Đề thi toán học kì 1 lớp 6

Top 30 Đề thi Toán lớp 6 Học kì 1 có đáp án (sách mới) - Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo


Top 30 Đề thi Toán lớp 6 Học kì 1 có đáp án (sách mới) - Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Với Top 30 Đề thi Toán lớp 6 Học kì 1 có đáp án (sách mới)các bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Toán 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Toán lớp 6.

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

  • [Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Toán lớp 6 có đáp án - KNTT (3 đề) Xem đề thi
  • Bộ 4 Đề thi Toán lớp 6 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất - KNTT Xem đề thi
  • Đề thi Học kì 1 Toán lớp 6 năm 2023 tải ma trận - KNTT (4 đề) Xem đề thi

- Bộ sách Cánh diều

  • [Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Toán lớp 6 có đáp án - Cánh diều (3 đề) Xem đề thi
  • Bộ 4 Đề thi Toán lớp 6 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất - Cánh diều Xem đề thi
  • Đề thi Học kì 1 Toán lớp 6 năm 2023 tải ma trận - Cánh diều (4 đề) Xem đề thi

- Bộ sách Chân trời sáng tạo

  • [Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Toán lớp 6 có đáp án - CTST (3 đề) Xem đề thi
  • Bộ 4 Đề thi Toán lớp 6 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất - CTST Xem đề thi
  • Đề thi Học kì 1 Toán lớp 6 năm 2023 tải ma trận - CTST (4 đề) Xem đề thi



Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 Toán 6

Năm học 2023

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 1)

(Kết nối tri thức)

  1. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: Biết 143 - x = 57, giá trị của x là

  1. 86
  1. 200
  1. 144
  1. 100

Câu 2: Chiếc đồng hồ gỗ dưới đây có dạng hình gì:

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

  1. Tam giác
  1. Hình vuông
  1. Hình chữ nhật
  1. Hình lục giác đều

Câu 3: Cho hình vuông ABCD. Khẳng định sai là:

  1. Hình vuông ABCD có bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = AD.
  1. Hình vuông ABCD có bốn góc ở đỉnh A; B; C; D bằng nhau.
  1. Hình vuông ABCD có hai đường chéo bằng nhau: AC = BD.
  1. Hình vuông ABCD có hai cặp cạnh đối song song AB và BC; CD và AD.

Câu 4: Tập hợp các ước chung của 12 và 20 là:

  1. {1; 2; 4; 5}
  1. {2; 4; 5}
  1. {1; 2; 4}
  1. {1; 4; 5; 15}

Câu 5: Số đối của số 20 là:

  1. 1
  1. 0
  1. -1
  1. -20

Câu 6: Tam giác và hình vuông bên dưới có chu vi bằng nhau. Độ dài cạnh của hình vuông bên dưới là:

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

  1. 8cm
  1. 12cm
  1. 16cm
  1. 24cm

Câu 7: Có bao nhiêu số nguyên x thoản mãn -4 < x < 3.

  1. 7
  1. 6
  1. 5
  1. 8

Câu 8: Thay x, y bằng những số nào để số

Đề thi toán học kì 1 lớp 6
chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9?

  1. x = 3; y = 0
  1. x = 4; y = 0
  1. x = 0; y = 4
  1. x = 8; y = 5.

II. Tự luận

Bài 1 (2 điểm): Thực hiện phép tính

  1. 22.85 + 15.22 - 20200
  1. 50 + [65 - (9 - 4)2]
  1. (39 - 19) : (-2) + (34 - 22).5
  1. 123.456 + 456.321 – 256.444

Bài 2 (1,5 điểm): Tìm x

  1. 3x – 2 = 19
  1. [43 - (56 - x)].12 = 384
  1. 3x.2 + 15 = 33

Bài 3 (2 điểm): Cô Hoa muốn lát nền cho một căn phòng của nhà mình có hình chữ nhật với chiều dài là 8m và chiều rộng là 5m. Loại gạch lát nền được sử dụng là gạch vuông có cạnh 40cm. Hỏi cô Hoa phải sử dụng bao nhiêu viên gạch (coi mạch vữa không đáng kể).

Bài 4 (2 điểm): Bạn Hà có 42 viên bi màu đỏ và 30 viên bi màu vàng. Hà có thể chia nhiều nhất vào bao nhiêu túi sao cho số bi đỏ và bi vàng được chia đều vào các túi? Khi đó mỗi túi có bao nhiêu viên bi đỏ và vàng.

Bài 5 (0,5 điểm): Tìm cặp số tự nhiên x, y biết: (x + 5)(y - 3) = 15.

Đáp án

  1. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: Biết 143 - x = 57, giá trị của x là

  1. 86
  1. 200
  1. 144
  1. 100

Giải thích:

x = 143 – 57

x = 86

Câu 2: Chiếc đồng hồ gỗ dưới đây có dạng hình gì:

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

  1. Tam giác
  1. Hình vuông
  1. Hình chữ nhật
  1. Hình lục giác đều

Giải thích: Ta đếm được chiếc đồng hồ là hình có 6 cạnh và tiến hành đo bằng thước kẻ thấy 6 cạnh đó bằng nhau nên là lục giác đều

Câu 3: Cho hình vuông ABCD. Khẳng định sai là:

  1. Hình vuông ABCD có bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = AD.
  1. Hình vuông ABCD có bốn góc ở đỉnh A; B; C; D bằng nhau.
  1. Hình vuông ABCD có hai đường chéo bằng nhau: AC = BD.
  1. Hình vuông ABCD có hai cặp cạnh đối song song AB và BC; CD và AD.

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

Giải thích:

  1. đúng vì bốn cạnh AB; BC: CD; AD bằng nhau
  1. đúng vì bốn góc ở đỉnh A; B; C; D bằng nhau.
  1. đúng vì có hai đường chéo bằng nhau: AC = BD
  1. sai vì AB và BC; CD và AD không phải các cạnh đối nên nó không song song.

Câu 4: Tập hợp các ước chung của 12 và 20 là:

  1. {1; 2; 4; 5}
  1. {2; 4; 5}
  1. {1; 2; 4}
  1. {1; 4; 5; 15}

Giải thích:

12 = 2.2.3 = 22.3

20 = 2.2.5 = 22.5

ƯCLN (12; 20) = 22 = 4

ƯC (12; 20) = {1; 2; 4}

Câu 5: Số đối của số 20 là:

  1. 1
  1. 0
  1. -1
  1. -20

Giải thích: Số đối của số 20 là -20 vì 20 + (-20) = 0

Câu 6: Tam giác và hình vuông bên dưới có chu vi bằng nhau. Độ dài cạnh của hình vuông bên dưới là:

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

  1. 8cm
  1. 12cm
  1. 16cm
  1. 24cm

Giải thích: Chu vi tam giác là: 12 + 16 + 20 = 48 (cm)

Do chu vi tam giác bằng chu vi hình vuông nên chu vi hình vuông là 48cm

Độ dài cạnh hình vuông là: 48:4 = 12 (cm)

Câu 7: Có bao nhiêu số nguyên x thoản mãn -4 < x < 3.

  1. 7
  1. 6
  1. 5
  1. 8

Giải thích: Tập số nguyên x thỏa mãn -4 < x < 3 là {-3; -2; -1; 0; 1; 2}

Vậy có 6 số nguyên x thỏa mãn

Câu 8: Thay x, y bằng những số nào để số

Đề thi toán học kì 1 lớp 6
chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9?

  1. x = 3; y = 0
  1. x = 4; y = 0
  1. x = 0; y = 4
  1. x = 8; y = 5.

Giải thích: Để

Đề thi toán học kì 1 lớp 6
vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì y phải có giá trị là 0

Đề thi toán học kì 1 lớp 6
chia hết cho 3 và 9 thì tổng các chữ số của nó phải chia hết cho 3 và 9.

Ta có: 2 + 3 + x + 0 = 5 + x

Mà x, y ∈ ℕ*; 0 ≤ x, y ≤ 9 nên ta có x = 4 (vì 5 + 4 = 9 chia hết cho 3 và chia hết cho 9).

Vậy x = 4; y = 0.

II. Tự luận

Bài 1 (2 điểm):

  1. 22.85 + 15.22 - 20200

\= 4.85 + 15.4 – 1

\= 4.(85 + 15) – 1

\= 4.100 – 1

\= 400 – 1

\= 399

  1. 50 + [65 - (9 - 4)2]

\= 50 +

\= 50 + [65 – 25]

\= 50 + 40

\= 90

  1. (39 - 19) : (-2) + (34 - 22).5

\= 20 : (-2) + 12.5

\= -10 + 60

\= 50

  1. 123.456 + 456.321 – 256.444

\= 456.(123 + 321) – 256.444

\= 456.444 – 256.444

\= 444.(456 – 256)

\= 444

Bài 2 (1,5 điểm):

  1. 3x – 2 = 19

3x = 19 + 2

3x = 21

x = 21:3

x = 7

  1. [43 - (56 - x)].12 = 384

43 – (56 – x) = 384:12

43 – (56 – x) = 32

56 – x = 43 – 32

56 – x = 11

x = 56 – 11

x = 45

  1. 3x.2 + 15 = 33

3x.2 = 33 - 15

3x.2 = 18

3x = 18 : 2

3x = 9

3x = 33

x = 2.

Bài 3 (2 điểm):

Đổi 8m = 800cm

5m = 500cm

Diện tích căn phòng là: 500.800 = 400 000 (cm2)

Diện tích một viên gạch là: 40.40 = 1600 (cm2)

Số viên gạch cô Hoa cần dùng để lát nền nhà là:

400000 : 1600 = 250 (viên)

Bài 4 (2 điểm):

Gọi số túi bi chia được nhiều nhất là x ( x ∈ ℕ*)

Vì số bi đỏ và vàng mỗi túi là đều nhau nên 42 ⋮ x và 30 ⋮ x. Do đó x là ước chung của 42 và 30.

Mặt khác x lớn nhất (chia vào nhiều túi nhất) nên x là ước chung lớn nhất của 42 và 30.

Ta có:

42 = 2.3.7

30 = 2.3.5

ƯCLN (42; 30) = 2.3 = 6

Vậy x = 6

Khi đó:

Số bi màu vàng mỗi túi là

30: 6 = 5 (viên)

Số bi màu đỏ mỗi túi là

42: 6 = 7 (viên)

Bài 5 (0,5 điểm): Tìm cặp số tự nhiên x, y biết: (x + 5)(y - 3) = 15

(x + 5)(y - 3) = 15

(x + 5)(y – 3) = 1.15 = 15.1 = 3.5 = 5.3

Trường hợp 1: Với x + 5 = 1 (vô lí vì x, y ∈ ℕ)

Trường hợp 2: Với x + 5 = 15 thì x = 10

Khi đó: y – 3 = 1 thì y = 4

Trường hợp 3: Với x + 5 = 3 (vô lí vì x, y ∈ ℕ)

Trường hợp 4: Với x + 5 = 5 thì x = 0

Khi đó: y – 3 = 3 thì y = 6.

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 Toán 6

Năm học 2023

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 1)

(Cánh diều)

  1. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Tập hợp B = B = {0; 1; 2; ...; 100} có số phần tử là:

  1. 99
  1. 100
  1. 101
  1. 102

Câu 2: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

  1. Một số chia hết cho 9 thì luôn chia hết cho 3.
  1. Nếu hai số chia hết cho 3 thì tổng của hai số đó chia hết cho 9.
  1. Mọi số chẵn thì luôn chia hết cho 5.
  1. Số chia hết cho 2 là số có chữ số tận cùng bằng 0; 2; 3; 4; 6; 8.

Câu 3: Hình không có tâm đối xứng là:

  1. Hình tam giác
  1. Hình chữ nhật
  1. Hình vuông
  1. Hình lục giác đều.

Câu 4: Cách viết nào sau đây được gọi là phân tích số 80 ra thừa số nguyên tố.

  1. 80 = 42.5
  1. 80 = 5.16
  1. 80 = 24.5
  1. 80 = 2.40

Câu 5: Khẳng định nào sau đây đúng

  1. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
  1. Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau.
  1. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau.
  1. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau.

Câu 6: Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức: A = 126 : (42 + 2) là:

  1. Phép chia – phép cộng – lũy thừa.
  1. Phép cộng – lũy thừa – phép chia.
  1. Lũy thừa – phép cộng – phép chia.
  1. Lũy thừa – phép chia – phép cộng.

II. Phần tự luận

Bài 1 (2 điểm): Thực hiện phép tính:

  1. 667 – 195.93:465 + 372
  1. 350.12.173 + 12.27
  1. 321 - 21.[(2.33 + 44 : 32) - 52]
  1. 71.64 + 32.(-7) – 13.32

Bài 2 (2 điểm): Tìm x

  1. x + 72 = 0
  1. 3x + 10 = 42
  1. (3x - 1)3 = 125
  1. (38 - x)(x + 25) = 0

Bài 3 (1,5 điểm): Một đội y tế gồm có 220 nữ và 280 nam dự định chia thành các nhóm sao cho số nữ và số nam ở mỗi nhóm đều nhau, biết số nhóm chia được nhiều hơn 1 nhóm và không lớn hơn 5 nhóm. Hỏi có thể chia thành mấy nhóm? Khi đó mỗi nhóm có bao nhiêu nam bao nhiêu nữ.

Bài 4 (1 điểm): Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 27cm và chiều rộng là 15cm.

Bài 5 (0,5 điểm): Cho A = 1 + 3 + 32 + 33 + ... + 3100. Chứng minh A chia hết cho 13.

Đáp án

  1. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Tập hợp B = có số phần tử là:

  1. 99
  1. 100
  1. 101
  1. 102

Giải thích:

Số phần tử của tập hợp ta sẽ tính theo công thức tính số số hạng.

Số phần tử của tập hợp B là: (100 – 0):1 + 1 = 101 (số)

Câu 2: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

  1. Một số chia hết cho 9 thì luôn chia hết cho 3.
  1. Nếu hai số chia hết cho 3 thì tổng của hai số đó chia hết cho 9.
  1. Mọi số chẵn thì luôn chia hết cho 5.
  1. Số chia hết cho 2 là số có chữ số tận cùng bằng 0; 2; 3; 4; 6; 8.

Giải thích:

  1. đúng vì số chia hết cho 9 có dạng 9k mà 9k = 3.3.k = 3.(3k) chia hết cho 3
  1. sai vì 6 và 9 chia hết cho 3 nhưng tổng của 6 và ư9 là 15 lại không chia hết cho 9.
  1. sai vì 42 là số chẵn nhưng không chia hết cho 5.
  1. Sai vì số có tận cùng là 3 không chia hết cho 2 ví dụ 33 không chia hết cho 2.

Câu 3: Hình không có tâm đối xứng là:

  1. Hình tam giác
  1. Hình chữ nhật
  1. Hình vuông
  1. Hình lục giác đều.

Giải thích:

Tâm đối xứng của hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác đều được biểu diễn dưới hình sau

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

Tâm đối xứng của hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm của ba đường chéo.

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của ba đường chéo chính.

Câu 4: Cách viết nào sau đây được gọi là phân tích số 80 ra thừa số nguyên tố.

  1. 80 = 42.5
  1. 80 = 5.16
  1. 80 = 24.5
  1. 80 = 2.40

Giải thích

80

2

40

2

20

2

10

2

5

5

1

80 = 24.5

Câu 5: Khẳng định nào sau đây đúng

  1. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
  1. Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau.
  1. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau.
  1. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau.

Giải thích

  1. Hình thoi chỉ có hai đường chéo vuông góc chứ không bằng nhau.
  1. Hình vuông có bốn cạn bằng nhau.
  1. Hình chữ nhật chỉ có hai đường chéo bằng nhau chứ không vuông góc.
  1. Trong các hình thang, chỉ có hình thang cân mới có hai đường chéo bằng nhau.

Câu 6: Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức: A = 126 : (42 + 2) là:

  1. Phép chia – phép cộng – lũy thừa
  1. Phép cộng – lũy thừa – phép chia
  1. Lũy thừa – phép cộng – phép chia
  1. Lũy thừa – phép chia – phép cộng.

Giải thích:

Đầu tiên ta ưu tiên thực hiện các phép toán trong ngoặc trước. Ta thấy trong ngoặc có hai phép toán là phép lũy thừa và phép cộng ta ưu tiên thực hiện phép toán lũy thừa trước sau đó đến phép cộng. Sau khi thực hiện xong phép toán trong ngoặc, ta sẽ thực hiện phép toán ngoài ngoặc đó là phép chia.

Thứ tự là: Lũy thừa – phép cộng – phép chia.

II. Phần tự luận

Bài 1 (2 điểm): Thực hiện phép tính:

  1. 667 – 195.93:465 + 372

\= 667 – 18135:465 + 372

\= 667 – 39 + 372

\= 628 + 372 = 1000.

  1. 350.12.173 + 12.27

\= 1.12.173 + 12.27

\= 12.(173 + 27)

\= 12.200 = 2400

  1. 321 - 21.[(2.33 + 44 : 32) - 52]

\= 321 – 21.[(2.27 + 256 : 32) - 52]

\= 321 – 21.[(54 + 8) - 52]

\= 321 – 21.[62 - 52]

\= 321 - 21.10 = 321 - 210 = 111

  1. 71.64 + 32.(-7) – 13.32

\= 71.2.32 – 32.7 – 13.32

\= 32.(71.2 - 7 - 13)

\= 32.(142 - 7 - 13)

\= 32.122 = 3904

Bài 2 (2 điểm): Tìm x

  1. x + 72 = 0

x = 0 – 72

x = -72

  1. 3x + 10 = 42

3x + 10 = 16

3x = 16 – 10

3x = 6

x = 6:3

x = 2

  1. (3x - 1)3 = 125

(3x - 1)3 = 53

3x – 1= 5

3x = 5 + 1

3x = 6

x = 6:3

x = 2

  1. (38 - x)(x + 25) = 0

Trường hợp 1:

38 – x = 0

x = 38

Trường hợp 2:

x + 25 = 0

x = 0 – 25

x = -25

Bài 3 (1,5 điểm):

Gọi số nhóm chia được là x (x ∈ ℕ*, 1 < x ≤ 5).

Vì số nam và số nữ ở mỗi nhóm đều như nhau nên 220 ⋮ x và 280 ⋮ x. Do đó, x là ước chung của 220 và 280

Ta có: 220 = 22.5.11

280 = 23.5.7

ƯCLN (220; 280) = 22.5 = 4.5 = 20

ƯC (220; 280) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}

Vì số nhóm lớn hơn 1 và quá 5 nên số nhóm có thể là 2; 4 hoặc 5.

+) Với số nhóm là 2

Số nam mỗi nhóm là: 280 : 2 = 140 (nam)

Số nữ mỗi nhóm là: 220 : 2 = 110 (nữ)

+) Với số nhóm là 4

Số nam mỗi nhóm là: 280 : 4 = 70 (nam)

Số nữ mỗi nhóm là: 220 : 4 = 55 (nữ)

+) Với số nhóm là 5

Số nam mỗi nhóm là: 280 : 5 = 56 (nam)

Số nữ mỗi nhóm là: 220 : 5 = 44 (nữ).

Bài 4 (1 điểm): Chu vi hình chữ nhật là

(27 + 15).2 = 42.2 = 84 (cm)

Diện tích hình chữ nhật là

27.15 = 405 (cm2)

Bài 5 (0,5 điểm): Cho A = 1 + 3 + 32 + 33 + ... + 3100. Chứng minh A chia hết cho 13.

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

Vì 13 chia hết cho 13 nên 13.(1 + 33 + ... + 399) chia hết cho 13 hay A chia hết cho 13.

Đề thi toán học kì 1 lớp 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 Toán 6

Năm học 2023

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 1)

(Chân trời sáng tạo)

  1. Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: Số tự nhiên x là bội của 4 và thỏa mãn 24 < x < 30. Số x là:

  1. 28
  1. 26
  1. 24
  1. 27

Câu 2: Xếp 9 mảnh hình vuông nhỏ bằng nhau tạo thành hình vuông MNPQ. Biết MN = 9cm. Diện tích của hình vuông nhỏ là: