Em hãy nhận xét về quan niệm học của tác giả thể hiện trong bài thơ Ngụ ngôn của mỗi ngày

Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ...”

(Trích Ngụ ngôn của mỗi ngày - Đỗ Trung Quân)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc- hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về một bài học khác mà anh/chị đã học được từ những điều bình dị trong cuộc sống .

Hướng dẫn

Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm học của nhà thơ Đỗ Trung Quân trong phần Đọc hiểu?

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng, bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình

Bài làm

Lênin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi” để nhắc nhở mỗi người sự học là vô bờ. Chúng ta không chỉ học qua sách vở, mà còn học từ cuộc sống và khi đọc bài thơ “ngụ ngôn mỗi ngày” của nhà thơ Đỗ Trung Quân tôi càng thấu hiểu hơn về điều đó. “Ngụ ngôn mỗi ngày”, đó chính là những bài học mà ta tiếp thu được từ cuộc sống hàng ngày. Học là quá trình tiếp thu kiến thức không chỉ qua sách vở, qua lời giảng của thầy cô mà còn qua những gì ta quan sát, cảm nhận được từ cuộc sống. Sách vở dạy cho ta những triết lý, cuộc sống cho ta thấu hiểu và cảm nhận được triết lý đó. Sách vở là nền tảng, cuộc sống là những trải nghiệm để phát triển nhân cách. Từ cây xương rồng nhỏ ta học được sự kiên cường, vượt qua những thử thách khắc nghiệt. Biển cả bao la dạy cho ta về lòng khoan dung, độ lượng. Lời của trẻ thơ gợi nhắc ta tới sự hồn nhiên không lọc lừa và từ những lời già cả ta học được những trải nghiệm những suy nghĩ chín chắn… Tuy nhiên không phải ai trong cuộc sống cũng biết và học hỏi tiếp thu những kiến thức thực tế, một số người chỉ chú trọng đến việc học qua sách vở thiếu những kỹ năng sống. Một số khác thì ngược lại, mỗi người chúng ta phải biết phê phán những biểu hiện trên, phải cố gắng học từ sách vở và cuộc sống để chuẩn bị vững chắc về mặt kiến thức phát triển tốt về mặt nhân cách, trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội../.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Ngụ ngôn của mỗi ngày

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

( Đỗ Trung Quân)

Từ nội dung của phần văn bản trên, anh/chị viết một đoạn văn trình bày những suy nghĩ về quan niệm học của nhà thơ Đỗ Trung Quân.

Các bạn đừng lấy trên mạng nhé,mình cần gấp ^^

Các câu hỏi tương tự

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình…”Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”Muà đông năm sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt không…”

câu 1 phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? 

mọi người giúp mình với ạ mình cám ơn

ĐỀ 17:

”…Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng, bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình. ”

(Trích Ngụ ngôn mỗi ngày – Đỗ Trung Quân)

Trong bài thơ trên, tôi học được muôn vàn những điều mới mẻ, thú vị, sâu xa từ thiên nhiên, cuộc sống. Em hãy viết một bài văn nghị luận xã hội bàn về vấn đề trên.

(Trích đề thi chuyên Văn LÀO CAI năm học 2019 – 2020)

DÀN Ý CHI TIẾT

Mở bài

+ Nêu vấn đề nghị luận: Từ quan niệm của nhà thơ Đỗ Trung Quân, bày tỏ suy nghĩ của mình về việc học mỗi ngày từ cuộc sống.

+ “Những điều ta chưa biết là cả một đại dương, những điều ta biết rồi chỉ nhỏ bằng giọt nước Quả thật sự học là cả một đại dương mênh mông, chúng ta không chỉ học qua trường lớp, sách vở mà còn phải học từ cuộc sống. Trong bài thơ “Ngụ ngôn mỗi ngày”, nhà thơ Đỗ Trung Quân đà đưa ra một quan niệm học rất ý nghĩa.

Thân bài

1/ Giải thích, phân tích sơ lược về ýnghĩa bài thơ “Ngụ ngôn mỗi ngày”

+ Bài thơ được viết bằng những xúc cảm đẹp về những ý nghĩa của mỗi cuộc sống đối với con người. Mỗi ngày nhà thơ chiêm nghiệm được từ những hình ảnh, sự vật tưởng như bình thường: cây xương rồng, nụ hồng, ngọn gió, biển cả, lời trẻ con, lời người già, cả lời chim chóc, bia mộ đá,…để rút ra lời răn dạy đời mình. Đó đều là những điều mới mẻ, thú vị, mang ý nghĩa sâu xa.

+ Bài thơ ngắn gọn, hình ảnh trong sáng, quen thuộc nhưng đầy chất triết lí, thể thơ năm chữ đậm chất tự sự nói về mình mà cũng là lời nhắc nhở với mọi người chuyện đi học mỗi ngày: Cuộc sống là một trường học lớn giúp ta trải nghiệm từng ngày, để ta sống tốt hơn, đẹp hơn.

■=> Rút ra vấn đề nghị luận: Bài thơ đã thể hiện quan niệm cùa tác giả Đỗ Trung Quân về việc học:

+ Học (học tập. học hành, học hỏi) là quá trình tiếp thu kiến thức mới hoặc bổ sung, trau dồi, nâng cao các kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị sống… Học giúp ta có hiểu biết, có văn hóa, khéo léo trong ứng xử, tế nhị trong giao tiếp, trưởng thành trong suy nghĩ.

+ Học không phải chỉ là ở trường, lớp mà học còn là một cuộc hành trình tìm kiểm – khám phá – lĩnh hội từ những điều bình dị trong thiên nhiên, cuộc sống.

+ Trong suốt cuộc đời. con người luôn luôn có thể học tập thêm kiến thức, bồi dường cho tâm hồn mình giàu có và phong phú hơn. Cuộc sống chính là một trường học lớn giúp ta trải nghiệm mỗi ngày để thêm yêu đời và sống tốt, sống đẹp hơn.

2/ Biểu hiện của việc học theo quan niệm của Đỗ Trung Quân từ bài thơ “Ngụ ngôn mỗi ngày”

+ Cuộc sống phong phú chứa đựng biết bao những sắc màu, thanh âm, giai điệu, những bài học sâu xa… đáng để mỗi tâm hồn ta “ngân vang” rung động, đáng đe ta tiếp nhận và học hỏi mồi ngày.

+ Những bài học hữu ích có thế đến từ chính những điều bình dị xung quanh:

++ Học được từ thiên nhiên, cỏ cây vạn vật: Cây xương rồng cho bài học vê nghị lực sống trong môi trường rộng lớn (trời xanh) và khắc nghiệt (nắng bào); nụ hồng cho bài học về những gì đẹp đẽ (màu hoa) có khi phải trả giá bằng cả nỗi đau (rỏ máu); sự phóng khoáng, tự do nhưng không vu vơ cua gió; sự rộng lượng, bao dung không hạn hẹp bến bờ của biển; sự vui vẻ. lạc quan, yêu đời của những con chim líu lo hót chào bình minh…

++Học được từ con người: sự hồn nhiên, sạch trong từ lời của trẻ thơ; sự từng trải, kinh nghiệm quý giá cua người già về cuộc sống vô cùng; ngay cá “bia mộ đá” trên nấm mồ hoang lạnh cũng mang đến “lời răn dạy”, nhắc nhở ta về cuộc đời hừu hạn. hãy yêu và trân trọng sự sống, cuộc sống quý giá này.

+ Những bài học cuộc sống sẽ giúp tâm hồn ta thêm phong phú, rộng mở, hoàn thiện nhân cách, hướng tới lối sống tích cực, hữu ích.

+ Học phải chọn lọc những điều hay, loại trừ những điều không tốt.

3/ Bàn bạc, mở rộng vấn đề

+ Khắng định quan điểm trong bài thơ là đúng đắn. gợi suy ngầm sâu xa về việc học trong cuộc đời mồi người.

+ Việc tiếp thu tri thức và những bài học trong cuộc sống cần có sự chọn lọc và ý thức phản biện, bởi cuộc sống phức tạp có thể chứa đựng những thông tin rác, thiếu lành mạnh…

+ Phê phán những người sống tẻ nhạt, vô nghĩa, tâm hồn càn cỗi, khô khan không mở rộng lòng mình đón nhận và học hỏi từ vẻ đẹp của cuộc sống, thiên nhiên, họ để thời gian và cuộc đời trôi đi vô nghĩa.

4/ Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động

+ Học đi với hành, để kiến thức trở thành vãn hóa trong mỗi hành vi ứng xử.

+ Học một cách bền bỉ trong suốt quá trình sống: từ nhỏ đến khi trưởng thành, cho đến suốt cuộc đời.

Kết bài

+ Cuộc sống là trường đại học của moi người. Mỗi chúng ta cần phải biết khẳc phục điểm yếu và hãy mở lòng mình với cuộc sống và con người quanh ta để thấy yêu hơn cuộc sổng này và nhận những bài học ỷ nghĩa mà cuộc sống dạy la.

+ Chính vì thế mà Lênin đã từng có câu “Học, học nữa, học mãi” bởi học không bao giờ là đủ.