Có được xuất hóa đơn tạm ứng không

Doanh nghiệp thường nhận được các khoản tiền đặt cọc, tạm ứng thì phía người mua để đảm bảo giá trị hợp đồng, Trường hợp như vậy đối với số tiền lớn thì Kế toán có phải lập hóa đơn để ghi nhận doanh thu hay không?

1. Quy định pháp lý

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

+ Tại Điều 16 quy định việc lập hoá đơn:

“2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
  1. Tiêu thức “Ngày tháng năm ” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa là thời điểmchuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tố chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền… ”

+ Tại Điều 20 quy định việc xử lý đối với hoá đơn đã lập.

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy đinh về thời điểm xác định thuế GTGT:

“Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền… ”

Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định:

Tại khoản 2 Điều 3 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:

“2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: …b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC….

2. Kết luận

Trường hợp Công ty thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì Công ty phải lập hóa đơn theo quy định, ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Trường hợp Công ty nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện họp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì Công ty chưa phải lập hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Trường hợp Công ty đã lập hoá đơn cho khoản tiền tạm ứng thi việc xử lý hoá đơn đã lập được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính. Tạm ứng thực hiện hợp đồng có xuất hóa đơn GTGT hay không ? Có ghi nhận thuế GTGT vào doanh thu doanh nghiệp hay không ? Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng như thế nào ?

1. Thời điểm lập hóa đơn bán hàng.

Thông tư 39/2014/TT-BTC hết hiệu lực từ ngày 01/11/2020 theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 26 được sửa đổi bởi Điều 1 của Thông tư số 88/2020/TT-BTC gia hạn hiệu lực Thông tư 39/2014/TT-BTC đến hết ngày 30/6/2022.

Như vậy, doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ vẫn áp dụng Thông tư 39/2014 khi lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

Thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ khi nào?

Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:

  1. Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  1. Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
  1. Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
  1. Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  1. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
  1. Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
  1. Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
  1. Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
  1. Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
  1. Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
  1. Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

2. Xuất hóa đơn GTGT khi nhận tạm ứng thực hiện hợp đồng có được không ?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì không xuất hóa đơn GTGT cho khoản tạm ứng thực hiện hợp đồng.

Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, tại thời điểm tạm ứng thực hiện hợp đồng thì thực tế chưa có bất kỳ hạng mục công trình nào được hoàn thành, nghiệm thu bàn giao do vậy việc xuất hóa đơn đối với khoản tạm ứng là đang mâu thuẫn với quy định của cơ quan thuế.

Thực tế thực hiện hợp đồng, một số công ty chấp thuận việc xuất hóa đơn, bao gồm cả đợt tạm ứng và không bị Cơ quan thuế xử phạt về hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm. Tuy nhiên một số doanh nghiệp thì không chấp nhận việc xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng.

Trong hợp đồng mua bán giữa một số doanh nghiệp, mặc dù hợp đồng đã được Các Bên ký kết và thanh toán theo từng đợt và giá trị thanh toán đã bao gồm GTGT. Tuy nhiên kế toán của bên mua hàng không đồng ý việc thanh toán đợt 1 do Các Bên đang quy định trong HĐ giá trị thanh toán tạm ứng đã bao gồm GTGT (giá trị sau thuế).

Sự khác nhau trong tập quán thanh toán của từng doanh nghiệp đã dẫn đến sự lúng túng cho đối tác trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Khi nào tạm ứng phải xuất hóa đơn?

Theo quy định trên, nếu: – Công ty nhận tiền tạm ứng, cho việc đặt cọc thực hiện hợp đồng, thì chưa phải lập hóa đơn GTGT. – Công ty nhận tiền tạm ứng, đã cung cấp dịch vụ, hoặc hợp đồng đã thực hiện, thì phải lập hóa đơn GTGT.

Khi nào xuất hóa đơn dịch vụ?

Thời điểm xuất hoá đơn cung ứng dịch vụ: “Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

Xuất hóa đơn sai thời điểm bị phạt như thế nào?

Thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn. Căn cứ, điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.

Khi nào hóa đơn cần có hợp đồng?

Người lập hóa đơn là người bán, các trường hợp cần lập hóa đơn theo hợp đồng là khi phát sinh việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bao gồm cả những hàng hóa, dịch vụ được dùng để quảng cáo, khuyến mãi, hàng mẫu, biếu tặng, cho, trao đổi, bồi dưỡng hiện vật cho người lao động, ngoại trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng ...