3Chuyên đề báo cáo24
4Ôn tập16
5Kiểm tra6
6Hướng dẫn viết tiểu luận tình huống4
7Viết tiểu luận tình huống30
8Đi thực tế16
9Khai giảng, bế giảng4
Tổng cộng320

Hiện nay lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2021 ở hà Nội hay các lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên tại thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước đều đang áp tụng theo khung tiêu chuẩn này.

Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì
Lớp học quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Phương pháp đào tạo lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

+ Sử dụng phương pháp tích cực, lấy học viên làm trung tâm kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;

+ Sử dụng triệt để thời gian thảo luận, làm bài tập thực hành dành cho mỗi chuyên đề, có đúc rút bài học kinh nghiệm từ thảo luận, thực hành;

+ Tăng cường thực hành và giải quyết tình huống để học viên cùng thảo luận trên lớp.

Đối với học viên học lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên yêu cầu:

+ Tham gia học tập đầy đủ thời gian của chương trình theo quy định.

+ Chủ động, tích cực nghiên cứu, học tập để nắm bắt kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước.

+ Tiếp cận, nghiên cứu các kỹ năng trong quản lý hành chính nhà nước một cách khoa học; chủ động, sáng tạo trong thực hành các kỹ năng để có thể ứng dụng vào thực tế công việc sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng

Lưu ý đối với chuyên đề báo cáo lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên năm 2021:

+ Các chuyên đề báo cáo phải được chuẩn bị phù hợp với đối tượng công chức ngạch chuyên viên và tương đương; trình bày theo nội dung của phần học, kết hợp trình bày lý thuyết gắn với thực tiễn quản lý hành chính nhà nước;

+ Căn cứ vào tình hình thực tế của bộ, ngành, địa phương và chuyên đề được xác định trong chương trình, có thể lựa chọn tên và nội dung chuyên đề báo cáo cho phù hợp.

Đăng ký lớp chuyên viên quản lý nhà nước ở đâu?

Theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, các đơn vị được tổ chức Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước bao gồm:

  1. Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương.
  3. Học viện Hành chính Quốc gia.

Giáo dục Thiên Kỳ tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trong trong phối hợp tuyển sinh trưc tiếp cho Trường Cán bộ quản lý Văn hoá Thể thao và du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Với các lớp được tổ chức đào tạo chất lượng đúng theo quy định của Bộ.

Trên khung chương trình giảng dạy của Bộ Nội vụ, với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ đem lại những chuyên đề học bổ ích cho học viên.

Đăng ký học tại Giáo dục Thiên Kỳ các bạn sẽ được tham gia học lớp chuyên viên quản lý nhà nước được khai giảng liên tục hàng tháng, chứng chỉ chuẩn Bộ. Được tư vấn, hướng dẫn và cung cấp tài liệu trong suốt quá trình học tập.

Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì
Học lớp chuyên viên quản lý nhà nước

Tuyển sinh lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên năm 2021

Căn cứ Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành chương trình Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên;

Thông báo tuyển sinh lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên 2021:

1. Đối tượng:

Cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên và tương đương chưa có chứng chỉ chuyên viên; công chức ngạch cán sự và tương đương, có nhu cầu thi nâng ngạch và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật có nhu cầu

2. Học phí:

Học phí lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên theo đúng quy định của trường, không phát sinh thêm chi phí. Yêu cầu học viên tham gia khoá học hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, học phí và tham gia học theo đúng thời gian và chường trình đã được quy định.

3.Thời gian và hình thức:

+ Thời gian tổ chức: 320 tiết, học ngoài giờ hành chính.

+ Hình thức học: Hình thức học đa dạng, học từ xa, học online phù hợp với mọi đối tượng học viên.

Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì
Khai giảng lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

4. Hồ sơ:

+ 01 Phiếu đăng ký (theo mẫu)

+ Lý lịch trích ngang (theo mẫu)

+ 01 Chứng minh thư/căn cước công dân (photo công chứng)

+ 02 ảnh 3*4

5. Cách thức đăng ký:

Đăng ký học quản lý nhà nước ngạch chuyên viên theo 2 hình thức sau:

+ Hình thức 1: Đăng ký theo link hoặc qua đường thư tín

Đăng ký online theo link mẫu: Đăng ký học lớp chuyên viên hoặc gửi hồ sơ đăng ký (bản scan) qua địa chỉ e-mail: .

+ Hình thức 2: Đăng ký và nộp hồ sơ trực tiếp tại: Phòng đào tạo tầng 3, số 11b, ngõ 1 phố Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Xem thêm: Tuyển sinh lớp học bồi dưỡng chứng chỉ chuyên viên chính 2021

Trên đây là những thông tin về chứng chỉ và lớp học chuyên viên đầy đủ và chi tiết, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan về chứng chỉ chuyên viên cũng như cách thức đăng ký lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy comment xuống phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Công ty Cổ phần giáo dục Thiên Kỳ

Phòng tuyển sinh

Địa chỉ: Tầng 3, phòng 301, Số 11B ngõ 1 Phố Quan Nhân – Thanh Xuân – Hà Nội.

Phone: 0969 328 797

Mail:

Website: thienky.edu.vn