Chuyển tiền bán nhà ra nước ngoài

Chuyển tiền bán nhà ra nước ngoài

Việc mang ngoại tệ ra nước ngoài của tổ chức chỉ áp dụng trong trường hợp mang ngoại tệ để viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài

NHNN cho biết, hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài (như mua, bán ngoại tệ của tổ chức, cá nhân để thanh toán, chuyển tiền cho các mục đích được phép mang ngoại tệ, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất nhập cảnh; mua bán ngoại tệ của tổ chức tín dụng; hoạt động chuyển khẩu...) đã được quy định, tuy nhiên nằm rải rác ở nhiều văn bản dẫn đến các ngân hàng khó tra cứu trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, phát sinh nhu cầu của các ngân hàng về việc hướng dẫn cụ thể đối với một số giao dịch vãng lai khác để thuận lợi hơn khi triển khai thực hiện hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài.

Do đó, để tập trung các quy định đối với hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài, NHNN xây dựng Thông tư hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân nhằm tích hợp, thống nhất các quy định vào một văn bản hợp nhất, tổng hợp, hoàn thiện quy định pháp luật phù hợp với thực tế phát sinh trong thời gian qua.

Hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài cho mục đích tài trợ, viện trợ của tổ chức

Từ thực tiễn phát sinh, dự thảo Thông tư quy định các trường hợp chuyển tiền viện trợ và chuyển tiền tài trợ ra nước ngoài, trong đó có quy định về nguồn tiền sử dụng để viện trợ hoặc tài trợ, cụ thể như: Viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài với nguồn viện trợ là các khoản kinh phí hỗ trợ từ ngân sách hoặc nguồn tiền của tổ chức viện trợ; tài trợ cho mục đích cứu trợ nhân đạo nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo trên cơ sở tổ chức tự quyết định và sử dụng nguồn tiền tự có của tổ chức hoặc trên cơ sở quyên góp, vận động;....

Việc mang ngoại tệ ra nước ngoài của tổ chức chỉ áp dụng trong trường hợp mang ngoại tệ để viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài.

Bên cạnh đó, đối với các mục đích chuyển tiền một chiều khác của tổ chức, căn cứ vào thực tế, dự thảo Thông tư quy định các trường hợp như: Phân bổ tiền tài trợ cho các thành viên nước ngoài tham gia dự án, đề tài nghiên cứu khoa học; hoàn trả tiền tài trợ thực hiện các dự án ở Việt Nam theo các cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài; trả thưởng cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài tham gia các chương trình, cuộc thi tại Việt Nam,...

Tổ chức có thể sử dụng ngoại tệ trên tài khoản thanh toán, ngoại tệ mua của ngân hàng được phép để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều ra nước ngoài.

Tổ chức mang ngoại tệ trên mức khai báo hải quan phải xin Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài do các ngân hàng được phép cấp theo quy định hiện hành của pháp luật về mang ngoại tệ khi xuất, nhập cảnh.

Hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam

Dự thảo Thông tư cũng đề xuất các quy định hướng dẫn cá nhân mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều, bao gồm:

Về nguồn ngoại tệ, cá nhân được sử dụng ngoại tệ tự có (bao gồm ngoại tệ trên tài khoản thanh toán, ngoại tệ gửi tiết kiệm, ngoại tệ tự cất giữ), ngoại tệ mua của ngân hàng được phép để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều ra nước ngoài.

Về việc mua ngoại tệ để chuyển hoặc mang ra nước ngoài, khi có nhu cầu về ngoại tệ cho các mục đích chuyển tiền một chiều, cá nhân được liên hệ với ngân hàng được phép để mua ngoại tệ và chuyển hoặc mang ngoại tệ ra nước ngoài.

Việc chuyển ngoại tệ từ nguồn ngoại tệ tự có: Khi có nhu cầu chuyển ngoại tệ tự có ra nước ngoài, cá nhân liên hệ với các ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài.

Việc mang ngoại tệ theo người ra nước ngoài, cá nhân mang ngoại tệ trên mức phải khai báo hải quan phải xin Giấy xác nhận mang ngoại tệ do ngân hàng được phép cấp theo quy định hiện hành của pháp luật về mang ngoại tệ khi xuất, nhập cảnh.

Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch, thăm viếng, trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài được căn cứ vào mức chi phí do phía nước ngoài thông báo.

Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài căn cứ vào giá trị tài sản mà người hưởng thừa kế được hưởng theo quy định pháp luật về thừa kế. Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài căn cứ vào giá trị tài sản được hình thành hợp pháp tại Việt Nam trước khi nhập quốc tịch hoặc được phép cư trú dài hạn ở nước ngoài của người chuyển tiền.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Hiển


Đề xuất hướng dẫn chuyển tiền một chiều ra nước ngoài đối với tổ chức, cá nhân (Ảnh minh họa)

1. Các trường hợp chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của tổ chức

Cụ thể, tại Điều 4 dự thảo Thông tư quy định các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của tổ chức bao gồm:

- Các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ của tổ chức 

+ Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài. Nguồn viện trợ là các khoản kinh phí hỗ trợ từ ngân sách hoặc nguồn tiền của chính tổ chức viện trợ; 

+ Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, sự cố nghiêm trọng, hỗ trợ bệnh nhân hiểm nghèo, xóa đói giảm nghèo ở nước ngoài. Nguồn tài trợ là nguồn tiền huy động, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc/và nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ; 

+ Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ cho các chương trình, các quỹ, dự án nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, y tế, ngoại giao, khoa học công nghệ. Nguồn tài trợ là nguồn tiền huy động, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc/và nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ. 

- Các trường hợp mua, chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của tổ chức để phục vụ mục đích khác 

+ Trả thưởng cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài tham gia các chương trình, cuộc thi tại Việt Nam. Nguồn tiền trả thưởng là nguồn tiền tài trợ của người không cư trú là tổ chức ở nước ngoài hoặc nguồn tiền tài trợ của người cư trú là tổ chức; 

+ Chuyển tiền một chiều ra nước ngoài từ nguồn tài trợ tiếp nhận của người không cư trú là tổ chức ở nước ngoài: 

(i) Phân bổ tiền tài trợ cho các thành viên nước ngoài tham gia thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và nước ngoài; 

(ii) Hoàn trả tiền tài trợ thực hiện các dự án ở Việt Nam theo các cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài. 

2. Các trường hợp chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của cá nhân

Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP , cụ thể như sau: 

- Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:

+ Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

+ Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

+ Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

+ Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

+ Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

+ Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

+ Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

- Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.

- Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.

Xem chi tiết mức ngoại tệ được chuyển, điều kiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài tại dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân.

Như Mai

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:24/05/2019

Xin chào các anh chị trong Ban biên tập. Tôi có một câu hỏi rất mong được các anh chị giải đáp. Tôi sống và làm việc ở Việt Nam nhưng muốn mua một ngôi nhà ở nước ngoài. Tôi có người thân bên đó nhưng không biết chuyển tiền cách nào cho đúng luật. Rất mong nhận được tư vấn từ anh chị. Trân trọng cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Chuyển tiền bán nhà ra nước ngoài
  • Khoản 1 Khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi quy định các trường hợp được chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài, cụ thể như sau:

    - Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    - Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:

    + Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

    + Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

    + Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

    + Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

    + Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

    + Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

    + Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

    Theo quy định trên, công dân Việt Nam chỉ được mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích trên. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là liệu trường hợp mua nhà ở nước ngoài có phải là "mục đích hợp pháp khác" hay không? Để biết chắc chắn thì bạn nên liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn trong từng trường hợp cụ thể trước khi chuyển tiền, nhằm tránh những rủi ro về sau.

    Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 19 Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định hạn mức chuyển ngoại tệ không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và không quá 300.000 USD, được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.

    Quy định về giao dịch ngoại hối cũng nêu về tài khoản vốn đầu tư, đây là tài khoản mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi đăng ký tài khoản này phải đăng ký cả tiến độ chuyển vốn. Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

    Nhưng, đó chỉ là quy định cho hoạt động đầu tư (có đăng ký, được cấp phép), còn việc mua nhà ở với mục đích cá nhân thì chưa có quy định.

    Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà việc bạn muốn mua ngoại tệ và chuyển tiền ra nước ngoài để mua nhà có được chấp nhận hay không.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

    Trân trọng!