Đề thi học kì 1 ngữ văn 10

II.LÀM VĂN

Câu 1:

* Hướng dẫn giải: Phân tích, giải thích, bình luận

* Cách giải:

* Giải thích:

- “Tình người”: Lòng yêu thương, chia sẻ, đùm bọc giữa người với người. Tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, đáng trân trọng.

* Phân tích, chứng minh, bình luận:

- Biểu hiện tình người trong mùa lũ:

+ Quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm, vật dụng cần thiết cho đồng bào miền lũ

+ Động viên, an ủi, sẻ chia với những mất mát, đau thương mà đồng bào vũng lũ phải đối mặt

+ Lên án, tố cáo những kẻ thiếu tình người, trục lợi trong mùa lũ

* Ý nghĩa:

- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa

* Liên hệ bản thân

Câu 2:

*Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

MB:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

- Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống "nhàn" của tác giả.

TB:

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Phân tích:

a. Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ

* Hai câu đề:

                                                 “Một mai, một cuốc, một cần câu

                                                  Thơ thần dầu ai vui thú nào.”

- “Một mai, một cuốc, một cần câu” trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một lão nông, tri điền, đào giếng lấy nước uống và cày ruộng lấy cơm ăn.

- Tác giả sử dụng kết hợp khéo léo thủ pháp liệt kê các dụng cụ lao động cùng với điệp từ “một” và nhịp thơ 2/2/3 cho thấy cuộc sống nơi thôn dã cái gì cũng có, tất cả đã sẵn sàng

- Các vật dụng gắn liền với công việc vất vả của người nông dân đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách tự nhiên, thư thái như chính tâm hồn của nhà thơ.

- Con người tìm thấy niềm vui, sự thanh thàn trong cuộc sống, không gợi chút mưu tục. Một mình ta lựa chọn cách sống “thơ thẩn” mặc kệ ai kia “vui thú nào”. Tự mình lựa chọn cho mình một lối sống, một cách sống kệ ai có những thú riêng, âu đó cũng là bản lĩnh của kẻ sĩ trước thời cuộc.

* Hai câu thực:

                                         “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

                                          Người khôn người đến chốn lao xao.”

- Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ

     + Ta dại ↔ Người khôn

     + Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; Chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi.

- Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ => Cách nói ngược, hóm hỉnh.

=> Như vậy: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.

b. Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ

* Hai câu luận:

                                “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

                                 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

- Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông

- Món ăn dân dã: măng trúc, giá

- Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao

- Sử dụng phép đối + liệt kê => Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên

=> Nhàn là “Thu ăn măng trúc đông ăn giá”, mùa nào thức nấy. Những sản vật không phải cao lương mĩ vị mà đậm màu sắc thôn quê. Ngay cả việc ăn uống, tắm táp, làm lụng...đã trở thành nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để có được sự an nhiên, tĩnh tại trong tâm hồn như vậy phải là một người có nhận thức sâu sắc của cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhận thấy lòng tham chính là căn nguyên của tội lỗi. Bởi vậy mà ông hướng đến lối sống thanh bạch, giản dị, thuận theo tự nhiên.

* Hai câu kết

                                       “Rượu đến cội cây ta sẽ uống

                                        Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

- Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao => Nguyễn Bỉnh Khiêm coi công danh phú quý tựa như giấc chiêm bao, giống như phù du vậy. Khi thể hiện quan điểm của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn mình thế đứng bên ngoài của sự cám dỗ danh lợi, vinh hoa – phú quý, bộc lộ thái độ xem thường.

- Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh  lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý.

=> Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.

=> Như vậy, thú Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu ấn của một thờiđại lịch sử, thể hiện cách ứng xử của người trí thức trước thời loạn: giữ tròn thanh danh khí tiết. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng tư tưởng “Nhàn” trở thành một triết lý sống, là cách hành xử trước thời cuộc, coi đây là phương thức hoá giải mâu thuẫn và hoà hoãn những xung đột thờiông đang sống.

KB:

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: Với cách sử dụng ngôn ngữ giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hoà hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10

12 1.159

Tải về Bài viết đã được lưu

Đề thi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án

Nhằm hỗ trợ tài liệu ôn tập và luyện thi môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bài testĐề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10. Bài test có tổng hợp các câu hỏi nằm trong chương trình học kì 1 môn Ngữ văn sẽ giúp các bạn củng cố và hệ thống lại kiến thức. Tham gia làm bài và bổ sung những kiến thức còn thiếu nhé!

  • Câu 1:

    Giọng điệu chung trong đa số các sáng tác của Đỗ Phủ là:

    • A. trầm uất, nghẹn ngào.
    • B. bi hùng, hoành tráng.
    • C. sôi nổi, hào hứng.
    • D. thâm trầm, sâu lắng.

  • Câu 2:

    Bài thơNhànkhôngthể hiện triết lý nhân sinh nào của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

    • A. Sống gần gũi, hòa với tự nhiên.
    • B. Sống ẩn dật, không màng danh lợi.
    • C. Sống vô tư, không suy nghĩ việc đời.
    • D. Sống an nhàn, trong sạch.

  • Câu 3:

    Câu: "Xưa có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt" có ý nghĩa gì trong toàn bộ câu chuyệnTam đại con gà?

    • A. Chỉ ra mâu thuẫn trái tự nhiên, đáng cười trong nhân vật chính.
    • B. Mở đầu truyện một cách hấp dẫn.
    • C. Giới thiệu thói đời "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ".
    • D. Phơi bày ra ngay bản chất của nhân vật chính.

  • Câu 4:

    Biện pháp nghệ thuật nàokhôngđược sử dụng trong bài caKhăn thương nhớ ai...?

    • A. Phép điệp.
    • B. Nhân hóa.
    • C. So sánh.
    • D. Phép đối.

  • Câu 5:

    "Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
    Thổn thức bên song mảnh giấy tàn"

    (Đọc tiểu Thanh kí- Nguyễn Du)

    Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?

    • A. Là hai câu khai đề miêu tả quang cảnh hoang phế của Tây Hồ.
    • B. Là hai câu khai đề nêu lên cảm thức của tác giả về những đổi thay của cuộc đời, để từ đó bày tỏ niềm xót xa trước sự lụi tàn của cái đẹp.
    • C. Là hai câu khai đề tác giả hình dung quang cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của thơ Tiểu Thanh, từ đó mà cảm xúc trỗi dậy.
    • D. Là hai câu khai đề nói về qui luật tànphá của thời gian để từ đó triết lí về thân phận con người.

  • Câu 6:

    Tính chất của bi kịch Mị Châu - Trọng Thủy là gì?

    • A. Xung đột nhỏ lẻ, bộ phận.
    • B. Xung đột dữ dội, quyết liệt, toàn diện.
    • C. Xung đột toàn diện nhưng không quyết liệt.
    • D. Xung đột có thể dung hòa.

  • Câu 7:

    Hình thức thể hiện của bài ca daoCưới nàng anh toan dẫn...là:

    • A. lời tâm sự.
    • B. lời đối đáp.
    • C. lời nhắn nhủ.
    • D. lời bộc bạch.

  • Câu 8:

    Đọc câu thơ: "Lao xao chợ cá làng ngư phủ - Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương." (tríchCảnh ngày hè). Những âm thanh được nhắc đến trong các câu thơ trên gợi nhắc đến cuộc sống như thế nào?

    • A. Cuộc sống nhàn tản, thư thái của một nhà nho ẩn dật, lánh đục về trong.
    • B. Cuộc sống thị thành tấp nập bán mua với những âm thanh hết sức chân thực và sinh động của hiện thực.
    • C. Cuộc sống bình dị, no ấm, thanh bình của những người dân lao động nơi thôn dã.
    • D. Cuộc sống ồn ã, sôi động đầy sức sống của Nguyễn Trãi những ngày trí sĩ ở Côn Sơn.

  • Câu 9:

    Phẩm chất nào sau đây của nhân dân lao động được thể hiện rõ nhất trong truyện cười?

    • A. Tinh thần đấu tranh quyết liệt với cái xấu và cái ác.
    • B. Ước mơ về một xã hội tốt đẹp.
    • C. Sự thông minh, hóm hỉnh và tinh thần đấu tranh.
    • D. Tinh thần đấu tranh và niềm lạc quan.

  • Câu 10:

    Dòng nào sau đâykhôngnêu đúng đặc điểm nghệ thuật bài thơTỏ lòngcủa Phạm Ngũ Lão?

    • A. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
    • B. Hình ảnh giàu sức biểu cảm.
    • C. Cô đọng, hàm súc.
    • D. Giọng điệu hào hùng.

  • Câu 11:

    Vẻ đẹp cảm xúc bài thơCảnh ngày hècủa Nguyễn Trãi là gì?

    • A. Nhà thơ đến với chốn thiên nhiên để tìm đến chốn dừng chân, lãng quên cuộc đời.
    • B. Nhà thơ tìm về với thiên nhiên là tìm về nơi trú ngụ của tâm hồn.
    • C. Bài thơ kết tụ những vẻ đẹp của thiên nhiên.
    • D. Nhà thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên để gửi gắm những tâm sự, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.

  • Câu 12:

    Ý nàokhôngphải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơNhàncủa Nguyễn Bỉnh Khiêm?

    • A. Sinh hoạt giản dị, mùa nào thức nấy.
    • B. Ung dung, thư thái trong việc làm cũng như khi vui chơi.
    • C. Chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn ồn ào, bon chen.
    • D. Thích đi đây đó để thưởng ngoạn thiên nhiên.

  • Câu 13:

    Bài thơCảm xúc mùa thucủa Đỗ Phủ ra đời trong hoàn cảnh nào?

    • A. Khi tác giả tham gia cuộc nội chiến.
    • B. Khi tác giả đang phải đi tha hương cầu thực.
    • C. Khi tác giả sắp qua đời trong cảnh nghèo túng và đói rét.
    • D. Khi tác giả đang sống trong cảnh loạn lạc, xa quê.

  • Câu 14:

    Bài thơĐọc Tiểu Thanh kícó hiện tượng gì đặc biệt về nghệ thuật?

    • A. Đối không chỉnh.
    • B. Thất niêm (câu một không niêm với câu tám).
    • C. Không có đối.
    • D. Thất vận (không vần).

  • Câu 15:

    Hình ảnh "Khóm cúc nở hoa đã hai lần" trong bàiCảm xúc mùa thucủa Đỗ Phủ có ý nghĩa như thế nào?

    • A. Chỉ hoa cúc.
    • B. Chỉ nỗi buồn.
    • C. Chỉ mùa thu.
    • D. Chỉ thời gian.

  • Câu 16:

    Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh "cầm ngang ngọn giáo" trong bài thơTỏ lòngcủa Phạm Ngũ Lão?

    • A. Biểu hiện tư thế hiên ngang.
    • B. Biểu hiện ý chí mạnh mẽ.
    • C. Biểu hiện tấm lòng kiên định.
    • D. Biểu hiện khí thế sôi sục.

  • Câu 17:

    Cuộc chia tay trongHoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăngdiễn ra vào thời điểm nào?

    • A. Đầu mùa xuân.
    • B. Đầu mùa hè.
    • C. Giữa mùa xuân.
    • D. Cuối mùa xuân.

  • Câu 18:

    Ngôn ngữ trong văn bản đoạn tríchChiến thắng Mtao Mxâycó đặc điểm:

    • A. trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu.
    • B. hấp dẫn, vui tươi, lạc quan.
    • C. trang trọng, hấp dẫn, lạc quan.
    • D. giàu hình ảnh, cảm xúc, lạc quan.

  • Câu 19:

    Tính cách của hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn tríchRa-ma buộc tộibộc lộ chủ yếu thông qua:

    • A. lời bình của tác giả.
    • B. lời thoại của nhân vật.
    • C. hành động của nhân vật.
    • D. sự miêu tả ngoại cảnh.

  • Câu 20:

    Nội dung nào trong những nội dung dưới đây xuyên suốt toàn bộ 10 thế kỉ văn học trung đại Việt Nam?

    • A. Yêu nước và nhân đạo.
    • B. Yêu nước và lãng mạn.
    • C. Nhân đạo và hiện thực.
    • D. Yêu nước và hiện thực.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại