Dự toán xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn

Thiết kế nhà lưới trồng rau sạch, nhà kính trồng rau mini không hề đơn giản mà cần hiểu biết, chú ý cẩn thận. Cùng tham khảo bản thiết kế, dự toán giá thành cũng như cách thực hiện những không gian trồng rau sạch và năng suất ngay tại nhà. Sau khi theo dõi bài viết, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy công việc này tương đối đơn giản.

Thay vì trồng cây trực tiếp, nhà lưới tạo nên lớp chắn bảo vệ cây cối, rau củ khỏi sâu bệnh, tia cực tím mặt trời, chất độc hại … rất hiệu quả. Đó là lý do chính mà bà con làm nông đầu tư thêm không gian này trong trồng trọt.

Dự toán xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn
Có thể thiết kế nhà lưới trồng rau sạch tại bất kỳ vị trí nào

Ngay tại nhà, cụ thể là khu vườn nhỏ trước sân hay sân thượng, bạn cũng có thể đầu tư mô hình tương tự với kích thước nhỏ hơn theo kinh nghiệm sau.

1.1. Bản vẽ thiết kế nhà lưới trồng rau sạch

Bạn có thể áp dụng cách làm nhà lưới trồng rau trên sân thượng đơn giản nhờ việc chọn lựa và mua loại lưới phù hợp. Bởi lưới có dạng mành mềm, hãy thiết kế kết cấu của nó như một môi nhà bạt hoặc mắc mùng trong nhà.

Dự toán xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn
Mẫu thiết kế nhà lưới trồng rau sạch mái vòm

Có thể dựng nhà mái vòm hoặc khung thẳng. Khung thẳng đơn giản nhất gồm các cột chắc chắn nhằm giăng lưới lên toàn bộ phần mái cũng nhưng 4 phía xung quanh. Thiết kế đảm bảo cột cao hơn chiều dài của cây. Kích thước lưới đủ lớn để phủ hết cây đúng như dự tính.

Ngoài ra, dựa theo cách thức canh tác và bố trí cây cối, có 2 thiết kế có thể tham khảo:

Nếu trồng cây theo phương pháp trụ thuỷ canh: Bạn sẽ giăng lưới phủ kín từng trụ cây riêng biệt.

Nếu trồng cây trong khay, thùng, chậu có chứa đất: Bạn cần thiết kế cột phủ mắc hết toàn bộ không gian có chậu trồng cây.

1.2. Vật liệu làm nhà lưới trồng rau

Như vậy, vật liệu dựng thiết kế nhà lưới trồng rau sạch khá đơn giản.

Dự toán xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn

1.2.1. Cột làm khung nhà

Bạn cần chuẩn bị cột làm khung: Có thể làm từ gỗ, tre, nứa, sắt, inox, … tuỳ quy mô, kích thước và điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình. Chú ý chọn loại vững chắc, chịu được mưa nắng.

Dự toán xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn

1.2.2. Lưới trồng cây

Nên tìm mua sản phẩm chuyên dụng. Bạn có thể tìm thấy những loại lưới trồng rau có thể chắn tia cực tím. Chú ý chọn loại có sợi dai chắc, sáng màu, ô lưới dày chắn được xâm nhập của ruồi, muỗi, ấu trùng, cát bụi bẩn … nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng.

Hiện nay, lưới trồng cây thường được bán theo mét, khổ lưới khá đa dạng: 1 – 3,3m và có thể dài đến 50m, … Một số độ dày tham khảo của lưới là: 24, 32, 50, 64, 72 mesh. Trong đó, loại 64 lỗ được khá nhiều người lựa chọn.

Ngoài 2 vật liệu trên, bạn cũng nên chuẩn bị các loại dây buộc hoặc mỏ hàn, máy khoan, đinh ốc, … tuỳ thuộc vào chất liệu và phương án cố định cột.

1.3. Dự toán xây dựng nhà lưới

Giá nhà lưới trồng rau phụ thuộc vào thiết kế và vật liệu sử dụng. Để có được những chiếc nhà lưới giá rẻ Hà Nội, bạn có thể tận dụng các loại khung gỗ, gỗ tái chế có sẵn để tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, nếu làm khung kiên cố từ sắt thép chất lượng thì giá phụ thuộc vào nguyên liệu.

Chi phí mua lưới cũng là khoản đầu tư thứ 2. Như vậy, dự toán xây dựng nhà lưới dựa vào chiều dài, kích thước khung nhà. Nếu làm từ sắt thì chọn loại nào, giá bao nhiêu để tính chi phí theo giá nguyên liệu tương ứng. Đối với phần lưới, tính toán tổng diện tích lưới cần che phủ và ước tính chi phí thông qua số mét vuông cần mua.

1.4. Cách làm làm nhà lưới trồng rau

Sau khi hoàn tất mua sắm, chuẩn bị vật liệu, hãy cùng bắt tay vào thực hiện thiết kế nhà lưới trồng rau sạch tại nhà.

Dự toán xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn
Thiết kế nhà lưới trồng rau sạch khi đã hoàn thành

Bước 1: May lưới

Phần lưới theo ý tưởng đã nói phía trên có thể may thành chiếc màn khổng lồ vừa với khung nhà. Hãy cắt lưới thành 2 phần tương ứng mái và thành sau đó may lại chắc chắn là bạn sẽ có một chiếc “mùng” chắn côn trùng cho vườn cây.

Bước 2: Dựng khung

Kế đó, hãy dựng phần khung cho chắc chắn bằng cách kết nối các thanh khung cho hợp lý.

Bước 3: Phủ lưới

Sau khi hoàn tất dựng khung, mắc lưới đã chuẩn bị vào khung. Như vậy, bạn đã có được gian nhà lưới dành riêng cho việc trồng cây, hoa và rau sạch hữu cơ.

2. Kinh nghiệm làm nhà kính trồng rau mini tại nhà

Nhà lưới tiện dụng nhưng có nhược điểm là kém chắc chắn, không chịu được gió mạnh nên rất nhanh hỏng. Chính vì thế ngày càng có nhiều người quan tâm đến nhà kính mini trồng rau.

Dự toán xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn
Nhà kính trồng rau sạch mini đang ngày càng phổ biến

Không gian nhà kính kiên cố, đẹp, hiện đại và không chịu tác động của thời tiết, sâu bọ, tạo nên môi trường lý tưởng trồng cây và hoa. Không những thế, không gian trong lành này còn lý tưởng để gia đình thư giãn, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên.

2.1. Bản vẽ thiết kế nhà kính trồng rau

Bản thiết kế của mỗi ngôi nhà là khác nhau phụ thuộc vào kích thước và nhu cầu thực tế. Dù kích thước khác nhau, loại nhà trồng rau này có 2 dạng thiết kế quan thuộc là: Nhà kính chữ A và nhà kính trồng rau mái vòm.

Dự toán xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn
Thiết kế nhà kính trồng rau sạch có kết cấu chắc chắn hơn thiết kế nhà lưới trồng rau sạch

Nhà kính mini mái chữ A có hình dạng khá giống 1 ngôi nhà mái lợp chữ A thông thường. Khác biệt ở đây là khung nhà thường là kim loại (nhôm) và tương phủ kính.

Nhà kính mini mái vòm được đánh giá là dễ thi công và thực hiện hơn. Loại mái này cũng hạn chế việc ngưng đọng hơi nước bên trong ngôi nhà.

Với từng mẫu thiết kế, chú ý tính toán kích thước: Chiều cao, chiều rộng, diện tích mái, … để đảm bảo không gian, diện tích cho việc trồng cây sau này.

2.2. Vật liệu làm nhà kính trồng rau

Một ngôi nhà kính trồng rau mini yêu cầu nhiều vật liệu với những thành phần chính sau:

  • Vật liệu móng: Xi măng, sắt thép, … Thông thường, móng cần sâu tối thiểu 70cm – 1m nếu xây trên nền đất. Nếu tận dụng không gian sân thượng cần có phương án kiên cố cho phù hợp.
  • Vật liệu dựng nhà: Khung nhôm, sắt … dựng khung nhà; kính chắn làm tường và mái.
  • Một số vật liệu khác: Màng phủ, các loại đèn, ống nước phục vụ tưới tiêu …

2.3. Dự toán xây dựng nhà kính trồng rau

Từ vật liệu và thiết kế, bạn có thể dự toán chi phí xây dựng nhà kính mini như sau:

Đối với phần khung và kính: Thông thường chúng ta sẽ đặt làm tại các xưởng cung cấp khung cửa nhôm kính. Tuỳ mỗi đơn vị, chất liệu sử dụng mà chi phí khác nhau. Hiện nay, đa số các đơn vị này tính theo m2 thành phẩm đối với từng loại khung nhôm, kính.

Chi phí nhân công: Tính toán thêm chi phí thuê nhân công làm móng cũng như hoàn thiện nếu bạn không trực tiếp thực hiện.

Chi phí khác: Là chi phí mua sắm các đồ dùng, vật dụng liên quan… và nhiều khoản chi khác.

2.4. Cách làm nhà kính trồng rau mini tại nhà

Với đầy đủ bản vẽ và vật liệu đã chuẩn bị, bạn có thể bắt tay vào thi công hoặc thuê người làm và theo dõi họ với những bước thực sau:

Bước 1: Chuẩn bị nền móng lắp đặt

Nhà làm trên nền đất cần thực hiện làm móng cho vững chắc. Chú ý không chọn khu đất có đường ống nước, điện tránh ảnh hưởng.

Bước 2: Dựng nhà kính

Lắp đặt nhà với tường, cửa và mái theo bản thiết kế. Luôn chú ý đến điều kiện sử dụng thực tế. Cố định tất cả các yếu tố liên quan cho chắc chắn và đẹp mắt.

Bước 3: Lắp đặt các hệ thống khác

Những hệ thống khác cần quan tâm là hệ thống thông gió, đèn, nước, … Trong đó, chú ý hệ thống thông gió cần có thêm lưới chắn để tránh xâm nhập từ ngoài cũng.

Gợi ý, kinh nghiệm thiết kế nhà lưới trồng rau sạch, nhà kính trồng rau mini trên đây hy vọng đã đem lại cho bạn thông tin hữu ích để thực hiện những “công trình” nho nhỏ này tại nhà. Không mấy khó khăn nhưng đảm bảo đem đến cho bạn không gian xanh, vườn rau hữu cơ sạch, an toàn cung cấp cho bữa ăn gia đình thêm dinh dưỡng.