Gần cầu la ngà có đầm nước là đầm gì năm 2024

Những ngày cao điểm mùa khô này, từ Quốc lộ 20 đi vào một số tuyến đường thuộc các xã Phú Ngọc, La Ngà, Ngọc Định của huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, dễ dàng bắt gặp hàng chục xe công nông được chế thành xe bồn chở nước sinh hoạt (loại từ 4 - 8m3). Những xe bồn này hoạt động hết công suất, chở nước sinh hoạt từ các vùng lân cận cung cấp cho người dân các xã sống dọc sông La Ngà. Bởi lẽ, giếng khoan của hàng nghìn hộ dân nơi đây cạn nước, khiến người dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.

“Tôi làm nghề lái xe công nông chở bồn nước sinh hoạt được năm năm nay rồi, vào cao điểm mùa khô như những ngày này, tôi phải làm việc cả ngày, lẫn đêm nhưng vẫn không kịp vận chuyển nước sinh hoạt bán cho bà con. Nhiều người dân liên tục gọi điện yêu cầu cung cấp nước nhưng do số lượng xe ít, trong khi nhu cầu nhiều, nên có hộ mấy ngày sau tôi mới chở nước sinh hoạt đến được”, anh Phan Thành An, lái xe bồn chở nước sinh hoạt tại huyện Định Quán cho biết.

Vừa được bơm hai mét khối nước vào bồn nước nhà để sinh hoạt, chị Tô Thị Lý, ở ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán chia sẻ: “Hai tháng của mùa khô năm nay, nguồn nước sinh hoạt của gia đình tôi và cả khu vực này rất khan hiếm. Mỗi lần mua nước sinh hoạt, cũng phải chờ mấy ngày sau mới có xe chứ không phải kêu là có liền. Sau khi bơm vào bể, nước không thể dùng được ngay mà phải qua máy lọc”.

Trong khi đó, gia đình chị Trang Thị Mỹ, một trong số hộ dân hiếm hoi ở ấp 1, xã Phú Ngọc không phải mua nước sinh hoạt từ xe bồn nhờ giếng khoan sâu hơn 80m. Ngoài sử dụng sinh hoạt trong gia đình, chị Mỹ còn chia sẻ nguồn nước cho một số hộ gia đình gần nhà, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn, hiện chỉ đủ cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình.

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng xảy ra đối với hàng nghìn hộ dân dọc theo sông La Ngà, thuộc các xã Ngọc Định, Phú Ngọc, La Ngà của huyện Định Quán. Trong đó, qua thống kê sơ bộ, chỉ riêng xã Phú Ngọc có hơn bốn nghìn hộ, với gần 21 nghìn nhân khẩu, có đến 90% hộ thiếu nước sinh hoạt.

Theo Trưởng ấp 1, xã Phú Ngọc, Triệu Tuấn Anh, chuyện nước sinh hoạt của người dân ở địa phương là hết sức khó khăn vào mùa khô kéo dài hàng chục năm nay. Đặc biệt, những năm trở lại đây, tình hình diễn ra nghiêm trọng hơn, khi mùa khô nắng nóng ngày càng gay gắt.

Do vậy, để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, người dân cũng nhiều lần kiến nghị với chính quyền xã, huyện và các đại biểu Quốc hội khi về tiếp xúc cử tri xây dựng một nhà máy nước sạch. Thế nhưng, không hiểu sao đến thời điểm này, vẫn chưa được giải quyết. Do vậy, bà con mong muốn cấp trên quan tâm, làm sao để có nguồn nước sạch sử dụng, nhất là trong mùa khô. Đây cũng là nguyện vọng chung của hàng nghìn hộ dân thuộc các xã dọc sông La Ngà.

.jpg.webp)

Nước sinh hoạt từ xe bồn được bơm vào bể của các hộ dân sống dọc sông La Ngà.

Dự án nhà máy nước vẫn nằm trên giấy

Theo tìm hiểu, trước thực trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng vào mùa khô của hàng nghìn hộ dân sống dọc sông La Ngà, cách đây hơn 10 năm, UBND tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương xây dựng nhà máy xử lý nước sạch đặt tại xã Phú Ngọc. Sau đó, kêu gọi các nhà đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Thế nhưng, sau nhiều năm, đã có nhiều doanh nghiệp đến khảo sát, nhưng tất cả đều một đi, không trở lại.

Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư không mặn mà với dự án xây dựng nhà máy xử lý nước sạch là do vốn đầu tư lớn, trong khi phương án thu hồi vốn và kinh doanh không khả thi.

“Nhiều năm nay, địa phương rất quan tâm, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để tìm kiếm nhà đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch, phục vụ cho người dân sống dọc sông La Ngà. Tuy nhiên, đến thời điểm này không có một doanh nghiệp nào đầu tư, vì họ cho rằng, người dân ở đây lâu nay sử dụng nguồn nước mưa và các nguồn nước ngầm từ giếng khoan để lấy nước sinh hoạt. Do đó, các nhà đầu tư cho rằng, nếu xây dựng nhà máy cũng chỉ bán được nước sạch vào mùa khô. Còn mùa mưa, khi nguồn nước dồi dào người dân sẽ không mua”, một lãnh đạo UBND huyện Định Quán cho hay.

Do không kêu gọi được nhà đầu tư, UBND tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương xây dựng nhà máy nước từ nguồn vốn ngân sách và giao cho UBND huyện Định Quán làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai xây dựng.

Tuy nhiên, hiện dự án này vẫn đang nằm trên giấy. Do đó, việc người dân nơi đây vẫn tiếp tục phải mua nước sinh hoạt từ các xe bồn, với giá 30 nghìn đồng/m3 vào những tháng mùa khô này là điều không thể tránh khỏi.

Phó chủ tịch UBND xã Phú Ngọc (huyện Đinh Quán) Lê Bá Duyệt thông tin: Cuộc sống người dân làng bè đã ổn định sau khi được Nhà nước hỗ trợ một phần thiệt hại đối với vụ cá chết do thiên tai năm ngoái. Nhiều gia đình đang chuẩn bị xuất lứa cá mới trong dịp tết sắp tới.

Theo ông Duyệt, số tiền hỗ trợ ngư dân thiệt hại không đủ chi phí đầu tư nhưng phần nào đã bù đắp những mất mát do “ông trời” bất ngờ giáng xuống làng bè.

Nhớ lại cảnh nhốn nháo ở làng bè La Ngà hơn 7 tháng trước, ngư dân Nguyễn Văn Trí (ngụ xã Phú Ngọc) cho biết, đêm 20/5, người dân bàng hoàng, xót xa khi thấy cá ngoi đầu trắng hếu rồi chết nổi lềnh bềnh trên sông. Trước thời điểm đó mấy ngày là vào đợt thu hoạch cá nuôi bè nên hôm nào cũng có xe tải nối đuôi nhau chờ bốc cá. Chỉ sau 1 đêm, làng cá bè đang náo nhiệt dường như “tan tác”, những tiếng khóc nức nở vì xót của được thay cho tiếng ầm ì của động cơ ghe máy và xe tải.

Nhiều gia đình lâm vào cảnh điêu đứng, nợ nần chồng chất. Nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt được xác định do mưa lớn đầu mùa đã kéo tạp chất từ trên bờ dồn xuống sông làm giảm ô xy trong nước khiến môi trường biến đổi bất thường.

“Gia đình tôi dạo ấy nuôi gần 20 tấn cá lăng, chép và cá nheo trị giá trên 1 tỷ đồng. Thương lái đã vào đặt cọc thu mua toàn bộ, chỉ chờ ngày xuất cá. Tưởng đã cầm chắc “phần thắng” trong tay, ai dè mất sạch. Sau tai họa bất ngờ đó, vì không đủ tiền nên tôi thả cá giống ít hơn so với những lứa trước. Giờ đợt cá mới sắp xuất bán, hy vọng được giá cao. Cuối năm 2018, huyện chi hỗ trợ cho ngư dân bị thiệt hại vì cá chết nên gia đình tôi có thêm khoản tiền đề bù đắp chi phí nên tết này đã bớt lo toan”, ông Trí bộc bạch.

Cùng rơi vào tình cảnh như những ngư dân khác khi cá nuôi bị chết vớt không kịp, bà Ngô Thị Tiến (ở ấp 5, xã La Ngà) bị thiệt hại khoảng 30 tấn cá, trị giá trên 1 tỷ đồng. Mới đây, nhận được tiền của Nhà nước hỗ trợ, gia đình bà Tiến đã trả được khoản nợ từ vụ cá chết đó, đồng thời thanh toán chi phí tiền mua cá giống, thức ăn cho đại lý cám trong vụ cá chờ ngày xuất bán.

Tương tự, gia đình ông Lý Văn Lũy (xã Phú Ngọc) bị thiệt hại hơn 30 tấn cá các loại khoảng 1,6 tỷ đồng cũng được hỗ trợ mấy trăm triệu đồng để bù đắp phần nào vào khoản lỗ của vụ cá trước. “Ngư dân được Nhà nước hỗ trợ mất mát vì cá chết, người dân chúng tôi rất mừng. Nhất là tết đã cận kề mà có thêm khoản tiền trả nợ nên ai cũng phấn khởi” – ông Lũy chia sẻ.

Gần cầu la ngà có đầm nước là đầm gì năm 2024

Gần cầu la ngà có đầm nước là đầm gì năm 2024
Một hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà

Để sự cố không lặp lại

Từ cầu La Ngà nhìn xuống, sông La Ngà hiền hòa uốn lượn với “làng nổi” yên bình như bức tranh mộc mạc của sông nước. Nét đặc trưng của vùng đất này là những chiếc bè nuôi cá lênh đênh, bập bềnh trên sóng nước. Có khúc sông hàng chục chiếc bè neo đậu chung chỗ, cũng có đoạn chỉ vài nhà bè đong đưa theo “nhịp gió”; hay ngư dân buộc phải di chuyển bè để đảm bảo cá mạnh khỏe khiến cảnh sắc “làng nổi” luôn thay đổi một cách ấn tượng, độc đáo.

Làng bè La Ngà được hình thành từ những thập niên 90 của thế kỷ trước do ý tưởng của một số bà con Việt kiều từ Campuchia hồi hương. Ban đầu làng bè này chỉ có vài chục hộ, về sau khi thấy được cơ hội làm ăn, một số cư dân ở các xã lân cận và cả người miền Tây cũng về đây lập nghiệp, cao điểm có khi lên đến gần 200 hộ nuôi các loại cá: điêu hồng, lăng, chép...

Nhiều năm trước, không ít lần người nuôi cá trên sông La Ngà rơi vào cảnh lao đao vì cá chết hàng loạt do môi trường nước bị ô nhiễm, đồng thời vì lượng bè dày đặc khiến cá không đủ ô xy nên ngộp chết, nhất là vào mùa khô hạn. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại ở nhiều thời điểm trong thời gian dài.

Sau này, chủ trương của tỉnh Đồng Nai và huyện Định Quán hạn chế lượng bè nên phần nào giảm được những mất mát do cá chết. Thời điểm đầu năm 2018, số bè trên sông La Ngà chỉ 160 chiếc, song lại phát sinh lồng vèo (loại quây bằng lưới) hơn 400 cái. Sự cố cá chết đêm 20-5-2018 một phần do chủ quan của người nuôi khi thấy mùa khô nước thấp nhưng cá vẫn phát triển. Đến khi những trận mưa lớn đầu mùa bất ngờ dội xuống thì chuyện đáng tiếc xảy ra không thể cứu vãn.

Trao đổi về hướng phát triển cũng như “chẩn đoán” cho làng nghề trong quá trình nuôi cá bè trên sông La Ngà thời gian tới, Phó chủ tịch UBND huyện Định Quán Ngô Tấn Tài nhận định, nếu ngư dân tuân thủ những quy định thì sẽ hạn chế được cá chết hàng loạt. Trong đó, dứt khoát không tăng thêm bè, giảm bớt lồng vèo; lượng cá giống thả phù hợp với diện tích nuôi để cá phát triển tốt. Ngoài ra, các nhà bè phải kéo giãn xa nhau, không được dồn lại một chỗ với mật độ quá dày thì môi trường nước mới đảm bảo an toàn cho cá, nhất là vào thời điểm giao mùa mưa – nắng nên hạn chế tập trung bè cá phía thượng nguồn để tránh ảnh hưởng khi môi trường nước thay đổi.

Gần cầu la ngà có đầm nước là đầm gì năm 2024
Bến cá ở làng cá bè La Ngà nhộn nhịp khi thương lái vào lấy cá đem đi tiêu thụ

Liên quan đến công tác hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại vì cá chết vào tháng 5-2018, ông Tài cho biết trong tổng số 129 hộ (xã La Ngà 52 hộ, xã Phú Ngọc 77 hộ) được nhận tổng số tiền gần 12,3 tỷ đồng theo Quyết định số 4184 của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 23/11/2018, hiện chỉ còn 1 hộ duy nhất ở ấp 1, xã La Ngà chưa nhận hơn 131 triệu đồng, dù địa phương đã gửi giấy mời 3 lần.

Trường hợp không may xảy ra vụ việc đáng tiếc mà các hộ nuôi cá bè có thể được xem xét giải quyết thiệt hại, ngư dân cần đăng ký hành nghề với Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai - đơn vị quản lý mặt nước sông La Ngà. Đây là cơ sở để cơ quan chức năng hỗ trợ mức độ thiệt hại khi có sự cố liên quan đến việc nuôi cá trên sông theo đúng quy định.

Chiều một ngày giữa tháng chạp năm Mậu Tuất, làng cá bè La Ngà như ấm áp hơn, sắc xuân ở vùng sông nước đã hiển hiện trong mỗi gia đình. Những mất mát từ vụ cá chết rồi cũng qua đi để ngư dân tiếp tục xây dựng cơ ngơi phát triển trong cuộc hành trình mưu sinh không hề dễ dàng này. Đời sông nước giản dị như chính bản thân người dân nông thôn chân chất khi phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn ở đâu đó, nhưng không phải không tránh được.

Vụ cá chết hàng loạt trên sông La Ngà xảy ra hồi tháng 5-2018 khiến 129 hộ nuôi cá của 2 xã La Ngà và Phú Ngọc bị thiệt hại nặng. Tổng thể tích lồng bè bị ảnh hưởng trên 126,5 ngàn m3. Kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân được trích từ nguồn dự phòng ngân sách của huyện Định Quán năm 2018.