Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm

Báo cáo kết quả công việc đã trở thành nhiệm vụ vô cùng quan trọng với nhân viên khi làm việc. Một mẫu báo cáo kết quả công việc chỉn chu và chuyên nghiệp sẽ phải ánh lên được chuyên nghiệp và thái độ làm việc của bạn. Vậy nên, trong bài viết dưới đây sẽ hướng giới thiệu đến bạn các mẫu báo cáo kết quả triển khai công việc, báo cáo tiến độ hàng ngày, tuần, tháng khoa học.

Bài cùng chủ đề:

  • Các mẫu form báo cáo công việc tuần excel chuyên nghiệp
  • Cách lập mẫu báo cáo kế hoạch triển khai công việc ghi điểm với sếp

1. Mẫu báo cáo kết quả công việc hàng ngày chuyên nghiệp bằng excel

Báo cáo tiến độ công việc hàng ngày là một tài liệu thể hiện các công việc mà một cá nhân đã hoàn thành trong một ngày. Mẫu báo cáo công việc hàng ngày chuyên nghiệp bằng Excel thường bao thông tin như:

  • Thời gian hoàn thành công việc.
  • Mô tả công việc đã được thực hiện.
  • Mục tiêu hoặc kết quả mong muốn đạt được từ công việc.
  • Kế hoạch hoặc bước tiếp theo để đạt được mục tiêu.
  • Kết quả thực tế đạt được từ công việc.
  • Mô tả tình trạng hoàn thành công việc (hoàn thành, chưa hoàn thành, đang tiến hành, v.v.).

Mẫu báo cáo kết quả công việc sẽ giúp giúp bạn ghi lại và theo dõi tiến độ công việc một cách có tổ chức, tăng cường hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó giúp cấp trên có cái nhìn rõ ràng về hoạt động hàng ngày của bạn.

2. Mẫu báo cáo kết quả công việc hàng tuần chuyên nghiệp bằng excel

Mẫu báo cáo công việc hàng tuần là một công cụ hữu ích để theo dõi và báo cáo tiến độ công việc hàng tuần của cá nhân hoặc nhóm làm việc. Mẫu này cung cấp một cách tổ chức và trực quan để ghi lại các công việc đã hoàn thành trong tuần, đánh giá mức độ hoàn thành và xác định những vấn đề cần giải quyết.

Mẫu báo cáo kết quả công việc cho phép bạn tổng hợp các công việc đã hoàn thành trong tuần, cung cấp cái nhìn tổng quan về tiến độ công việc hàng tuần. Bạn có thể sử dụng công thức tính toán tổng số công việc đã hoàn thành, tỷ lệ hoàn thành, hoặc thêm các biểu đồ và biểu đạt trực quan khác để phân tích dữ liệu.

Quản lý công việc bằng Excel giúp bạn ghi lại và theo dõi tiến độ công việc một cách có tổ chức, tăng cường hiệu suất làm việc và giúp quản lý hoặc cấp trên có cái nhìn rõ ràng về hoạt động hàng tuần của bạn.

\>>> Xem thêm: Cách viết báo cáo công việc cho cấp trên khoa hoc, chuyên nghiệp

3. Mẫu báo cáo kết quả công việc tháng

Mẫu báo cáo công việc tháng tương tự với mẫu báo cáo công việc tuần, tuy nhiên khối lượng công việc nhiều hơn và phân chia cụ thể giữa phần công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành. Hơn nữa nội dung báo cáo cần phải được trình bày chi tiết và rõ ràng nhất.

Mẫu báo cáo kết quả công việc của nhân viên rất quan trọng bởi vì:

  • Báo cáo kết quả công việc cho phép nhà lãnh đạo đánh giá xem công việc đã hoàn thành đến đâu, đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Điều này giúp họ có cái nhìn tổng quan về hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Cung cấp thông tin về sự phù hợp của kế hoạch đã đề ra trong tháng với mục tiêu đã đề ra. Nhà lãnh đạo có thể đánh giá xem liệu kế hoạch đã được thực hiện đúng như mong đợi hay cần điều chỉnh.

Báo cáo kết quả công việc tháng có thể ảnh hưởng đến báo cáo công việc cuối năm. Cấp trên có thể sử dụng thông tin từ các báo cáo hàng tháng để đánh giá và đưa ra quyết định về việc điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch và phân công công việc trong thời gian còn lại của năm.

Chuyên nghiệp và rõ ràng là những yếu tố để tạo nên một mẫu báo cáo kết quả công việc khoa học. Hy vọng rằng với những chia sẽ về 3 mẫu báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, tháng đúng chuẩn sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với cấp trên.

Đánh giá công việc là một trong những quy trình phổ biến nhất trong các doanh nghiệp giúp hiệu chỉnh định kỳ hiệu suất của nhân viên. Căn cứ vào bảng đánh giá công việc, người quản lý dễ dàng giám sát , đo lường và ghi nhận khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên dựa trên kết quả đạt.

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm

Vậy đâu là các tiêu chí cần có trong một bảng đánh giá tiêu chuẩn? Người quản lý nên sử dụng những phương pháp tổng kết nào để đảm bảo quy trình đánh giá minh bạch, công bằng nhất? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp tất cả câu hỏi và nhận ngay 11 mẫu đánh giá công việc chỉ có tại MISA AMIS!

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm
Tìm hiểu các tiêu chí, phương pháp ứng dụng bảng đánh giá công việc nhân viên

I. Vai trò của bảng đánh giá công việc

Đánh giá công việc đề cập đến quá trình xếp hạng các kết quả đạt được một cách hệ thống dựa trên những mục tiêu, yêu cầu công việc cụ thể. Khi đánh giá nhân viên, người quản lý có thể sử dụng bảng đánh giá công việc để tổng hợp dữ liệu và phân tích chi tiết từng nhiệm vụ. Biểu mẫu này chứa thông tin cần thiết liên quan đến vị trí như chức danh, mô tả nhiệm vụ, kỹ năng, kiến thức cần thiết cùng mục tiêu, kết quả đạt được…

Công tác đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều chỉnh mức lương hiện tại, xác định mức thưởng trong tương lai hay loại bỏ sự chênh lệch, bất bình đẳng giữa các vị trí.

Vai trò của bảng đánh giá công việc:

  • Rút ngắn thời gian tổng hợp kết quả để đánh giá nhân viên thường xuyên. Người quản lý nắm bắt được bức tranh tiến độ chung và nhanh chóng hỗ trợ các cá nhân đang gặp khó khăn, không hoàn thành mục tiêu đề ra.
  • Nhân viên chủ động theo dõi bảng đánh giá qua từng giai đoạn để nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và tìm ra cách thức cải thiện chất lượng công việc.
  • Đánh giá định kỳ góp phần nâng cao sự hài lòng và năng suất của nhân viên khi kết hợp cùng chế độ thưởng, phạt phân minh.
  • Người quản lý dễ dàng chọn lọc những cá nhân xuất sắc nhất và xây dựng lộ trình thăng tiến cho họ. Từ đó gia tăng tỷ lệ giữ chân ứng viên, xây dựng đội ngũ nhân sự tài năng.

II. Các tiêu chí cơ bản trong bảng đánh giá nhân viên

1. Tiêu chí đánh giá năng lực làm việc

1.1. Mức độ hoàn thành công việc

Với mỗi cấp bậc, đặc thù chuyên môn, doanh nghiệp nên có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc khác nhau. Ví dụ, tại phòng Marketing, nhân viên phụ trách chạy quảng cáo được đánh giá dựa vào số lượng đơn hàng, doanh số. Trong khi đó, nhân viên phụ trách nội dung, truyền thông được đánh giá dựa vào số lượt tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng.

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm
Bảng báo cáo tình trạng hoàn thành nhiệm vụ trên phần mềm quản lý công việc MISA AMIS

Căn cứ vào cơ sở này, người quản lý có thể nhận định chính xác về năng lực, kỹ năng của nhân viên mà không gây ra sự xung đột, ganh tị giữa các vị trí.

1.2. Mức độ chuyên cần

Các doanh nghiệp thường đánh giá tính chuyên cần dựa vào khối lượng công việc hay mức độ tuân thủ thời gian làm việc của nhân viên. Chẳng hạn, thời gian làm việc của một nhân viên kinh doanh là 8 tiếng/ngày và trung bình họ hoàn thành 3 đến 5 đơn hàng.

Người quản lý có thể theo dõi hai yếu tố trên để đánh giá sự chăm chỉ, trách nhiệm của nhân viên. Đồng thời, người quản lý cũng có thêm dữ liệu phân bổ công việc phù hợp, đảm bảo tối ưu năng suất lao động.

[Mẫu tải miễn phí] Bí quyết quản lý công việc bằng Google Sheet tối ưu

2. Tiêu chí về thái độ làm việc

2.1. Khả năng giải quyết vấn đề

Dù đảm nhiệm vị trí nào, khả năng giải quyết vấn đề là điều cần thiết với tất cả nhân sự. Họ cần biết cách ứng phó trước những tình huống bất ngờ mà không cần đến sự giúp đỡ thường trực của quản lý.

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm
Kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

Người đứng đầu phải đảm bảo nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng trước khi nhận việc và có đủ nguồn lực để xử lý vấn đề trong vai trò của họ. Bên cạnh bảng đánh giá, hãy thường xuyên tổ chức thảo luận, đưa ra lời khuyên giúp họ giải quyết căng thẳng trong suốt quá trình làm việc.

2.2. Kỹ năng giao tiếp

Các tiêu chí đánh giá nhân sự cũng bao gồm khả năng giao tiếp của nhân viên. Kỹ năng giao tiếp bao gồm giao tiếp với người quản lý, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác và cả các bên liên quan khác. Cùng với đó, lắng nghe cũng là một phần quan trọng của giao tiếp hiệu quả.

2.3. Khả năng làm việc nhóm

Về khía cạnh cá nhân, những nhân viên có khả năng làm việc nhóm tốt sẽ có sự tự tin, tư duy phản biện cùng khả năng phối hợp linh hoạt. Về khía cạnh tập thể, khi làm việc nhóm, mỗi thành viên cùng nhau bù trừ các ưu, nhược điểm riêng để tập trung vào một mục tiêu duy nhất. Điều này giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các vấn đề tồn đọng, nâng cao hiệu suất rõ rệt.

2.4. Khả năng lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Nếu tổ chức thiếu người lãnh đạo tài giỏi thì giống như con thuyền ra khơi mà không có thuyền trưởng dẫn đường.

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm
Kỹ năng lãnh đạo là một tiêu chí được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi đánh giá nhân viên

Đặc biệt, không chỉ người quản lý mới cần rèn luyện kỹ năng này. Mỗi cá nhân đều phải nâng cao khả năng lãnh đạo bản thân để cam kết hiệu quả công việc, tạo niềm tin và khuyến khích những thành viên trong nhóm cùng phát triển.

2.5. Tính chính trực trong công việc

Đức tính cởi mở và trung thực tạo nên môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp. Những nhân viên trung thực, thẳng thắn cũng nhận được sự tin tưởng từ ban lãnh đạo, quản lý cấp trên và đồng nghiệp xung quanh. Do đó, họ luôn dễ dàng kêu gọi, kết nối mọi người và đạt năng suất cao hơn.

2.6. Khả năng xây dựng quan hệ khách hàng

Nếu nhân viên đảm nhiệm vị trí làm việc trực tiếp với khách hàng như kinh doanh, chăm sóc khách hàng.. người quản lý có thể tiếp cận và xin phản hồi trực tiếp từ khách hàng. Cách khách hàng nhìn nhận về chuyên môn, thái độ của nhân viên chính là căn cứ đánh giá khách quan nhất mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.

III. Phương pháp đánh giá công việc phổ biến nhất

1. Phương pháp quản lý theo mục tiêu

Phương pháp quản lý theo mục tiêu là phương pháp phổ biến nhất được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vì tính khách quan, dân chủ.

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm
Phương pháp đánh giá theo mục tiêu

Người quản lý và nhân viên sẽ cùng nhau thiết lập các mục tiêu cần đạt được trong một giai đoạn nhất định. Nhân viên được phép đề xuất điều chỉnh nhưng sau khi thống nhất, họ bắt buộc phải nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra. Cuối mỗi giai đoạn, người quản lý sẽ đánh giá nhân viên dựa trên kết quả công việc họ đạt được.

2. Phương pháp thang điểm

Khi sử dụng phương pháp thang điểm, người đánh giá dựa vào ý kiến chủ quan để cho điểm ở từng tiêu chí. Hiện nay, hầu hết các bảng đánh giá công việc đều sử dụng thang điểm tối đa là 10 hoặc 100 điểm. Để quá trình đánh giá chính xác, người quản lý phải chuẩn bị trước một bản kế hoạch công việc chi tiết, tính toán sát sao thời gian hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên.

3. Phương pháp so sánh cặp

Đây là phương pháp mà nhà quản lý đánh giá theo kết quả so sánh hai nhân sự. Bằng cách so sánh ưu, nhược điểm của từng người mà người quản lý dễ dàng tìm ra người hoàn thành công việc tốt hơn.

Đáng lưu ý, phương pháp so sánh chỉ nên ứng dụng với các các cặp nhân sự có cùng vị trí, trách nhiệm hay tính chất nhiệm vụ tương đồng.

Xem thêm: Mẫu checklist công việc: Download miễn phí 10+ mẫu trên Excel tốt nhất 2023

IV. 11 mẫu đánh giá công việc Word, Excel, PDF dễ dàng ứng dụng cho doanh nghiệp

1. Mẫu đánh giá công việc đơn giản

Nếu bạn đang tìm kiếm một bảng đánh giá công việc cơ bản, dễ tùy chỉnh thì các biểu mẫu do MISA AMIS tổng hợp chính là gợi ý lý tưởng nhất. Tùy vào nhu cầu sử dụng hoặc đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp mà bạn có thể bổ sung thông tin để hoàn thiện biểu mẫu.

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm
Bảng đánh giá công việc mẫu

2. Mẫu đánh giá công việc nhóm

Mẫu đánh giá công việc nhóm hỗ trợ người quản lý phân tích hiệu suất, kỹ năng của từng nhân viên và xác định những nhân viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, những nhân viên cần hỗ trợ cải tiến ngay.

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm
Mẫu đánh giá công việc nhóm

3. Mẫu đánh giá công việc cá nhân

Mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân cho phép từng cá nhân tự tổng kết, báo cáo, đề xuất ý kiến lên cấp trên. Mẫu này có thể được chỉnh sửa để đáp ứng từng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau.

4. Mẫu đánh giá công việc của người quản lý

Một người quản lý giỏi chính là xương sống của mọi công việc và dự án. Ngược lại, một người quản lý thiếu kỹ năng, kiến thức có thể là nguyên nhân dẫn đến công việc thất bại hoặc nhân viên nghỉ việc liên tục.

Thấu hiểu điều đó, MISA AMIS gửi đến bạn bảng đánh giá công việc dành riêng cho vị trí quản lý, trưởng phòng, trưởng nhóm… Biểu mẫu này nên được đánh giá theo quan điểm, ý kiến cá nhân của nhân viên và bảo mật danh tính để giữ vững tính khách quan.

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm
Mẫu đánh giá công việc của quản lý

5. Mẫu đánh giá công việc của nhân viên mới

Mẫu bảng đánh giá công việc cho nhân viên mới được xây dựng để người quản lý xem xét năng lực của ứng viên, xác định khả năng đảm đương các trách nhiệm chính thức của họ.

TẢI MIỄN PHÍ: BỘ 11 MẪU BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC MỚI NHẤT 2023

V. Một số lưu ý khi xây dựng bảng đánh giá công việc

1. Tùy chỉnh linh hoạt dựa trên phòng ban, chức vụ

Mỗi cấp bậc, phòng ban đòi hỏi nhân viên hoàn thành công việc theo mức độ, tính chất khác nhau. Ngoài ra, các vị trí chuyên môn khác nhau trong công ty cũng sẽ có những mục tiêu riêng.

Bộ phận tuyển dụng có mục tiêu công việc là tuyển dụng nhân sự đáp ứng yêu cầu của công ty. Bộ phận kinh doanh lại có mục tiêu cốt lõi là bán hàng thành công, tạo ra doanh thu cho công ty.

Do đó, trong bảng đánh giá công việc doanh nghiệp cũng cần xem xét yếu tố này.

2. Đánh giá nhất quán với mục tiêu chung

Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại là mở rộng nhận diện thương hiệu, tăng mức độ nhận biết cho thương hiệu sản phẩm. Lúc này, yếu tố doanh thu, lợi nhuận vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng không phải ưu tiên hàng đầu đối với đội ngũ nhân sự.

Form mẫu báo cáo đánh giá công việc trong nhóm
Thiết lập và đánh giá các mục tiêu cá nhân nhất quán với mục tiêu chung

Việc đánh giá nhân viên cũng cần nhất quán với mục tiêu chung. Người quản lý không nên tập trung vào những tiêu chí tạo ra doanh số mà phải xem xét các hoạt động truyền thông, lan tỏa khác đã góp phần giúp công ty hoàn thành mục tiêu chung hay chưa.

Doanh nghiệp nên tránh trường hợp đánh giá lệch mục tiêu khiến nhân viên rơi vào tình thế áp lực, không hiểu rõ định hướng công việc đang thực hiện.

3. Thống nhất tiêu chí đánh giá rõ ràng

Quá trình đánh giá chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất khi gắn với các tiêu chuẩn rõ ràng. Người quản lý nên thiết lập hệ thống tiêu chí đồng bộ với yếu tố định lượng trực quan, có thể đo lường.

Từ các tiêu chuẩn trên, bảng đánh giá công việc giúp doanh nghiệp nhìn nhận các lỗ hổng, thiết sót còn tồn đọng. Từ đó, người quản lý giải quyết được nhiều vấn đề cốt lõi trong tổ chức chứ không dừng lại ở việc đánh giá xét lương, thưởng cho nhân viên.

4. Truyền thông và nhận phản hồi về cách thức đánh giá

Doanh nghiệp nên tiến hành truyền thông rõ ràng và lắng nghe cẩn thận ý kiến của tất cả các cấp lãnh đạo, quản lý, nhân viên. Mục tiêu cuối cùng khi hoàn thành bảng đánh giá công việc là:

  • Động viên, khen thưởng các nỗ lực làm việc đem lại hiệu quả vượt trội của nhân viên.
  • Tìm kiếm và khắc phục nhanh chóng các lỗ hổng công việc, cải thiện hiệu suất, hiệu quả công việc của bộ máy.

Chính vì vậy, nhờ công tác truyền thông rõ ràng, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn mục tiêu của quy trình đánh giá. Họ không cảm thấy áp lực hay cần cố gắng lấp đầy chỗ trống chỉ để vượt qua kỳ đánh giá.

5. Đưa ra định hướng cải thiện công việc sau đánh giá

Sau khi tiến hành đánh giá hiệu quả công việc, người quản lý nên dành thời gian để trao đổi, đề xuất giải pháp cải tiến công việc cùng nhân viên. Những lời khuyên gợi mở sẽ giúp nhân viên có định hướng cố gắng cùng động lực, quyết tâm làm việc cao độ hơn.

VI. Hướng dẫn ứng dụng phần mềm MISA AMIS Công việc để đánh giá công việc đa chiều

MISA AMIS Công việc là phần mềm quản lý công việc, dự án do công ty cổ phần MISA phát hành. Với thế mạnh 28 năm phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp tổng thể, MISA AMIS Công Việc tự hào đã thấu hiểu và hỗ trợ hơn 170.000 doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong công tác ủy quyền, giao việc, giám sát tiến độ và đánh giá nhân sự đa chiều.

Dùng ngay miễn phí

Với MISA AMIS Công việc, người quản lý có thể tổng hợp bảng đánh giá công việc nhờ các tính năng:

  • Theo dõi tình hình, tiến độ tất cả dự án, công việc của cá nhân và phòng ban.
  • Đánh giá tiến độ theo các công việc con cũng như bao quát cả bức tranh tổng thể thông qua báo cáo dưới dạng biểu đồ, sơ đồ trực quan.
  • Lưu trữ và truy vết dữ liệu dự án đang thực hiện hoặc đã hoàn thành.
  • Tính năng thông báo nhắc việc tự động, cảnh báo tiến độ thông minh.

Đồng thời, phần mềm quản lý công việc cũng cho phép nhân viên đơn giản hóa quá trình làm việc hằng ngày:

  • Nắm rõ thứ tự công việc ưu tiên, sắp xếp khoa học các việc cần làm trước, việc cần làm sau.
  • Nhận được thông báo, email nhắc nhở công việc ở mọi lúc mọi nơi, không bị bỏ lỡ những yêu cầu công việc quan trọng.
  • Bám sát mục tiêu đề ra nhờ vào kế hoạch công việc được phân bổ chi tiết theo phòng ban, vị trí trên phần mềm.
  • Dễ dàng đánh giá công việc với các báo cáo hiệu suất, tiến độ được hệ thống cập nhật tự động.

VI. Kết luận

Trên đây là các thông tin về tiêu chí, phương pháp, cách thiết lập bảng đánh giá công việc dành riêng cho doanh nghiệp. Đồng thời, hy vọng những biểu mẫu đánh giá do MISA AMIS tổng hợp đã giúp bạn có thêm những gợi ý ứng dụng thiết thực vào công tác quản lý, đánh giá nhân viên.