Giáo án Tổng kết phần văn học nước ngoài

1. Nắm được những tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình Trung học cơ sở (tên tác phẩm, tác giả, tên nước, thời gian xuất bản).

2. Nắm được nội dung chính của những tác phẩm đó.

3. Nhớ được những nhân vật chính và vấn đề đặt ra trong mỗi tác phẩm (văn xuôi); cảm xúc chính và tư tưởng chủ đề của tác phẩm thơ.

4. Nhớ được một số tình huống truyện đặc sắc, và nét thành công nổi bật của mỗi tác phẩm đã học.

II - HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT

1. Văn học nước ngoài gồm cả văn học dân gian và văn học viết, gồm cả văn bản nhật dụng và văn bản khác. Vì vậy cần thống kê đầy đủ và vắn tắt vào bảng theo thứ tự từ lớp 6 đến lớp 9. Hãy tự thống kê vào vở, sau đó đối chiếu với bản thống kê này, điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện để có một cái nhìn tổng thể về phần văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.

TT

TÊN TÁC PHẨM
(ĐOẠN TRÍCH)

THỜI GIAN

TÁC GIẢ

NƯỚC

THỂ LOẠI

LỚP 6

1

Cây bút thần

Trung Quốc

Cổ tích

2

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Thế kỉ XVIII

A. Pu-skin

Nga

Truyện thơ

3

Mẹ hiền dạy con

Nguyễn Văn Ngọc -Trần Lê Nhân dịch

Trung Quốc

Truyện

4

Lòng yêu nước

1942

Ê-ren-bua

Nga

Bút kí

5

Buổi học cuối cùng

Thế kỉ XIX

A. Đô-đê

Pháp

Truyện

6

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

1854

Xi-át-tơn

Thư

LỚP 7

7

Mẹ tôi

Đầu thế kỉ XX

Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

I-ta-li-a

Truyện

8

Xa ngắm thác núi Lư

Thế kỉ VII

Lí Bạch

Trung Quốc

Thơ

9

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Thế kỉ VII

Lí Bạch

Trung Quốc

Thơ

10

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Thế kỉ VII

Hạ Tri Chương

Trung Quốc

Thơ

11

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Thế kỉ VII

Đỗ Phủ

Trung Quốc

Thơ

LỚP 8

12

Cô bé bán diêm

Thế kỉ XIX

An-đéc-xen

Đan Mạch

Truyện

13

Đánh nhau với cối xay gió

Thế kỉ XVII

Xéc-van-tét

Tây Ban Nha

Trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê

14

Chiếc lá cuối cùng

Đầu thế kỉ XX

0 Hen-ri

Truyện ngắn

15

Hai cây phong

Thế kỉ XX

Ai-ma-tốp

Cư-rơ-gư-xtan

Trích tiểu thuyết

16

Đi bộ ngao du

1762

Ru-xô

Pháp

Trích tiểu . thuyết

17

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Thế kỉ XVII

Mô-li-e

Pháp

Trích hài kịch

LỚP 9

18

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

1986

G. Mác- két

Cô-lôm-bi-a

Nghị luận

19

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

1990

Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em

Nghị luận

20

Cố hương

Thế kỉ XX

Lỗ Tấn

Trung Quốc

Truyện ngắn

21

Những đứa trẻ

Thế kỉ XX

M. Go-rơ-ki

Nga

Trích tiểu thuyết Thời thơ ấu

22

Bàn vể đọc sách

Thế kỉ XX

Chu Quang Tiềm

Trung Quốc

Nghị luận

23

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông -
ten

1853

H.Ten

Pháp

Nghị luận

24

Mây và sóng

1909

R. Ta-go

Ấn Độ

Thơ

25

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

1719

Đ. Đi-phô

Anh

Trích tiểu thuyết
Rô-bin-xơn
Cru-xô

26

Bố của Xi-mông

Thế kỉ XIX

Mô-pa-xăng

Pháp

Truyện ngắn

27

Con chó Bấc

1903

G. Lân-đơn

Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã

2. Trong chương trình văn học nước ngoài học ở THCS, có các tác phẩm thuộc các nền văn học của châu Á, châu Âu, châu Mĩ.

Các tác phẩm gồm cả văn học dân gian và trung đại, hiện đại, gồm các thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, nghị luận, kịch.

Các tác phẩm thuộc nhiều nền văn học khác nhau của các nước khác nhau. Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Cư-rơ-gư-xtan, Anh, Pháp, Mĩ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Cô-lôm-bi-a.

Bộ phận văn học nước ngoài mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh, thuộc nhiều thời đại khác nhau, giúp hiểu thêm về đời sống con người, bồi dưỡng những tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác.

Giáo án Tổng kết phần văn học nước ngoài

Giáo án Tổng kết văn học nước ngoài giúp học sinh ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài.

Giáo án Tổng kết phần văn học nước ngoài
Giáo án Tổng kết văn học nước ngoài chi tiết nhất

Tham khảo: Giáo án bài Mây và Sóng Ngữ Văn 9 đầy đủ nhất

  I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

+ Tổng kết văn học nước ngoài: ôn tập,củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 .

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1.Kiến thức

+ Tổng kết văn học nước ngoài, hệ thống kiến thức về các tác phẩm  văn học nước ngoài đã học

2.Kĩ năng :

– Kĩ năng tổng hợp,  hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

– Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài

5. Định hướng phát triển phẩm
chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực
chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực

sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực
chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ

 1. Thầy :

 + Bảng hệ thống hoá; đọc và tóm tắt tổng kết văn học nước ngoài đã học trong chương trình THCS.

2.  Trò: Bảng hệ thống hoá; đọc và tóm tắt tất cả văn bản văn học nước ngoài đa học trong chương

trình THCS.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

*Bước
1.  Ổn định tổ chức

(1’)Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

*Bước 2. Kiểm tra bài cũ : (4’)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả
lời đúng.

Câu1: Nội dung chính
của văn bản con chó Bấc là gì?

A. Kể về
hoàn cảnh của con chó Bấc

B. Miêu tả
tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ

C. Miêu tả
tình cảm của ông chủ đối với con chó Bấc

D. Miêu tả
tình cảm của những con chó với nhau

Câu2: Nghệ thuật nổi
bật của văn bản trên là gì?

A. Sử dụng
rộng rãi biện pháp nghệ thuật nhân hoá

B. Xây dựng
nhiều hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng thú vị

C. Câu văn
tự nhiên uyển chuyển

D. Đi sâu
miêu tả tâm hồn con chó bằng trí tưởng tượng tinh tế

*Bước 3 . Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS vào tiết học Tổng kết văn học nước ngoài.

– Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề :

– Thời gian: 1phút

+
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

HOẠT ĐỘNG 2,3,4: HÌNH THÀNH KIẾN TRỨC

 – Mục tiêu của Tổng kết văn học nước ngoài: Củng cố lại lý thuyết về đặc điểm của hợp đồng và cách viết hợp đồng

– Phư­ơng pháp: vấn đáp tái hiện, minh họa, thuyết trình


Kĩ thuật: Động não


Thời gian : 25 phút.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS  lập bảng thống kê các tác phẩm VH nước ngoài.
* GV gọi đại diện 4 nhóm lên bảng treo bảng phụ phần chuẩn bị của nhóm, gọi nhận xét – GV yêu cầu HS theo dõi, so sánh với bảng tổng kết của mình, rút ra nhận xét.

– GV sửa chữa, bổ sung nếu thiếu.

+ Đại diện 4 nhóm lên bảng treo bảng phụ phần chuẩn bị của nhóm, HS theo dõi, so sánh với bảng tổng kết của mình, rút ra nhận xét.
TT Tác phẩm Tác giả Thể loại Đặc sắc NT
1 2 3 4 5
1 Xa ngắm thác núi Lư ( “Vọng Lư Sơn bộc bố”-L7 Lý Bạch (701 – 762) Trung Quốc Thơ Đường (Tứ tuyệt) – Cách miêu tả độc đáo, hình ảnh thơ mang tính chất tươi sáng, kỳ vĩ, ngôn ngữ

thơ tự nhiên, điêu luyện

2 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (“Tĩnh dạ tứ”)- L7 Lý Bạch (701 – 762) Trung Quốc Thơ Đường(Tứ tuyệt) – Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện. Cảm xúc chân thành
3 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( “Hồi hướng ngẫu thư”)- L7 Hạ Tri Chương (659 – 744) Trung Quốc Thơ Dường (Tứ tuyệt) – Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuỵêt, phép đối giữa 2 câu đầu của bài thơ.Cảm xúc chân thành, hóm hỉnh, kết hợp tự sự với trữ tình.
4 Bài thơ nhà tranh bị gió thu phá ( “Mao ốc vị thu phong sở phá ca”)- L7 Đỗ Phủ (712 – 770)- Trung Quốc Thơ Đường thể ca – Kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt như miêu tả tự sự, biểu cảm trực tiếp, miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm…
5 Mây và sóng Ta-go (1861-1941) Ấn Độ Thơ văn xuôi – Lời thơ mang giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên của trẻ con, nhiều hình ảnh đẹp, giàu sức tưởng tượng gợi cảm.hình ảnh giàu ý nghĩ tượng trưng, kết hợp biểu cảm, tự sự
6 Ông Guốc đanh mặc lễ phục (Trích “Trưởng giả học làm sang”- L8 Mô-li-e TKXVII Pháp Hài kịch – Tình huống kịch và diễn biến kịch sinh động, khắc họa nhân vật tài tình, rõ nét.
7 Lòng yêu nước- L6 I. Ê-ren-bua (1891-1962)- Nga Bút ký chính luận – Cách lập luận chặt chẽ. – Lấy ví dụ xác thực, dễ hiểu.

– Lời văn ngắn gọn, tự nhiên, giàu hình ảnh Cảm xúc chân thành mãnh liệt, hình ảnh so sánh phù hợp, gợi cảm.

8 Buổi học cuối cùng (“Trích “Chuyện của một em bé người An-đét”)- L8 A.Đô-đê (1840-1897)- Pháp Truyện ngắn – Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua

miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.

9 Cô bé bán diêm (L8) An-đéc-xen (1805-1875)- Đan mạch Truyện ngắn – Cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các chi

tiết tương phản, diễn biến hợp lý.

10 Đánh nhau với cối xay gió (Trích “Đôn ki hô tê”) Xéc-van-téc (1805-1875)- Tây ban Nha Tiểu thuyết phiêu lưu – Cách kể chuyện theo trình tự thời gian, đối lập tương
phản, giọng điệu hài hước, vừa kể, vừa tả 2 thầy trò nhà hiệp sĩ.
11 Chiếc lá cuối cùng- L8 O. Hen-ri (1862-1910)-

Truyện ngắn hiện thực – Truyện được xây dựng bằng nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, khắc hoạ nhân vật rõ nét, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần độc đáo và

hấp dẫn.

12 Hai cây phong (Trích “Người thầy đầu tiên”)- L8 Ai-ma-tốp (1928- Cư- rơ- giơ- xtan Truyện ngắn – Câu chuyện mang tính hồi ức, ngòi bút miêu tả giàu tính hội hoạ.
13 Cố hương (Trích trong “Gào thét”)- L9 Lỗ Tấn (1881-1936)- Trung Quốc Truyện ngắn – Bố cục chặt chẽ.
– Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt, hồi ức, đối chiếu … – Đối thoại, đối thoại nội tâm, kết cấu đầu cuối tương ứng.
14 Những đứa trẻ (Trích “Thời thơ ấu”)- L9 Mác-xim-Go-rơ-ki (1868-1936)- Nga Tiểu thuyết tự thuật – Tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích.
15 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Trích tiểu thuyết “Rô-bin-son Cru-xô”)- L9 Đ. Đi-phô (1660-1731)- Anh Tiểu thuyết Xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ kể hài hước.
16 Bố của Xi-mông- L9 Mô-pa-xăng (1850-1893)- Pháp Truyện ngắn Thành công trong việc miêu tả tâm lý của các nhân vật. Kết hợp tự sự với nghị luận
17 Con chó Bấc (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”)- L9 Giắc-lân-đơn (1876-1916)- Mĩ Tiểu thuyết Trí tưởng tượng phong phú, sự am hiểu sâu sắc về thế giới loài vật, dành cho loài vật tình yêu thương
18 Đi bộ ngao du (Trích “Ê-min hay về giáo dục”)(L8) Ru-xô (1712-1778)- Pháp Nghị luận xã hội – Giải thích, chứng minh bằng những luận điểm với lập luận chặt chẽ, giàu tính thuyết phục, có sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn vào cuộc sống do sự từng trải của chính tác giả.
19 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (Trích cong trình nghiên cứu: “La phông tên và thơ ngụ ngôn của ông”) Hi pô lítTen (1828-1893)- Pháp Nghị luận văn chương Nghệ thuật so sánh, lập luận sắc sảo.
II.Hoạt động II : HD HS tổng kết một số nét chính về nội dung và nghệ thuật II. HS tổng kết một số nét chính về nội dung và nghệ thuật
H. Qua bảng hệ thống các tác phẩm VH nước ngoàiđã học, em thấy các tác phẩm đã đề cập đến những nội dung chủ yếu nào? Lấy VD chứng minh? + HS khái quát, trả lời HS khác nhận xét, nghe GV bổ sung, nhấn mạnh.
Các tác phẩm VH nướcngoài còn cung cấp cho ta những kiến thức bổ ích gì về nghệ thuật? + Khái quát, trả lời, HS khác bổ sung.
III. HD HS luyện tập III. HS luyện tập
GV nêu yêu cầu – Trong số các văn bản đã được học, em thích văn bản nào, nhân vật nào nhất ? Vì sao ?

– GV yêu cầu HS trình bày cảm nhận một cách tự do. GV uốn nắn, có thể cho điểm một số em có cảm nhận tương đối tốt.

+ HS tự do trình bày cảm nhận, HS khác có thể tán thưởng có thể bình tiếp. Ví dụ :Chiếc lá cuối cùng – Bày tỏ lòng yêu thương giữa con người với con người đặc biệt lẫn con người gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Họ luôn  có sức mạnh mãnh liệt để vượt qua mọi khó khăn, có nghị lực sống phi thường.
* Cho HS làm 1 số BTTN(Sách BTTNNV9/214, 215) + HS lựa chọn, trả lời cá nhân, cả lớp nghe, nhận xét, nghe Gv lưu ý một số câu dễ mắc lỗi.
H.Đọc thuộc lòng bài thơ (phiên âm và bản dịch), tóm tắt một văn bản, kể lại một đoạn truyện mà em yêu thích?
* GV có thể khuyến khích, cho điểm.
+ Đọc thuộc lòng, tóm tắt một văn bản. cả lớp nghe, nhận xét, đánh giá.
* Nêu yêu cầu: Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một tác phẩm (nhân vật) mà em yêu thích. + HS viết cá nhân, 2-3 em đọc, cả lớp nghe, nhận xét, đánh giá.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức Tổng kết văn học nước ngoài để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
khi sử dụng phép lập luận giải thích

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Hoàn thành bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài. Chú ý dựa vào phần ghi nhớ để hoàn thành tiếp cột nội dung và nghệ thuật
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tậpVẽ sơ đồ tư duy   + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4.  Giao bài ,hướng dẫn học bài

chuẩn bị bài ở  nhà(

4’)

a/Bài
vừa học

– Học
thuộc lòng các bài thơ, tóm tắt truyện

– Nội dung, nghệ thụât bao trùm
mỗi bài.

b/ Chuẩn bị bài:  Soạn kĩ văn bản Bắc Sơn trong SGK.

+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Xem thêm: Giáo án Ôn tập về thơ Ngữ Văn 9 chi tiết nhất