Đánh giá sức chịu tải cọc theo thời gian năm 2024

+ Phải có đầy đủ các bản báo cáo khảo sát địa chất công trình, biểu đồ xuyên tĩnh, bản đồ các công trình ngầm.

+ Có bản vẽ mặt bằng bố trí lưới cọc trong khi thi công.

+ Có phiếu kiểm nghiệm cấp phối, tính chất cơ lý của thép và bê tông cọc.

+ Biên bản kiểm tra cọc.

+ Hồ sơ thiết bị sử dụng đóng cọc.

– Trước khi đóng cọc đại trà, Nhà thầu tiến hành đóng để làm thí nghiệm nén tĩnh cọc tại những điểm có điều kiện địa chất tiêu biểu nhằm lựa chọn đúng đắn loại cọc, thiết bị thi công và điều chỉnh đồ án thiết kế. số lượng cọc cần kiểm tra với thí nghiệm nén tĩnh từ (0,5-1)% tổng số cọc (430cọc) đóng nhưng không ít hơn 3cọc. Nhà thầu chọn thử nén tĩnh 3 cọc với sự Nhất chí của tư vấn giám sát.

Đánh giá sức chịu tải cọc theo thời gian năm 2024

Kiểm tra và giám sát thí nghiệm: công tác thử cọc được cử một cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm giám sát và chỉ đạo.

2. Yêu cầu kỹ thuật công tác thử tải cọc:

+ Vị trí thử tải cọc.

+ Loại cọc được thử tải

+ Kích thước và biện pháp thi công cọc

+ Phương pháp gia tải

+ Yêu cầu về sức chịu tải của hệ thống gia tải.

+ Chuyển vị của cọc lớn nhất đầu cọc dự kiến , phù hợp với hệ thống gia tải và quan trắc

+ Thời gian nghỉ của cọc trước khi thi công và sau khi gia tải.

Các yêu cầu khác: Hệ thống gia tải:

+ Sau khi đóng cọc đến cao trình thí nghiệm, dùng đối trọng nén xuống và qua đó xác định được tải trọng tĩnh của cọc.

+ Hệ thống gia tải cọc được Nhà thầu thiết kế với tải trọng không nhỏ hơn tải trọng lớn nhất dự kiến thử cọc, cho phép tác dụng thử cọc đồng trục với trục cọc.

Đánh giá sức chịu tải cọc theo thời gian năm 2024

* Thời gian nghỉ giữa thi công và thử cọc:

Nhà thầu tiến hành thử cọc với khoảng thời gian nghỉ theo yêu cầu của thiết kế ( tối thiểu là 7 ngày đối với cọc trong đất dính và cát bụi)

3. Quy trình thí nghiệm

3.1 Quy trình gia tải cọc

Nhà thầu tăng tải trọng lần lượt theo các cấp tải trọng theo thiết kế quy định tính bằng % cả tải trọng thiết kế ( sức chịu tải cho phép dự kiến), mỗi lần cấp thường là 0,10Pgh tức là 3,5 tấn. Tải trọng được tăng lên cấp mới nếu sau 1 giờ quan sát độ lún của cọc nhỏ hơn 0,2mm và giảm dần sau mỗi lần đọc trong khoảng thời gian trên. Thời gian gia tải và giảm tải ở mỗi cấp không nhỏ hơn các giá trị trong bảng 5.1 TCVN 190-1996. khi gần đến tải trọng giới hạn thì mỗi cấp chỉ được tăng lên 0,05 Pgh

Quá trình tăng tải trọng làm liên tục, không gián đoạn ngay khi quá trình thí nghiệm phải làm dài ngày. Chỉ ngừng đặt tải khi đã tăng tải trọng đến cực hạn.

Dấu hiệu chứng tỏ đã nén cọc bê tông đến tải cực hạn:

+ Tổng độ lún đầu cọc vượt quá 40mm và độ lún giai đoạn sau lớn hoặc bằng 5 lần độ lún giai đoạn trước.

+ Trường hợp độ lún của giai đoạn sau mới vượt quá 2 lần độ lún của giai đoạn trước nhưng sau một ngày đêm vẫn chưa ngừng lún.

Để nghiên cứu biến dạng đàn hồi của đất và cọc sau khi đến tải trọng giới hạn cần giảm tải trọng theo từng cấp, mỗi cấp giảm bằng 2 lần cấp đã tăng. Nếu số lần tăng tải lẻ cần giảm tải đợt đầu bằng một cấp tăng tải. Sau mỗi lần giảm tải cần ghi các trị số trên dụng cụ đo.

Bảng Thời gian tác dụng các cấp của tải trọng

% Tải trọng thiết kếThời gian giữ tải tối thiểu% Tải trọng thiết kếThời gian giữ tải tối thiểu

25

50

75

100

75

50

25

0

1h

1h

1h

1h

10 phút

10 phút

10 phút

10 phút

100

125

150

125

100

75

50

25

0

6h

1h

6h

10 phút

10 phút

10 phút

10 phút

10 phút

1h

Trong quá trình thí nghiệm luôn có cán bộ trực để ghi chép số liệu trong khi tăng tải hoặc giảm tải :

Trong quá trình thử tải cọc ghi chép giá trị tải trọng, độ lún và thời gian ngay sau khi đạt cấp tải tương ứng vào các thời điếm sau:

+ 15 phút một lần trong khoảng thời gian gia tải 1h.

+ 30 phút một lần trong khoảng thời gian gia tải 1h đến 6h.

+ 60 phút một lần trong khoảng thời gian gia tải lớn hơn.

3.2 Ghi chép khi giảm tải: trong quá trình giảm tải cọc, độ lún và thời gian được ghi chép ngay sau khi được giảm cấp tương ứng và ngay trước khi bắn đầu giảm xuống cấp mới .

Kết thúc công tác thí nghiệm đối với cọc cán bộ đóng cọc dựng được biểu đồ thử cọc biểu hiện mối quan hệ giữa tải trọng – thời gian; tải trọng – độ lún vẽ trong quá trình thử. Dựa vào kết quả này người làm thí nghiệp có thể kết luận về kết quả thử tải.

3.3 Sức chịu tải cho phép của cọc:

Có thể xác định từ kết quả nén tĩnh bằng một trong các phương pháp sau:

+ Tải trọng tương ứng với chuyển vị đầu cọc là 8mm chia cho hệ số 1,25

+ Tải trọng tương ứng với chuyển vị đầu cọc là 10% chiều rộng cọc hoặc tải trọng lớn nhất đạt được trong quá thí nghiệm, chia cho hệ số an toàn bằng 2.

Đánh giá sức chịu tải cọc theo thời gian năm 2024

TẠI SAO CHỌN CHÚNG TÔI – CÔNG TY SANG VIỆT

1. Chất lượng tốt nhất: chúng tôi cam kết chất lượng cọc và dịch vụ thi công ép cọc của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, là nền móng vững chắc cho các công trình, ngôi nhà của quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đã thực hiện hàng loạt công trình khác nhau, chúng tôi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đúc và thi công ép cọc bê tông.

2. Chính sách ưu đãi: chúng tôi có những chính sách ưu đãi dành cho các đối tác là , nhà thầu xây dựng, các khách hàng truyền thống.

3. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình, đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng.

4. Giá cả cạnh tranh

Là đơn vị trực tiếp sản xuất và thi công ép cọc bê tông, chúng tôi khẳng định giá cả mà chúng tôi đưa ra cho quý khách hàng luôn luôn cạnh tranh nhất.

Cọc bê tông 250x250 chịu tại bao nhiêu?

Một số loại sức chịu tải cọc phổ biến nhất Còn đối với cọc 250x250 thì khả năng thường dao động từ 60 - 90 tấn, thích hợp cho những công trình nhỏ và vừa.

Sức chịu tải của cọc theo đất nền là gì?

Sức chịu tải của cọc theo đất nền là khả năng chịu lực của toàn bộ công trình. Yếu tố này sẽ phụ thuộc phần lớn vào chất liệu cọc và đất nền thi công – được xem xét rất kỹ lưỡng vì có tác động lớn vào công trình xây dựng về sau.

1 cọc bê tông 200x200 chịu tại bao nhiêu?

Cụ thể, sức chịu tải của cột 200×200 là từ 40 tấn – 60 tấn. Sức chịu tải này phù hợp cho những công trình xây dựng có quy mô vừa và nhỏ và ứng dụng phương pháp thi công bằng máy tải.

Sức chịu tải giới hạn của cọc là gì?

Sức chịu tải cực hạn của cọc xác định bằng tính toán Pc là giá trị nhỏ nhất giữa kết quả tính theo đất nền (Pđn) với kết quả tính theo vật liệu (Pvl). Trong đó, sức chịu tải tính theo đất nền là khả năng chịu tảicủa sức kháng thành fs và sức kháng mũi cọc fm.