Giải bài tập phương pháp thay thế liên hoàn năm 2024

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác các mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

- Bước 1: Xác định công thức

Là thiết lập các mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm các tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chit tiêu phân tích.

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hũu

36

Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước, nhân tố thứ yếu sau.

- Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích

So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích.

Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích.

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thể hiện bằng phương trình:

Q = a x b x c Đặt Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1 = a1 x b1 x c1 Đặt Q0 là chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0

Q1 – Q0 = ∆Q: Mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là đối tượng phân tích.

- Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Thực hiện theo trình tự các bước thay thế (Lưu ý: nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước thay thế sau).

Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):

a0 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b0 x c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: ∆a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0

Thay thế bước 2 (cho nhân tố b):

a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: ∆b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0

Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):

A1 x b1 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: ∆c = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆a + ∆b + ∆c = ∆Q

37

- Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố

Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để khắc phục các nhược điểm, thiếu sót để kỳ sau thực hiện tốt hơn.

- Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến chất lượng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau.

Phương pháp thay thế liên hoàn (còn gọi là phương pháp thay thế kiểu mắt xích) được sử dụng để xác định (tính) mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết qủa kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích số, thương số hoặc kết hợp cả tích và thương với kết quả kinh tế. Nội dung và trình tự của phương pháp này như sau:

- Trước hết, phải biết đựơc số lượng các nhân tốt ảnh hưởng, mối quan hệ của chung với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu.

Giải bài tập phương pháp thay thế liên hoàn năm 2024

- Thứ hai, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước nhân tố thứ yếu xếp sau và không đảo lộn trình tự này.

- Thứ ba, tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự nói trên - Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch - Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó, lấy kết quả này so với (trừ đi) kết quả của bước trước nó thì chênh lệch tính được chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế.

- Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích).

Để làm rõ các vấn đề lý luận ở trên, có thể lấy một số ví dụ khái quát như sau:

Ví dụ 1: Giả định chỉ tiêu A cần phân tích; A tuỳ thuộc vào 3 nhân tố ảnh hưởng, theo thứ tự a, b và c; các nhân tố này có quan hệ tích số chỉ tiêu A, từ đó chỉ tiêu A được xác định cụ thể như sau:

A = a.b.c

Ta quy ước thời kỳ kế hoạch được ký hiệu là số 0 (số không) còn kỳ thực tế được ký hiệu bằng số 1 (số một) - Từ quy ước này, chỉ tiêu A kỳ kế hoạch và kỳ thực tế lần lượt được xác định như sau:

A0 = a0 . b0 . c0 và

A1 = a1 . b1 . c1

Đối tượng cụ thể của phân tích được xác định là:

A1 - A0 = DA

Chênh lệch nói trên có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của ba nhân tố cụ thể là a, b và c; bằng phương pháp thay thế liên hoàn, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lần lượt được xác định như sau:

- Thay thế lần 1: Thay thế nhân tố a:

a1 . b0 . c0 - a0 . b0 . c0 = Da

Da là ảnh hưởng của nhân tố a.

- Thay thế lần 2: Thay thế nhân tố b.

a1b1c0 - a1b0c0 = Db

Db là kết quả ảnh hưởng của nhân tố b.

- Thay thế lần 3: Thay thế nhân tố c.

a1 . b1 . c1 - a1b1c0 = Dc

Dc là nhân tố ảnh hưởng của nhân tố c.

- Tổng hợp ảnh hưởng của ba nhân tố, ta có:

Da + Db +Dc = DA = A1 - A0

Ví dụ 2: Chỉ tiêu B cần phân tích: B tuỳ thuộc vào ba nhân tố, theo thứ tự a, b, c; các nhân tố này có quan hệ kết hợp cả thương và tích với chỉ tiêu B, từ đó B được xác định như sau:

B= ac/b

Ta cũng quy ước như ví dụ 1, từ đó B0 và B1 lần lượt được xác định như sau:

B= a0c0/b0 và B1= a1c1/b1

Khi so sánh giữa B1 với B0, ta có:

B1 - B0 = DB

DB cũng do ảnh hưởng của ba nhân tố a, b, c và bằng phương pháp thay thế liên hoàn, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lần lượt xác định được như sau:

- Do ảnh hưởng của nhân tố a (thay thế lần 1):

a1c0/b0 - a0c0/b0 = Da

Do ảnh hưởng của nhân tố b (thay thế lần 2):

a1c0/b1 - a1c1/b0 = Db

Do ảnh hưởng của nhân tố c (thay thế lần 3):

a1c1/b1 - a1c1/b0 = Dc

Tổng hợp ảnh hưởng của cả ba nhân tố, ta có:

Da + Db + Dc = DB = B1 - B0

Từ thí dụ 1 đã trình bày ở trên, ta nhận thấy rằng ở các lần thay thế, giữa các đại lượng khi loại trừ lẫn nhau tồn tại các thừa số chung. Ví dụ ở lần thay thế thứ nhất, có các thừa số chung là b0, c0; ở lần thay thế thứ 2, các thừa số chung là a1, c0, còn ở lần thay thế thứ 3, các thừa sốchung là a1, b1. Về mặt toán học, người ta có thể nhóm các thừa số chung mà không làm thay đổi các kết quả đã được tính toán. Kết quả của việc nhóm các thừa số chung, ta được phương pháp khác để tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố - đó là phương pháp số chênh lệch (lưu ý khi nhóm các thừa số chung vẫn phải tuân theo các quy tắc và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn, đặc biệt là không được làm đảo lộn thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố).

Cụ thể, bằng phương pháp nói trên, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ở ví dụ 1 lần lượt được xác định như sau:

- Do ảnh hưởng của nhân tố a:

Da = (a1 - a0)b0c0

- Do ảnh hưởng của nhân tố b:

Db = a1(b1 - b0)c0

- Do ảnh hưởng của nhân tố c:

Dc = a1b1(c1 - c0)

- Tổng hợp ảnh hưởng của cả ba nhân tố, ta cũng có:

Da + Db + Dc = DA = A1 - A0

Từ kết quả tính toán ở trên, ta nhận thấy rằng thực chất của phương pháp số chênh lệch chỉ là hình thức giản đơn của phương pháp thay thế liên hoàn và nó thường được sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích (việc tính toán khi đó sẽ đơn giản hơn).