Giá cả hàng hóa tăng theo giá điện giá xăng

Giá điện sinh hoạt đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng vào đầu tháng 5-2023, nhưng hiện EVN lại đề xuất tăng giá điện vào tháng 9-2023 khiến nhiều người dân lo lắng.

Giá điện sinh hoạt đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng vào đầu tháng 5-2023, nhưng hiện EVN lại đề xuất tăng giá điện vào tháng 9-2023 khiến nhiều người dân lo lắng.

Giá cả hàng hóa tăng theo giá điện giá xăng
Điện tăng giá, nhiều gia đình phải rất tiết kiệm để hóa đơn tiền điện không bị đội lên quá cao. Ảnh: P.LIỄU

Điện là hàng hóa đặc biệt thiết yếu mà mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt đều cần. Tăng giá điện không chỉ khiến hóa đơn tiền điện của các cơ sở sản xuất, hộ dân tăng thêm mà nguy cơ giá cả các mặt hàng khác cũng tăng theo, nhất là khi đời sống người dân đang còn nhiều khó khăn do kinh tế giảm sút.

* Lại đề xuất tăng giá điện

Đề xuất tăng giá điện của EVN không chỉ khiến dư luận quan tâm mà còn làm “nóng” nghị trường tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV - khi có đại biểu Quốc hội cho rằng, đề xuất tăng giá điện của EVN là chưa phù hợp trong thời điểm kinh tế bị ảnh hưởng chung bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tại buổi họp báo của EVN trao đổi thông tin về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện ngày 4-5, trả lời phỏng vấn của báo chí, Phó tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, chi phí sản xuất điện trong năm 2022 của ngành đáng lẽ ra phải tăng 17%. Mức tăng này mới cân đối được tài chính, nhưng ngành chỉ được “duyệt” cho tăng 3%, tương đương với tăng 56 đồng/kwh.

Theo ông Lâm, mức tăng 3% không làm tiền điện của hộ gia đình tăng đáng kể. Do đó, EVN đề xuất với Quốc hội tiếp tục cho tăng giá điện vào tháng 9-2023 để ngành điện ổn định được tài chính, bảo toàn vốn nhà nước và có tiền nâng cao chất lượng, phục vụ người dân. Ông Lâm mong người tiêu dùng chung tay với ngành điện để vượt qua khó khăn; đồng thời, khuyến cáo người dân sử dụng điện tiết kiệm và phù hợp.

* Lo ngại tình trạng… “té nước theo mưa”

Giá điện mới tăng 3% nhưng một vài mặt hàng đã lấy lý do này để tăng giá.

Bà Nguyễn An Chi (ngụ P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa) cho biết, tháng 5-2023, khi giá điện tăng, nhà bà phải trả thêm 90 ngàn đồng so với tiền điện tháng trước. Điện mới tăng mà một số mặt hàng tiêu dùng đã tăng giá, như tiệm phở bình dân ở đầu hẻm nhà bà thường ngày bán 30 ngàn đồng/tô, nay tăng giá 35 ngàn đồng/tô vì lý do giá điện tăng...

Từ năm 2010 đến nay, EVN đã 9 lần điều chỉnh tăng giá điện, từ 1.058 đồng/kwh lên 1.920 đồng/kw. Trong đó, lần tăng giá vào tháng 5-2023 là 3%. Cụ thể, với mức tăng này, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50kwh/tháng là 2.500 đồng/hộ; hộ tiêu thụ 100kwh/tháng là 5.100 đồng/hộ; hộ tiêu thụ 200kwh/tháng là 11.100 đồng/hộ; hộ tiêu thụ 300kwh/tháng là 18.700 đồng/hộ và hộ tiêu thụ 400 kwh/tháng là 27.200 đồng/hộ.

Bà Trần Ngọc Minh, giáo viên về hưu (ngụ P.Tân Phong, TP.Biên Hòa) cho biết, thông thường giá xăng, giá điện, giá nước tăng là “cái cớ” để giá nhiều mặt hàng thiết yếu khác tăng theo kiểu… “té nước theo mưa”. Chẳng hạn như tháng 7-2022, khi giá xăng tăng liên tiếp và đắt kỷ lục thì ngay lập tức, giá cả nhiều loại hàng hóa từ mớ rau, con cá đến tô phở, gói xôi... cũng tăng theo. Điều đáng nói là khi giá xăng hạ nhiệt thì các loại hàng hóa trên vẫn không hạ giá.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thêu (ngụ P.Tân Mai, TP.Biên Hòa) cho biết, gia đình bà thuộc hộ cận nghèo, kinh tế khó khăn. Hiện mỗi tháng bà phải trả hơn 200 ngàn đồng tiền điện, dù đã sử dụng rất tiết kiệm. Giá điện tăng thêm một vài chục ngàn đồng/tháng cũng sẽ làm tăng thêm chi tiêu trong gia đình.

“Khi tăng giá điện, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ tiền điện cho những cơ sở sản xuất nhỏ, hộ nghèo, cận nghèo và các hộ dân có thu nhập thấp để họ không bị tác động nhiều từ việc tăng giá điện” - bà Thêu đề xuất.

Nhiều ban đọc bày tỏ lo lắng khi từ ngày 1-7, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng, nhưng mức tăng không cao, trong khi nhiều mặt hàng, dịch vụ lại tăng. Do đó, nhiều ban đọc kiến nghị cần cân nhắc khi điều chỉnh tăng giá các mặt hàng thiết yếu như: xăng, dầu, điện, nước. Vì xăng, điện, nước là hàng hóa đặc biệt, không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như bất kỳ cơ sở sản xuất nào; khi những mặt hàng này tăng giá sẽ tác động đến giá cả nhiều hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ khác tăng theo.

(HQ Online) - Trước tình hình giá điện và xăng tăng, kéo theo một số mặt hàng bắt đầu “nhích” nhẹ, nhiều người tiêu dùng lo ngại xuất hiện một mặt bằng giá mới. Việc tăng giá mặt hàng tiêu dùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sinh hoạt của người dân.

Giá cả hàng hóa tăng theo giá điện giá xăng
Giá điện, giá xăng tăng, người tiêu dùng lo ngại các mặt hàng tiêu dùng tăng giá. Ảnh: ĐH

Đầu tháng 4/2019, ngành điện thông báo tăng giá điện 8,36%, còn đối với giá xăng, chưa đầy một tháng (từ 18/3 đến 2/5), đã tăng mạnh 3 lần liên tiếp. Hiện xăng E5RON92 ở mức 20.688 đồng/lít; xăng RON95-III 22.191 đồng/lít và dầu diesel 0.05S ở mức 17.695 đồng/lít, khiến giá nhiều mặt hàng tiêu dùng cũng rục rịch tăng theo.

Giá cả hàng hóa tăng theo giá điện giá xăng
Hạn chế thông tin thất thiệt về việc điều chỉnh giá điện

(HQ Online) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa có ý kiến về đánh giá tác ...

Đại diện cửa hàng gas Khánh Hương (Nguyễn Trãi, Hà Nội) cho biết: “Từ khi điện và xăng chính thức tăng giá, giá gas cũng rục rịch nhích theo. Cụ thể, từ cuối năm 2018 đến trước thời điểm tháng 4/2019, gas Shell của cửa hàng có giá là 330.000 đồng/bình, trọng lượng 11kg. Các nhãn hàng gas khác cũng giữ giá bình ổn. Tuy nhiên, từ thời điểm xăng và điện chính thức tăng giá thì giá gas bán tại cửa hàng tăng trung bình từ 6.000 - 7.000 đồng/bình. Đơn cử như bình gas Shell trọng lượng 11kg có giá bán là 336.000 đồng/bình. Hãng gas Petrolimex cũng tăng từ 358.000 đồng/bình lên 364.000 đồng/bình”.

Giá điện, xăng tăng cũng đã tác động lớn đến các hoạt động của các cửa hàng kinh doanh hải sản. Anh Nguyễn Văn Tuấn, chủ cửa hàng hải sản tại đường Xuân Đỉnh, Hà Nội thẳng thắn: “Giá xăng tăng nên chi phí vận chuyển của cửa hàng cũng đã bị tác động. Hơn nữa, vào thời điểm mùa hè, lượng điện tiêu thụ của cửa hàng sẽ tăng mạnh nên thời điểm này chúng tôi bắt đầu tăng giá một số mặt hàng hải sản. Hiện tại, giá hải sản ở cửa hàng tăng từ 10.000-20.000 đồng/kg, tùy loại.

Giá cả hàng hóa tăng theo giá điện giá xăng
Điều chỉnh giá điện là cần thiết nhưng phải có căn cứ

(HQ Online) - Trước sự quan tâm rất lớn của dư luận nhiều ngày qua, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối ...

Khảo sát của phóng viên Báo Hải quan, hiện nhiều hàng hóa tại các chợ dân sinh của Hà Nội cũng bắt đầu tăng giá. Theo khảo sát của phóng viên Báo Hải quan, giá rau củ quả, thịt, cá tại một số chợ Hà Nội như: Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Bưởi (Ba Đình, Hà Nội), Nghĩa Tân (Cầu giấy, Hà Nội)… đã tăng giá. Đơn cử, giá hành tươi từ 16.000 đồng/kg đã tăng lên 25.000 đồng/kg, su hào tăng từ 5.000 đồng/kg lên 8.000 đồng/kg, củ cải trắng tăng từ 14.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg, thịt bò bán lẻ tăng 20.000 đồng/kg, thịt gà tăng 10.000 đồng/kg. Lý giải nguyên nhân giá các mặt hàng tại chợ đồng loạt tăng giá, chị Nguyễn Thị Hương, một tiểu thương ở chợ Xuân Đỉnh cho biết: “Giá xăng tăng nên chi phí vận chuyển cũng tăng buộc chúng tôi phải tăng giá để đảm bảo hoạt động kinh doanh”.

Giá cả hàng hóa tăng theo giá điện giá xăng
Giá xăng tăng "sốc": Thêm thách thức kiềm chế lạm phát

(HQ Online) - Giá xăng dầu liên tiếp tăng mạnh trong 2 kỳ điều hành gần đây, cùng với giá điện tăng từ ngày 20/3, dự ...

Hiện tại, nhiều chủ nhà trọ cũng đã thông báo tăng giá điện làm tăng thêm gánh nặng cho nhiều sinh viên, người lao động. Chị Nguyễn Thị Huệ đang thuê nhà ở Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, vừa nhận được thông báo của chủ nhà từ tháng 5 giá điện tăng từ 4.000 đồng/kWh lên 5.000 đồng/kWh. Chị Huệ than thở: “Hiện tại lương của tôi vẫn giữ nguyên 5 triệu đồng/tháng, trong khi đó, giá các mặt hàng tiêu dùng, giá điện đều tăng giá. Với mức thu nhập như vậy, trong thời gian tới không biết gia đình tôi sẽ chi tiêu như thế nào”.

Thực tế, mỗi lần Nhà nước điều chỉnh giá điện, giá xăng thì hàng hóa cũng lần lượt tăng theo, người tiêu dùng đã phải chịu tác động không nhỏ. Từ thông tin mặt hàng tiêu dùng tăng giá, anh Lê Văn Thắng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Giá xăng và điện tăng đã gây khó khăn rồi, nhưng sợ nhất là những mặt hàng thiết yếu của đời sống hàng ngày được dịp “tát nước theo mưa”. Bởi mức lương cơ bản tăng không đáng kể, trong khi đó giá mặt hàng tiêu dùng tăng mạnh, những lao động thu nhập thấp sẽ khó đảm bảo chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Thủ đô”.