De thi THPT quốc gia có giống nhau không

Nhận định về đề thi các môn trong ngày 23-6, nhiều giáo viên tại TP HCM cho rằng, có cảm giác đề thi chỉ đang hướng đến yêu cầu để học sinh tốt nghiệp THPT, nên yếu tố phân hóa trong các đề thi mờ nhạt, không rõ ràng. Ít những câu hỏi vận dụng từ thực tiễn cuộc sống, mang hơi thở cuộc sống. TS chỉ cần nắm kiến thức trong cuộc sống là làm được.

Thầy Trần Đình Hương,Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) cho biết, số câu phù hợp với thời lượng, đề thi môn hóa có sự phân hoá. Tuy nhiên độ khó không đều giữa các mã đề. Không có câu hỏi bất ngờ, đều là những câu hỏi quen thuộc nên thí sinh chỉ cần chịu khó là làm được. Theo thầy Hương nhận định, với đề này, thí sinh dễ đạt điểm tối đa hơn năm ngoái. Đây là năm đầu tiên nên đề ra như vậy là hợp lý.

Trong khi đó, với môn sinh học, cô Trần Thị Bích Hường, Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP HCM) cho biết, đề môn sinh trong bài thi tổ hợp dài nhưng không khó. TS dễ đạt điểm trung bình. Tuy nhiên, vì đề dài nên có thể ngay cả những học sinh khá giỏi cũng không đủ thời gian, dễ đánh lụi.

De thi THPT quốc gia có giống nhau không

Thí sinh làm bài thi tổ hợp sáng 23-6. Ảnh: Hoàng Triều

Ở môn vật lý, cô Lê Thị Ngọc Dung, Trường THPT Marie Curie (TP HCM) cho biết, với đề thi môn vật lý trong bài thi tổ hợp, cụ thể là mã đề 201, đề nhẹ nhàng, vừa sức với TS. Số câu hỏi khó nằm ở cuối đề, cụ thể là ở 4 câu cuối. Đa số các câu còn lại nhẹ nhàng. Học trò chỉ cần bám sát sách giáo khoa là có thể đạt 5 đến 6 điểm là bình thường. Theo cô Dung, đề thi vật lý có phần lý thuyết nhiều nhưng hợp lý. Đề dễ, không khó, yếu tố phân hóa chưa rõ ràng.  

Sau 2 ngày thi, một số giáo viên cho rằng đề thi theo mã đề đã tạo nên sự thiếu công bằng. Thầy Nguyễn Thế Phong, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn - TPHCM cho biết sau khi kết thúc bài thi khoa học tự nhiên, nhiều giáo viên nhận thấy việc có nhiều đề thi với nội dung khác nhau đã tạo nên một sự không công bằng. "Tại thời điểm này, một số đồng nghiệp môn toán của tôi sau khi xem xét kỹ 24 mã đề thi môn toán đã nhận xét rằng có những mã đề thi khó hơn các mã đề thi khác khá rõ. Thậm chí, còn có những chủ đề xuất hiện trong đề thi này mà không xuất hiện trong đề thi khác", thầy Phong nhấn mạnh.

Đối với đề hóa, cô Lưu Hạnh Dung Trường THPT Vĩnh Viễn –TPHCM  cho biết độ khó các mã đề có lẽ không tương xứng với nhau, do đó có thể thiệt thòi cho TS khi xét tuyển vào các trường. Mỗi TS có một thế mạnh khác nhau về một dạng toán hoặc về vô cơ hay hữu cơ. Đó là chưa kể hóa học là môn thi thứ hai của tổ hợp thì ít nhiều độ nhạy bén, khả năng tư duy giảm đi sau khi thi môn thứ nhất, có thể đó là một vấn đề khi đặt một tổ hợp mà môn 2 và môn 3 sẽ suy giảm so với môn thứ nhất.

Theo Đặng Trinh – Huy Lân (Người lao động)

De thi THPT quốc gia có giống nhau không

Phó Cục trưởng Cục Khảo thí nói về độ "vênh" giữa các mã đề

Chiều 24/6, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo thông báo kết thúc công tác coi thi, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Tại buổi họp báo, rất nhiều phóng viên đặt câu hỏi liên quan đến đề thi. Trong đó, “nóng nhất” là câu hỏi về mức độ khó giữa các mã đề liệu có như nhau?

Theo quy định các đề thi môn trắc nghiệm có 4 đề thi gốc độ khó tương đương nhau từ đó nhân lên thành các mã đề (24 mã đề). Tuy nhiên, theo phản ánh của các thầy cô giáo sau kỳ thi thì mã đề gốc có độ khó không tương đương nhau. Nếu đúng như vậy thì kết quả thi của các thí sinh sẽ không công bằng?

Trả lời vấn đề này, ông Sái Công Hồng (Trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT) cho biết, năm nay là năm đầu tiên chúng ta đổi mới công tác xây dựng ngân hàng đề thi theo chuẩn quốc tế từ đó xây dựng mã đề thi cho kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

Điểm khác với các năm trước là năm nay tất cả những câu hỏi này đã được thử nghiệm với học sinh lớp 12, qua đó biết độ dễ - khó của các câu hỏi trong thực tiễn.

“Tháng 3 và tháng 4, chúng tôi thử nghiệm ngân hàng câu hỏi với khoảng 20.000 học sinh lớp 12.

Sau đó, tiếp tục làm công đoạn thứ 2 là chuẩn hóa để cân bằng độ khó giữa các đề thi. Đề thi trắc nghiệm khách quan có 24 mã đề thi khác nhau, xuất phát từ 4 đề gốc”, ông Hồng cho biết.

Giải đáp những băn khoăn về “độ vênh” mức độ khó dễ giữa các đề, Trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng khẳng định, mức độ khó của các mã đề đều tương đương nhau vì đã được xây dựng từng bước theo công nghệ làm ngân hàng đề thi chuẩn hóa như của Hoa Kỳ.

“Sau khi thử nghiệm, hội động rút đề thi theo ma trận tạo nên các mã đề thi khác nhau. Nếu so sánh độ vênh một câu này với một câu kia rất khó. Nếu muốn so sánh độ khó thì phải so sánh cả đề thi này với đề thì khác. Có thể cùng nội dung kiến thức, nhưng ở mỗi mã đề lại hỏi mức độ kỹ năng khác nhau. Do đó, nếu so sánh giữa câu hỏi với câu hỏi sẽ là khập khiễng”, ông Sái Công Hồng khẳng định.

Theo ông Hồng, chỉ khi phân tích điểm trung bình của các mã đề thi này thì chúng ta mới chứng minh rằng, độ khó của các đề thế nào.

De thi THPT quốc gia có giống nhau không

Ông Sái Công Hồng (Trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT) (Ảnh: Mai Châm)

Đảo câu hỏi trong đề “lung tung”?

Về đề thi, có một băn khoăn khác cho rằng, độ chia câu hỏi từ dễ đến khó giữa các mã đề không thực sự đồng đều vì câu hỏi trong các mã đề bị đảo lộn. Do vậy, câu hỏi khó có khi bị đảo lên phía đầu. Điều đó gây khó khăn cho một số thí sinh và làm mất tinh thần chiến đấu của các em…

Ông Sái Công Hồng giải thích: Các mã đề thi nếu có đảo thì đảo theo khối. Nghĩa là, một câu hỏi được phân thành 4 cấp độ: Nhận biết - Thông hiểu – Vận dụng – vận dụng cao. Vì vậy, Ban làm đề có một cụm câu hỏi có tính chất tương đương nhau về cấp độ.

“Không có chuyện đảo lung tung, nếu đảo là đảo ở phạm vi các câu hỏi cùng cấp độ”, ông Hồng nhấn mạnh.

Đại diện Cục khảo thí và kiểm định chất lượng chia sẻ, mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng ngân hàng đề thi theo hướng mới như năm nay là sự công bằng khách quan cho các em thí sinh.

“Với 24 mã đề thi và thời gian làm bài ngắn rất khó để các em trao đổi với nhau. Đó là giải pháp kỹ thuật, chỉ có điều chúng ta khác là thi xong Hoa Kỳ không công bố đề nhưng chúng ta công bố đề”, ông Hồng nói.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, trong đổi mới luôn có những ý kiến trái chiều, không đồng tình nhưng rõ ràng chúng ta đã đi một bước dài trong quá trình thi và tuyển sinh, trong đó có khâu xây dựng ngân hàng đề thi.

Lệ Thu

De thi THPT quốc gia có giống nhau không

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021 - Ảnh: MAI THƯƠNG

Thầy Đức Hiền (hệ thống Học Mãi) là người đầu tiên đối sánh các mã đề thi môn sinh do Bộ GD-ĐT ra và nội dung ôn tập có tên VIP40 cùng với video bài giảng của thầy giáo Phan Khắc Nghệ (phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra. Kết quả do thầy Hiền cung cấp là giống nhau đến trên 90%.

Có dấu hiệu bất thường

Thông tin này sau khi được chuyển đến Bộ GD-ĐT hồi đầu tháng 8-2021, Bộ GD-ĐT đã thành lập tổ công tác liên ngành (của Bộ GD-ĐT và Bộ Công an). Theo một thành viên trong tổ chuyên gia làm việc theo yêu cầu của tổ công tác liên ngành thì họ bao gồm những người có chuyên môn được mời để trực tiếp đối sánh, kiểm tra. 

Ngoài cách đối sánh như thầy Đức Hiền đã làm, tổ chuyên gia này được tiếp cận, đối sánh với các đề gồm câu hỏi thô được chốt duyệt, xuất ra từ máy tính của ban ra đề thi. Từ các đề thô, ban đề xây dựng đề thi chính thức.

Kết quả đối sánh cho thấy nội dung ôn tập của thầy Nghệ ở bản PDF VIP40 và các video bài giảng giống trên 97% với 4 đề thi thô. Đây là các đề được sử dụng để làm đề thi chính thức cho kỳ thi tốt nghiệp năm 2021. Cụ thể, 39/40 câu trùng với nội dung ôn tập của thầy Nghệ. Với thông tin xác minh, tổ chuyên gia này kết luận có dấu hiệu bất thường.

Thành viên tổ chuyên gia cũng cho biết họ đã hoàn tất việc xác minh ngay trong nửa đầu tháng 8-2021, có nghĩa cách đây hơn 4 tháng. Nhưng nội dung xác minh đã không được công bố công khai, cũng không được thông tin cho những người/đơn vị đã chuyển nội dung tố giác hoặc có thư phản ánh. Cả thầy Phan Khắc Nghệ - người đang chịu sự hoài nghi liên quan tới chuyện "lộ đề thi" - cũng chưa được thông báo.

Khó có chuyện ngẫu nhiên

Theo một chuyên gia về khảo thí, quy trình xây dựng đề thi trắc nghiệm dựa trên ma trận đề thi. Ban làm đề có thể lấy câu hỏi từ ngân hàng đề thi để tạo nên các đề thô, khoảng 10 - 15 đề,  từ đó sẽ xây dựng đề thi chính thức. Nhưng các câu hỏi theo các mức độ tương ứng với ma trận khi lấy từ đề thô sẽ phải chỉnh lý, có thể sửa chữa, thay đổi. 

"Nếu làm đúng như vậy thì sẽ rất khó có chuyện đề thi chính thức và các đề thô lại cùng giống trên 90% với bài ôn tập của giáo viên bên ngoài, kể cả trường hợp giáo viên đó tham gia gửi câu hỏi xây dựng ngân hàng đề thi. Việc này rất khó hiểu" - chuyên gia này cho biết.

TS Lê Viết Khuyến, trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục Hiệp hội các trường ĐH - CĐ Việt Nam, cũng cho rằng đề thi chính thức cấp quốc gia sẽ phải có quy trình chặt chẽ, không thể trùng lặp với một tỉ lệ quá lớn với đề luyện thi của giáo viên được. 

"Giáo viên có thể tham gia đóng góp câu hỏi xây dựng ngân hàng đề, nhưng mỗi người sẽ chỉ được mời làm câu hỏi ở một phần nội dung kiến thức. Các câu hỏi thô qua quy trình xử lý, được chuyển vào các ô khác nhau theo độ khó. Khi làm đề thi, câu hỏi được rút ra từ ngân hàng và xáo trộn để tạo mã đề khác nhau, nên khó có thể có chuyện ngẫu nhiên giống nhau giữa đề thi và đề ôn tập" - ông Khuyến cho biết.

Cũng theo ông Khuyến dự đoán thì có hai trường hợp có thể xảy ra với việc "trùng đề" này: Đề thi môn sinh của Bộ GD-ĐT bị lộ hoặc tổ làm đề lấy luôn câu hỏi của giáo viên luyện đề cho vào đề thi chính thức (sai quy trình)...

Cần có thời hạn cụ thể công bố công khai

Áp lực từ báo chí khiến ngày 23-12 Bộ GD-ĐT lần đầu lên tiếng về việc này kể từ sau khi tổ chức kiểm tra, xác minh. Tuy nhiên, nội dung phát ngôn của lãnh đạo Bộ GD-ĐT chỉ cho biết "đang xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý theo quy định" và sẽ rà soát các khâu của kỳ thi, trong đó có khâu ra đề, để điều chỉnh làm tốt hơn.

"Tôi thấy không thỏa đáng. Đã gần nửa năm, việc này cần được xác minh rõ ràng từ phía Bộ GD-ĐT về việc có không chuyện giống nhau giữa đề và bài luyện thi trên 90%. Mặc dù nhiều người có thể tự so sánh khi đề thi và bài ôn luyện đều được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, nhưng vẫn cần một xác nhận của cơ quan có trách nhiệm cao nhất về đề thi quốc gia" - một giáo viên môn sinh tại Hà Nội bày tỏ quan điểm. 

Còn thầy giáo Đức Hiền, người đầu tiên có ý kiến về "sự giống nhau" này, cho biết đã gửi email cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhưng cũng chỉ được thông tin lại cách đây hơn một tháng rằng bộ đang xem xét, xử lý.

Theo một số chuyên gia giáo dục, trước khi bộ "xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan" thì bộ cần xác minh để khẳng định có sai phạm liên quan tới đề thi không? Sai phạm nằm ở đâu? 

Có không chuyện lộ đề thi, hay sai sót nằm trong quy trình xây dựng ngân hàng đề thi, quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi? Những chuyên gia này cũng cho rằng Bộ GD-ĐT cần có một thời hạn cụ thể để công bố việc này công khai, không thể trả lời chung chung rồi tiếp tục rơi vào im lặng.

Bất công bằng với nhiều thí sinh

Theo TS Phạm Văn Lập, thành viên tổ chuyên gia của Bộ GD-ĐT tham gia xác minh, trong số các câu hỏi giống nhau giữa đề thi chính thức và đề ôn tập của thầy Nghệ, có một câu hỏi khó nằm ngoài sách giáo khoa.

Ngoài ra khi đánh giá độ khó của đề thi để chọn, cụ thể là đánh giá tám câu hỏi cuối cùng (nhóm câu hỏi phân hóa) thì nhóm câu hỏi trong đề được chọn khó hơn nhóm câu hỏi của đề bị loại. Điều này cho thấy khi nội dung đề thi trùng lặp và được mang dạy cho một nhóm học sinh nào đó thì sẽ bất công bằng với nhiều thí sinh không được tham gia các lớp ôn luyện "trúng tủ".

Đây cũng là hiện tượng khiến nhiều thí sinh phải chạy theo các lớp luyện thi "VIP" để tìm kiếm cơ hội đậu đại học.

Thầy Phan Khắc Nghệ: "Tôi không làm gì khuất tất"

Khi nội dung xác minh của tổ chuyên gia về việc giống nhau giữa đề sinh và nội dung ôn tập của thầy Phan Khắc Nghệ được báo chí đề cập và nội dung này cũng được nhắc đến trong thư tố cáo gửi nhiều nơi, thầy Nghệ cho biết: "Vào tháng 7-2021, Công an Hà Tĩnh có đến làm việc, yêu cầu tôi cung cấp thông tin khóa học, trợ giảng để điều tra, ngành giáo dục cũng yêu cầu tôi viết bản tường trình. Từ đó đến nay không có bất cứ thông tin gì cả". Thầy Nghệ khẳng định không làm gì khuất tất liên quan tới đề thi.

VĨNH HÀ