Đau nửa người bên phải khi mang thai

Bên cạnh các biểu hiện như buồn nôn, mệt mỏi, đau khớp,… mẹ bầu còn có thể bị đau mỏi vai gáy khi mang thai. Hiện tượng này rất dễ xảy ra ở bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào. Tuy nhiên nếu không khắc phục, phụ nữ mang thai sẽ phải đối mặt với các tình trạng: mất ngủ, suy nhược cơ thể, hấp thụ dưỡng chất kém… do cơn đau vai gáy hành hạ, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của thai phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Với liệu trình trị liệu thần kinh cột sống tại ACC, những cơn đau mỏi vai gáy sẽ được khắc phục nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật, rất an toàn cho mẹ bầu. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ có cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng hơn trong suốt giai đoạn thai kỳ.

1. Đau mỏi vai gáy khi mang thai là gì?

Đau mỏi vai gáy không phải là hiện tượng bất thường khi mang thai. Theo đó, phụ nữ mang thai thường bị đau mỏi vai gáy trong 3 tháng đầu thai kỳ và có xu hướng giảm dần trong những tháng tiếp theo. Lúc này, thai phụ có thể cảm thấy sự xuất hiện của các cơn đau âm ỉ hoặc vô cùng khó chịu ở vai gáy và cả những khu vực xung quanh.

Đau nửa người bên phải khi mang thai
Những cơn đau nhức ở vai gáy là hiện tượng phổ biến trong giai đoạn mang thai

2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy khi mang thai. Những nguyên nhân phổ biến gồm:

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua sự mất cân bằng nội tiết tố. Trong đó chủ yếu là sự thay đổi nồng độ của Estrogen và Progesteron:

Estrogen: Đây là nội tiết tố có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động trao đổi chất ở não và cột sống. Khi nồng độ Estrogen quá cao hoặc quá thấp, phụ nữ sẽ bị đau đầu, cổ, vai gáy hoặc tâm trạng bị xấu đi.

Progesteron: Progesteron đóng vai trò như một chất giúp thư giãn tự nhiên. Trong trường hợp nồng độ Progesteron xuống quá thấp, những hiện tượng như căng thẳng, mất ngủ, trầm cảm,… rất dễ xảy ra.

Với sự thay đổi của 2 nội tiết tố trên, mất ngủ lâu ngày kết hợp cùng căng thẳng do quá trình mang thai gây ra sẽ khiến tình trạng đau mỏi ở vai gáy sẽ ngày càng nặng hơn. Lúc này, những cơn đau mỏi vai gáy lại tiếp tục làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của các mẹ.

Ngủ về một phía lâu ngày

Hầu hết phụ nữ mang thai đều thức dậy với sự cứng đờ ở phần vai gáy. Tình trạng này có thể chỉ xuất hiện trong buổi sáng hoặc kéo dài đến hết ngày.

Do mang thai, mẹ bầu cần ngủ nghiêng người về phía bên trái để đảm bảo quá trình đưa dinh dưỡng đến nhau thai vẫn diễn ra tốt. Hơn thế nữa, tư thế này cũng có tác dụng giữ tử cung của mẹ tránh tiếp xúc hoặc đè lên gan. Tuy nhiên, do ngủ nghiêng về phía trái lâu ngày, phần vai gáy của mẹ bầu sẽ trở nên bị cứng và thường xuyên đau nhức khi ngủ dậy.

Đau nửa người bên phải khi mang thai
Ngủ nghiêng về một phía lâu ngày có thể khiến phần gáy bị đau mỏi nghiêm trọng

Tăng cân khi mang thai

Mang thai khiến phụ nữ tăng cân nhanh chóng. Không chỉ tạo cảm giác nặng nề khi hoạt động, sự tăng cân đột ngột này còn làm tăng áp lực lên các cơ và thần kinh vùng vai gáy, làm xuất hiện hiện tượng đau mỏi vai gáy khi mang thai.

Nhiễm lạnh

Vai gáy là một trong những vùng dễ nhiễm lạnh nhất trên cơ thể. Bên cạnh đó, do cần nằm nghiêng về bên trái nên vùng vai gáy của phụ nữ mang thai cũng dễ bị không khí lạnh ảnh hưởng hơn. Những biểu hiện khác cho thấy mẹ bầu đã bị nhiễm lạnh bao gồm sưng họng, ho, sốt nhẹ…

Ít vận động

Vào những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Đến tam cá nguyệt thứ 2, tình trạng mệt mỏi sẽ dần giảm đi. Thế nhưng, việc tăng trọng lượng khi mang thai lại khiến phụ nữ ngại vận động. Điều này sẽ khiến các cơ bị co cứng và xuất hiện các cơn đau ở vùng vai gáy và thắt lưng. Đặc biệt với những mẹ vẫn tiếp tục làm những công việc văn phòng (ngồi yên, mắt hướng về máy tính nhiều giờ liền) hay thường xuyên ngồi đọc sách, tình trạng đau mỏi có thể trầm trọng hơn.

3. Cách hạn chế đau mỏi vai gáy khi mang thai

Thư giãn và tập những bài thể thao nhẹ

Thai phụ luôn được khuyên là nên tích cực nghỉ ngơi, tránh để tâm lý bị căng thẳng hay buồn phiền trong giai đoạn mang thai. Điều này không chỉ làm dịu cơn đau mà còn giúp các mẹ dễ ngủ hơn vào ban đêm.

Để làm được điều đó, mẹ bầu có thể áp dụng những động tác massage nhẹ nhàng vào vùng vai gáy. Bên cạnh đó, thực hiện một số bài tập thể thao đơn giản dưới sự hướng dẫn của chuyên gia như Yoga, bơi lội, đi bộ… cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức tốt hơn.

Đau nửa người bên phải khi mang thai

5 bài tập yoga giúp giảm đau vai gáy

Bên cạnh những phương pháp điều trị như dùng thuốc giảm đau hay phẫu thuật, hiện nay nhiều người còn lựa chọn tập yoga chữa đau vai gáy. Tuy nhiên, liệu biện pháp này có thật sự đem lại hiệu quả như mong đợi? Hầu hết mọi người có thể…

Đảm bảo chỗ ngồi thật sự thoải mái

Dành quá nhiều thời gian để ngồi làm việc hoặc đọc sách đều không tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Do đó nếu thật sự cần ngồi lâu, hãy đảm bảo rằng chỗ ngồi của mẹ thật sự thoải mái. Bí quyết là thai phụ có thể dùng 2 chiếc gối nhỏ hoặc 1 chiếc gối lớn để lót phần lưng và vai gáy. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên làm việc liên tục mà nên dành một khoảng thời gian ngắn để nghỉ giữa giờ.

Tư thế ngồi đúng

Bên cạnh chỗ ngồi thoải mái, tư thế ngồi đúng cũng rất quan trọng. Khi ngồi, phụ nữ mang thai cần tránh ngửa cổ ra phía sau hoặc cúi gầm cổ quá lâu. Tốt nhất, mẹ bầu nên giữ lưng và cổ thẳng khi ngồi.

Dùng nệm và gối mềm

Thay vì ngủ trên nệm và gối quá cứng hoặc quá mềm, thai phụ nên chọn loại có độ mềm vừa phải. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ vô cùng nhạy cảm, những loại nệm và gối quá cứng hoặc quá mềm đều không có tác dụng làm giảm đau ở các nhóm cơ. Không những thế, chúng còn có thể làm tồi tệ hơn các cơn đau sẵn có của mẹ.

Tắm nước ấm

Nước ấm được đánh giá là khá hiệu quả trong việc làm giảm đau nhức các nhóm cơ. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, các mẹ không nên ngâm mình quá lâu, đồng thời tránh tắm quá khuya vì có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thời kỳ mang thai rất quan trọng. Đặc biệt, nếu thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở vai gáy hoặc ở những vị trí khác như gối, thắt lưng, bàn chân… mẹ nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, K, C… Ngoài tác dụng giúp thai nhi khỏe mạnh, những dưỡng chất này còn có tác dụng làm giảm đau mỏi tự nhiên.

Xem thêm: > Top 7 cách chữa đau vai gáy được nhiều người áp dụng > Châm cứu chữa đau vai gáy hiệu quả > Đau vai gáy nên khám ở đâu?

4. Giảm đau mỏi vai gáy cho mẹ bầu bằng trị liệu thần kinh cột sống tại ACC

Những cơn đau mỏi vai gáy khi mang thai thường rất dai dẳng và khiến các mẹ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc đến chuyên khoa xương khớp để tìm hiểu chính xác nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị khoa học rất quan trọng và cần thiết.

Đau nửa người bên phải khi mang thai
Bệnh nhân thai phụ đang điều trị chứng đau nhức xương khớp tại Phòng khám ACC

Tại Phòng khám ACC, mẹ bầu sẽ được áp dụng trị liệu thần kinh cột sống. Đây là phương pháp giúp giảm đau mỏi vai gáy nói riêng và những cơn đau nhức, khó chịu do việc mang thai gây ra. Thông qua việc nắn chỉnh xương khớp nhẹ nhàng để phù hợp với tình trạng thai kỳ, những cơn đau nhức khó chịu sẽ không còn nữa. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp làm giảm tình trạng sinh khó cũng như nhanh chóng lấy lại sức khỏe cho mẹ sau khi sinh.

CLICK NGAY
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN

Đau và khó chịu ở vùng vai gáy xảy ra hầu hết ở các phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này nếu bị làm ngơ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế khi xuất hiện những cơn đau mỏi vai gáy khi mang thai, phụ nữ nên đến những cơ sở Y tế uy tín để kiểm tra và được điều trị nhanh chóng.

Bài viết liên quan: > Tìm hiểu bệnh đau nửa đầu vai gáy > Triệu chứng đau sau gáy và cách điều trị > Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì để chữa dứt bệnh?

Đau nhức toàn thân, đặc biệt là đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến ở bà bầu. Tuy là biến đổi sinh lý bình thường, nhưng những cơn đau nhức thường làm xáo trộn sinh hoạt, giấc ngủ của thai phụ. Nhiều bà bầu đã phải chịu đựng những cơn đau kéo dài, dai dẳng mà không điều trị vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

Vậy đâu là nguyên nhân gây đau nhức toàn thân ở bà bầu? Khắc phục tình trạng đau nhức toàn thân như thế nào thì an toàn?

Tình trạng đau nhức khi mang thai

Theo thống kê của các chuyên gia sản phụ khoa, có đến 80% bà bầu gặp tình trạng đau nhức ở vùng lưng, bụng, vùng háng, và đùi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ với các biểu hiện:

  • Đau nhói bụng dưới mỗi khi vận động hoặc thai nhi cử động mạnh
  • Đau bụng với những cơn đau vừa phải, thoáng qua hoặc hơi âm ỉ giống như đau bụng kinh.
  • Đau nhức ở các khớp xương, đặc biệt là vùng hông, xương chậu
  • Đau nhức vùng lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng, vùng khớp nối giữa xương cùng và xương chậu ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Cơn đau nặng hơn về đêm khiến bà bầu khó ngủ.

Đau nửa người bên phải khi mang thai

Nguyên nhân đau nhức toàn thân khi mang thai

Theo các chuyên gia sản khoa, đau nhức toàn thân là hiện tượng phổ biến khi mang thai và không có cách nào để né tránh được nó. Đau nhức toàn thân xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Khi mang thai, dạ con ngày càng to ra theo sự phát triển của em bé khiến các dây chằng bị kéo căng là nguyên nhân gây ra cảm giác đau nhói bụng dưới.
  • Ngoài ra, dạ con co bóp cũng gây nên những cơn đau bụng âm ỉ cho mẹ bầu. Nếu những cơn đau này thoáng qua, không kéo dài thì không có gì đáng lo
  • Những biến đổi về tư thế để thích nghi với bào thai ngày một to ra làm cột sống đoạn thắt lưng và đoạn cổ phải ưỡn về phía trước, đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau nhiều hơn so với trước khi mang thai. Đây là nguyên nhân quan trọng gây đau lưng.
  • Khối lượng cơ thể người mẹ tăng tạo áp lực nâng đỡ cho xương khớp, đặc biệt cột sống gây hiện tượng đau lưng khi mang thai.
  • Ở những tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu và cùng cụt làm cho khung chậu dễ thay đổi và tăng độ rộng là lý do khiến bà bầu thường xuyên đau nhức xương khớp, đặc biệt là vùng hông.

Khắc phục tình trạng đau nhức toàn thân như thế nào?

Đau nửa người bên phải khi mang thai

Để khắc phục tình trạng đau nhức toàn thân khi mang thai, bà bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như:

  • Chú ý tư thế ngủ: Khi ngủ cố gắng nằm nghiêng về một bên. Dùng 1 đến 2 chiếc gối để kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng hỗ trợ tốt nhất cho tư thế ngủ, tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội…giúp cơ thể bà bầu thư giãn, giảm bớt tình trạng đau nhức, mệt mỏi
  • Mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa giúp bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe.
  • Sử dụng các liệu pháp massage, ngâm chân thảo dược, dùng túi chườm nóng để giảm đau mỏi

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống an toàn và hiệu quả cho bà bầu

Trong trường hợp những cơn đau nhức kéo dài, âm ỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt, bà bầu nên tìm đến các phòng khám cơ xương khớp để khám và áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống để khắc phục tình trạng đau nhức. Đây là phương pháp nhẹ nhàng, không dùng thuốc được các chuyên gia trên thế giới đánh giá an toàn và hiệu quả cho thai phụ.

Đau nửa người bên phải khi mang thai

Theo bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Phòng khám Maple Healthcare, với phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống: các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng tay tác dụng lực lên hệ thần kinh cột sống của thai phụ, giúp nới lỏng và thư giãn các mô cơ, điều chỉnh cột sống trở về trạng thái cân bằng, giải phóng các áp lực lên hệ thần kinh cột sống. Khi đó cơn đau sẽ tự nhiên biến mất, cho các mẹ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày và sẵn sàng cho một kỳ “nằm ổ” hoàn toàn khỏe mạnh về cả tinh thần và sức khỏe.

Hiện nay, tại TPHCM, phòng khám Maple Healthcare với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý cơ xương khớp cùng quy trình chuẩn Quốc tế, là địa chỉ uy tín hàng đầu áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống cho thai phụ.

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tại đây:

Facebook Fanpage

Bài vết liên quan:

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Đau nửa người bên phải khi mang thai

Đau nửa người bên phải khi mang thai