Đánh giá rừng tràm trà sư năm 2024

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt “Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn năm 2021 - 2030”.

Đánh giá rừng tràm trà sư năm 2024

Theo đó, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư có các loại hình cảnh quan như: hệ sinh thái đất ngập nước; sinh cảnh rừng tràm ngập nước; sinh cảnh kênh, mương và các loài thực vật sen, súng, bèo; sinh cảnh đồng cỏ, đầm lầy ngập nước theo mùa; các loài chim nước, thủy sản và động vật hoang dã vùng đất ngập nước...

Rừng tràm Trà Sư là rừng đặc dụng, các loại hình du lịch sinh thái có thể thực hiện ở khu này gồm: tham quan các sinh cảnh và tài nguyên đất ngập nước; giải trí, thư giãn trong môi trường rừng đẹp, yên bình, trong lành; khám phá các đặc trưng tiêu biểu của tài nguyên thiên nhiên; nghiên cứu khoa học về rừng tràm và đất ngập nước; trải nghiệm các phong tục, tập quán, nét văn hóa trong sinh hoạt, ẩm thực của cộng đồng địa phương.

Mục tiêu phát triển chính của khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư phải theo cách tiếp cận hệ sinh thái, sử dụng một cách bền vững, khôn khéo tài nguyên đất ngập nước, trong khi vẫn duy trì được các chức năng, giá trị, đặc điểm của hệ sinh thái và tài nguyên đất ngập nước. Đặc biệt là rừng tràm, thủy sản, các loài chim nước và cảnh quan thiên nhiên. Việc sử dụng các tài nguyên này và việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại, nhưng vẫn gìn giữ được giá trị thiên nhiên vô cùng quý giá bởi nét hoang sơ, nguyên vẹn.

UBND tỉnh An Giang cũng chỉ đạo giai đoạn 2021-2030, chiến lược phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư phải coi việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là một nhiệm vụ quan trọng của Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang nhằm góp phần bảo tồn rừng đặc dụng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương một cách bền vững và từng bước nâng tầm Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư trở thành một điểm du lịch có đẳng cấp quốc gia và quốc tế.

Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư có các tài nguyên du lịch sinh thái tiêu biểu như: Cảnh quan thiên nhiên hệ sinh thái đất ngập nước; sinh cảnh rừng tràm ngập nước; sinh cảnh kênh, mương và các loài thực vật sen, súng, bèo; sinh cảnh đồng cỏ, đầm lầy ngập nước theo mùa; các loài chim nước, thủy sản và động vật hoang dã vùng đất ngập nước...

Đánh giá rừng tràm trà sư năm 2024

Rừng tràm Trà Sư là rừng đặc dụng, các loại hình du lịch sinh thái có thể thực hiện như: tham quan các sinh cảnh và tài nguyên đất ngập nước; giải trí, thư giãn trong môi trường rừng đẹp, yên bình, trong lành; khám phá các đặc trưng tiêu biểu của tài nguyên thiên nhiên; nghiên cứu khoa học về rừng tràm và đất ngập nước; trải nghiệm các phong tục, tập quán, nét văn hóa trong sinh hoạt, ẩm thực của cộng đồng địa phương.

Theo đề án, mục tiêu phát triển chính của khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư theo cách tiếp cận hệ sinh thái, sử dụng một cách bền vững, khôn khéo tài nguyên đất ngập nước, vẫn duy trì được các chức năng, giá trị, đặc điểm của hệ sinh thái và tài nguyên đất ngập nước như: rừng tràm, thủy sản, các loài chim nước và cảnh quan thiên nhiên. Việc sử dụng các tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại, nhưng vẫn gìn giữ được giá trị thiên nhiên vô cùng quý giá bởi nét hoang sơ, nguyên vẹn.

Theo đề án, giai đoạn 2021-2030, tỉnh An Giang coi trọng việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, nhằm góp phần bảo tồn rừng đặc dụng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương một cách bền vững. Từng bước nâng tầm Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư trở thành một điểm du lịch có đẳng cấp quốc gia và quốc tế.

Theo UBND tỉnh An Giang: Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư là hệ sinh thái đất ngập nước, nên việc quản lý phải theo cách tiếp cận hệ sinh thái một cách bền vững, vẫn duy trì được các chức năng, giá trị, đặc điểm của hệ sinh thái và tài nguyên đất ngập nước, đặc biệt là rừng tràm, thủy sản, các loài chim nước và cảnh quan thiên nhiên. Việc sử dụng các tài nguyên này và việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch cần theo hướng “hiện đại” nhưng vẫn gìn giữ được giá trị “thiên nhiên” vô cùng quý giá bởi nét hoang sơ, nguyên vẹn.

UBND tỉnh An Giang cũng yêu cầu phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư không đánh đổi hệ sinh thái rừng Tràm, đất ngập nước và tài nguyên thiên nhiên lấy giá trị kinh tế. Phải duy trì được nét hoang sơ, mang đậm tính “thiên nhiên” của khu rừng ngập nước. Cần phải xây dựng các công trình hạ tầng du lịch nhưng thiết kế kiến trúc phải mang tính hiện đại, kiểu dáng công trình phải phù hợp và làm tôn vinh cảnh quan thiên nhiên của một khu đất ngập nước vùng rừng tràm ngập phèn, với chức năng của khu rừng đặc dụng là một khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm. Lượng khách phải hợp lý, không làm quá tải gây tác động đến hệ sinh thái.

Theo đề án, năm 2021, sau khi bản Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt tiến hành lập Dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (do chủ rừng tự thực hiện), trình thẩm định và phê duyệt. Giai đoạn 2022-2023, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Giai đoạn từ 2024, bắt đầu thực hiện các hoạt động du lịch.

Rừng Tràm Trà Sư được hình thành vào năm 1983, từ một vùng trũng hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng đã được Lâm trường Tịnh Biên trồng tràm thử nghiệm để góp phần cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn. Khu rừng rộng 845 ha trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên và 1 phần của xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú.

Rừng Tràm Trà Sư có tính đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước được bảo vệ, bảo tồn nguồn gen tốt. Có hàng ngàn cá thể của nhiều quần thể chim, cá, loài lưỡng cư, loài bò sát và côn trùng quý hiếm nằm trong sách đỏ sinh sống trong rừng. Năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đồng ý với đề xuất của UBND tỉnh An Giang xây dựng Rừng tràm Trà Sư trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên để mọi người đến tham quan và nghiên cứu khoa học./.

Nên đi rừng tràm Trà Sư vào tháng mấy?

1Thời điểm lý tưởng để du lịch rừng tràm Trà Sư Tuy nhiên để có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của rừng tràm Trà Sư thì bạn nên đến đây trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch. Đây chính là giai đoạn mùa nước nổi ở miền Tây, phần lớn diện tích rừng sẽ ngập trong biển nước.

Cầu tre rừng tràm Trà Sư dài bao nhiêu?

Cầu tre vạn bước là cây cầu dài 10 km được khánh thành vào đầu năm 2020. Với kiến trúc độc đáo là những thanh tre ghép lại với nhau, mới đây, cầu tre đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là "Cầu tre dài nhất Việt Nam trong rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam".

Tại sao có tên rừng tràm Trà Sư?

Rừng tràm Trà Sư là tên gọi cánh rừng có nhiều cây tràm tọa lạc gần khu vực núi Trà Sư của huyện Tịnh Biên, An Giang. Tên gọi Trà Sư có người cho rằng nghĩa là là ông thầy tu.

Tràm Trà Sư ở đâu?

Nằm cách thành phố Châu Đốc, An Giang khoảng 30 km về phía Tây Nam và thành phố Long Xuyên khoảng 60 km, rừng tràm Trà Sư với diện tích 845ha vùng lõi và 643 ha vùng đệm nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan năm 2005.