Giáo trình tiếng việt thực hành bùi minh toán năm 2024

Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà Viettel, Số 285, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

Về một kiểu kết cấu chủ vị đặc biệt trong tiếng Việt - kết cấu do các động từ tạo nên / Bùi Minh Toán Bùi Minh Toán

  • Tiếng Việt thực hành / Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng; Cb.: Bùi Minh Toán Bùi Minh Toán
  • Câu quan hệ tiếng Việt: Sự hiện thưch hoá các thành tố của sự tình quan hệ / Bùi Minh Toán, Lê Thị Lan Anh Bùi Minh Toán
  • Tiếng Việt đại cương - ngữ âm : Giáo trình Cao đẳng sư phạm / Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh Bùi Minh Toán
  • Những mối quan hệ hệ thống của ngôn ngữ và việc phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học trong giảng dạy tiếng Việt và văn học / Bùi Minh Toán Bùi Minh Toán
  • Về quan điểm giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt / Bùi Minh Toán Bùi Minh Toán
  • Tiếng Việt thực hành : Giáo trình Cao đẳng Sư phạm / Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh Bùi Minh Toán
  • Về các câu có các vị ngữ liên hợp được biểu hiện bằng động từ trong tiếng Việt / Bùi Minh Toán Bùi Minh Toán
  • Từ loại tiếng Việt : Khả năng thực hiện hành vi hỏi / Bùi Minh Toán Bùi Minh Toán
  • Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt : Sách dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm / Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương; Cb.: Bùi Minh Toán PHIM Remake VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI Chúng (TRƯỜNG HỢP ''TIỆC TRĂNG MÁU'' CỦA ĐẠO DIỄN NGUYỄN Quang DŨNG)
  • Bong Chu - Le Dat - Bóng Chữ - Lê Đạt
  • 2001 Most Useful German Words
  • Goethe-Zertifikat B1 Wortliste
  • Thực hành vbtv 1 - abc
  • Lịch sử Mỹ học - Lịch sử Mỹ học

    Preview text

    BÙI MINH TOÁN (Chủ biên) ^ LÊ A - Đ Ỗ VIỆT HÙNG TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIÊN

    TRƯỜNG m HQC VĂN HỐA.

    THỂ T H A O J /w J ffH th a n h hó a P H Ò N G M Ư Ợ N ị

    TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

    (Tái bản lần thứ mười hai) t h a n h h o a THƯ MƯỢN

    NHÀ XUẤT BẲN GIÁO DỤC

    L Ơ I N Ồ I ĐẦU

    Ngày 12 tháng 9 năm 1995* Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 3244 / GD - ĐT về việc ban hành Bộ chương trình Giáo dục đại cương (giai đoán I). Trong đó, chương trình môn Tiếng .Việt thực hành (in ở tr. 4, 5, 6) là m ột trong những chương trình có vai trò quan trọng trong đắb tạo sinh viên đại cương. Song, trên thực tế, việc dạy - học mõn Tiếng Việt thực hành còn mang nhiều tính thụ động, chủ yếu theo phương thức dạy chay - học chay. Giáo viên và học sinh chưa có một cuốn giáo trình thống nhất. Điều đó gây không ít khó khăn cho cả thày v itr ò ^hi dạy - hộc và thực hằnh tiếng Việt. Trước thực trạng đó, ,ẹjjúng tôi raạnh dạn biên soạn cpốn - "Tiếng Việt thực hanh nhằm phần nào đáp ứng nhu cầu dạy - học môn này trong nhà trường "đại cương". Cuốn sách được biên soan bám sát chương trình Tiếng Việt thực hẩrih Ho&

    039;Bộ Giáo duc va Đào tạo ban hành. Nội dung sách gồm hai phần chính được biên soạn đan xen vào nhau trong từng chương. I - Giản yếu về lí thụyểt. I I - Hệ thống bài tập thực hành Với cách biên soạn như vậy, hi vọng cuốn sách sẽ góp phần giảm bớt đi những khó khãn hiện có trong thực hành tiếng Việt. Đây là một biên soạn lần đầu theo m ột chương trình mới nên chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất. Trong quá trình sử dụng, m ong bạn đọc đóng gổp ý kiến để những lần tái bấn sau, sách được tố t hơn.

    H à N ội, tháng 10 năm 1996 CÁC TÁC GIẢ

    CH Ư Ơ N G T R ÌN H M ÔN H Ọ C
    053(TV)101. T IẾ N G V IỆ T T H ự C HÀNH (A)(1) (4ĐVHT) V IE T N A M E SE IN USE (A) MỤC TIÊU
  • Phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (chủ yếu là viết và nói) cho sinh viên các nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn.
  • Góp phần cùng các môn học khác rèn lùyện tư duy khoa học cho sinh viên. KHUYẾN NGHỊ
  • Chương trình được thực hiện thông qua hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng, không sa vào trình bày lí thuyết ngôn ngữ học và Việt ngữ học.
  • Để đảm bảo hiệu quả thực hành lớp học không nên quá 50 sinh viên. Nội dung cụ thể : NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
  • Rèn luyện kĩ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản.(30 tiết)
  • Phân tích một văn bản 1.1. Tìm ý chính của một đoạn vãn 1.1. Tìm hiểu cách lập luận trong m ột đoạn văn 1.1. Tìm dàn ý của một lập luận trong một văn bản
  • Thuật lại nội dung tài liệu khoa học 1.2. Tóm tắt một tài liệu khoa học 1.2. Tổng thuật các tài liệu khoa học

    (1) Ban hành theo Quyết định số 3244/ GD - ĐT ngày 12/09/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    053(TV)105. T IẾ N G V IỆ T THỰ C HÀNH <B) (3ĐVHT)
    V IE T N A M E SE IN USE (B)
    MỤC TIÊU
  • Phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (chủ yếu là viết và nói) cho sinh viên các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế, khoa học xã hội.
  • Góp phần cùng các môn học khác rèn luyộn tư duy khoa học cho sinh viên. KHUYẾN NGHỊ
  • Chương trình được thực hiện thông qua hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng, không sa vào trình bày lí thuyết ngôn ngữ học và Việt ngữ học. - - s,.
  • Để đảm bảo hiệu quả thực hành, lớp học không nên quá 50 sinh viên. NỘI DƯNG CHƯƠNG TRÌNH
  • R èn luyện kĩ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản (30 tiết)
  • Phân tích một văn bản 1.1. lìm ý chính của một đoạn văn 1.1. Tìm hiểu cách lập luận trong m ột đoạn văn 1.1. Tìm dàn ý của một lập luận trong một văn bản
  • Thuật lại nội dung tài liệu khoa học 1.2. Tóm tắt một tài liệu khoa học 1.2. Tổng thuật các tài liệu khoa học 1.2. Trình bày lịch sử vấn đề
  • Tạo lập văn bản 1.3. Lập đề cương

    1.3. Viết đoạn văn 1.3. Liên kết các đoạn văn 1.3. Rèn luyện kĩ thuật trình bày luận văn khoa học II. Rèn luyện kĩ năng đặt câu, dùng từ và kĩ năng về chính tả (15 tiết) II. 1. Chữa các lỗi thông thường về câu II. 1. Các lỗi vể cấu tạo câu II. 1. Các lỗi về dấu câu 11. Chữa các lỗi thông thường về dùng từ 11.2. Các lỗi về nghĩa của từ 11.2. Các lỗi về phong cách 11. Viết hoa và phiẽn âm tiếng nước ngoài 11.3. Viết hoa 11.3. Phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài M ở đ ầ u T IẾ N G V IỆ T VÀ B Ộ M Ô N " T IẾ N G V IẸ T T H Ự C H À N H "

    I - KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT
  • Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh), đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, tiếng V iệt càng ngày càng lớn mạnh. Trong lịch sử, cũng đã từng có thời kì các thế lực xâm lược ngoại bang và tầng lớp thống trị trong nước dùng tiếng nói và chữ viết nước ngoài (tiếng Hán, tiếng Pháp) làm ngôn ngữ chính thống trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, ... và tiếng Việt bị coi rẻ, bị chèn ép, nhưng tiếng Việt cũng như dân tộc Việt, không bị đồng hoá, không bị mai một, mà vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Với sự ra đời và phát triển của chữ Nôm, rồi chữ quốc ngữ, tiếng Việt càng ngặy càng khẳng định địa vị của nó, trường tồn và phát triển cho đến ngày nay. Từ sau ngày dân tộc giành được độc lập, tiếng V iệt đã trở thành một ngôn ngữ quốc gia chính thức và đảm nhiệm nhiều chức nãng lớn lao. Đ ến nay, tiếng V iệt có địa vị ngang hàng với các ngôn ngữ phát triển trên thế giới, vì th ế và vai trò của tiếng V iệt trên trường quốc tế càng ngày càng được khẳng định và đề cao.
  • Tiếng Việt đã và đang đảm nhiệm các clìức năng x ã liội trọng đại. Trước hết, cũng như ngôn ngữ của loài người nói chung, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Chức năng trọng đại đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam, của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam, mà còn được biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, quân sự, ngoại giao... Ngày nay, trong mọi lĩnh vực hoạt động của người Việt, kể cả trong lĩnh vực ngoại giao, quan hệ quốc tế, và lĩnh vực khoa học chuyên sâu, tiếng Việt đều được sử dụng là phương tiện giao tiếp chính thức. Riêng trong lĩnh vực giáo dục nhà trường, cũng từ năm 1945, tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu từ bậc mẫu giáo đến bậc đại học và cao học. Nó là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các trĩ thức khoa học thuộc tất cả các chuyên ngành, cũng là phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tình cảm, lối sống... Đặc biệt, càng ngày càng có nhiều người nước ngoài học tập và nghiên cứu về Việt Nam hoặc đến ở Việt Nam. Họ học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, để học tập và nghiên cứu. Vai trò của tiếng Việt trong giao tiếp quốc tế ngày càng được nâng cao và khẳng định. Tiếng Việt, đã từ lâu, còn là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn t ừ : Từ xa xưa, cha ông ta đã dùng tiếng Việt (tuy có lúc cũng dùng chữ Hán, tiếng Hán) để tạo nên những sáng tác văn chương, văn chương dân gian, cũng như văn chương bác học. Với sự trưởng thành của dân tộc Việt và tiếng Việt, văn chương tiếng Việt đã phát triển và đạt tới những thành tựu rực rỡ với các thể loại đa dạng và hiện đại. Tiếng Việt đã tỏ rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật. hiện nay không thể thiếu tiếng Việt (lời nói cũng như văn bản viết) trong việc tổ chức, duy trì và phát triển xã hội được. Với các chức năng xã hội trọng đại như trên, vị trí và vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống xã hội ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định rõ rệt. Chính điều đó lại là tiền đề cho việc khẳng định vai trò của tiếng Việt và môn Tiếng Việt trong nhà trường. 3. Để thực hiện được các chức năng xã hội lớn lao như trên, tiếng Việt, cũng như ngôn ngữ của loài người nói chung, phải được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định mà trong đó hai nguyên tắc có sức chi phối lớn nhất là nguyên tắc hệ thống và nguyên tắc tín hiệu. Song tiếng Việt có những đặc điểm riêng trong cơ cấu tổ chức. Sử dụng tiếng Việt và học tiếng Việt, cần chú ý đến một số đặc điểm cơ bản sãu đây : a. ở tiếng Việt, dòng lời nói (nói ra, hoặc viết ra) luôn luôn được phân cắt thành các âm tiết. Mỗi âm tiết được nói và viết tách bạch, với các đường ranh giới rõ ràng. Do đó, tiếng Việt là thứ tiếng phân tiết tính. Âm tiết tiếng Việt có một số đặc điểm sau :
  • có ranh giới rõ ràng, tách bạch.
  • có cấu trúc chặt chẽ và luôn luôn mang thanh điệu, ở dạng tối đa, mỗi âm tiết có một phụ âm đầu, một âm đệm, một âm chính, một âm cuối và một thanh điệu, ở dạng tối thiểu, mỗi âm tiết có 1 âm chính (luôn luôn là nguyên âm) và một thanh điệu.
  • Nhìn chung, mỗi âm tiết tiếng Việt là m ột đon vị nhỏ nhất có nghĩa. Mỗi âm tiết là một thành tố cấu tạo từ, hoặc làm thành một từ.
  • Ớ tiếng Việt, từ không biến đổi hình thức âm thanh và cấu tạo khi tham gia vào cấu tạo câu. Dù đó là từ có cấu tạo thế nào, hay thuộc về từ loại nào thì nó vẫn giữ nguyên một hình thức khi ý nghĩa ngữ pháp và quan hộ ngữ pháp của từ có thay đổi.
  • Có sự khác biệt giữa các hư từ khác nhau : Tôi mua hàng cua nó * Tôi mua hàng cho nó. Bức ảnh của nó chụp * Bức ảnh do nó chụp. Tuy nhiên khi hoàn cảnh giao tiếp, hoặc ngữ cảnh cho phép thì việc dùng hư từ cũng có thể linh hoạt, mềm dẻo (không nhất thiết dùng hư từ). Ví dụ : Hôm qua, tôi (đã) mua quyển sách ấy rồi. Tôi mượn (của) thư viộn quyển sách này (Nhưng phải nói : Tồi mượn quyển sách này của thư viện)
  • Ngữ điệu : là đặc điểm trong giọng nói thể hiện ở sự thay đổi khi nhấn giọng, lên giọng hay xuống giọng, nói liên tục hay ngắt quãng hoặc ngừng nghỉ. Khi viết, ngữ điệu được biểu hiện bằng các dấu câu. Sự khác biệt về ngữ điệu cũng dùng để biểu hiện sự khác biệt trong ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp. Ví dụ : nếu vị trí của chỗ nghỉ hơi khác thì ý nghĩa của câu cũng khác. So sánh : Phương pháp làm việc mới / là điều quan trọng (1). Phương pháp làm việc / mới là điều quan trọng (2). ở câu (1) chỗ nghỉ ở sau từ mới, do đó từ mới có quan hệ với cụm từ "phương pháp làm việc" và hạn chế ý nghĩa cho nó (phân biệt với phương pháp làm việc cũ), còn ở câu (2),chỗ nghỉ ở trước từ mới, do đó từ mới có quan hệ với cụm từ đi sau và bổ sung ý nghĩa điều kiện cho câu. Trên đây là một số đặc điểm vể mặt cấu tạo của tiếng Việt. Những đặc điểm này đã hình thành dần dẫn trong lịch sử tồn tại và phát triển của tiếng Viêt. Chúng chi phối việc sử dụng tiếng Việt (nói, viết, và cả nghe, đọc, lĩnh hội). Khi sử dụng tiếng Việt mọi người phải tôn trọng và tuân theo. Tuy đó chưa phải là toàn bộ các quy tắc của tiếng Việt. Ngoài các đặc điểm cơ bản Nôm và việc dùng chữ Nôm trong sáng tác văn chương để đạt tới những thành tựu rực rỡ suốt mấy trăm năm, từ thế kỉ XVII đến hết thế kỉ XIX, với những đại biểu ưu tú như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,... là biểu hiện lòng yêu quý và sự trân trọng đối với tiếng nói dân tộc. Biết bao thế hệ người Việt chúng ta đã vun đắp, chăm sóc, bảo vệ và nâng niu, quý trọng tiếng nói dân tộc để cho nó đạt tới được trình độ phát triển như ngày nay. Quý trọng và bảo vệ tiếng nói dân tộc đã trở thành một tư tưởng có tính chất chính thống ; đặc biệt trong các thời kì lịch sử mà giai cấp thống trị xã hội giữ vai trò tiên tiến, và phù hợp với lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Sử sách cho biết năm 1374, vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quàn dân không được bắt chước tiếng nói của nước Chiêm, nước Lào. Rồi đến năm 1435, khi chủ trì biên soạn sách "Dư địa chí", Nguyễn Trãi cũng chủ trương : người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm và Chân Lạp để làm loạn ngôn ngữ và y phục nước ta. Ớ thế kỉ XVIII, Quang Trung - Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải, đã muốn đưa tiếng Việt và chữ Nôm lên địa vị ngôn ngữ và văn tự chính thức của quốc gia, thay thế cho chữ Hán. Từ sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930) và nhất là từ sau khi nước ta giành được độc lập (1945), Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã kế thừa và phát huy tư tưởng có tính chất tìuyền thống của dân tộc về việc- giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đã thường xuyên quan tâm đến việc chăm sóc và phát triển tiếng nói và chữ viết (chữ quốc ngữ) của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định : "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". 2. Vậy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bao gồm những nội dung cụ thể như thế nào? Và chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng ấy?
  • Trước hết, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là phải có tình cảm yêu quỷ và thái độ trân trọng đối vơi tiếng nói và chữ viết của dân tộc, phải tìm tòi và phát hiện ra sự giàu đẹp, cùng bản sắc, tinh hoa của tiếng nói dân tộc ở tất cả các phương diện của nó : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, ... Tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đó là tình cảm và thái độ đối với m ột tài sản thiêng liêng và vô cùng quý báu mà cha ông, tổ tiên đã để lại. Cần bồi dưỡng những tình cảm và thái độ đó thành những phẩm chất văn hoá, thành những giá trị đạo đức trong mỗi người, đồng thời phê phán những biểu hiện xem thường, coi khinh tiếng nói và chữ viết của dân tộc. b) Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải trở thành một ỷ thức thường trực và m ột thói quen trong việc sử dụng tiếng Việt. Nói và viết tiếng Việt phải đạt tới sự đúng đắn, chính xác, phải sáng sủa, mạch lạc, hơn nữa phải đạt tới hiệu quả giao tiếp cao. Khi sử dụng tiếng Việt, trước hết cần xây dựng được một thói quen, một nề nếp lựa chọn và thận trọng trong dùng từ, đặt câu, viết chữ, cấu tạo bài, ... Đồng thời luôn luôn bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Việt, coi việc "học nói", việc "lựa lời" như m ột việc làm thiết yếu. Mỗi người có thể nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp khác nhau với mục đích cuối cùng là nắm vững và sử dụng thành thạo tiếng Việt theo những chuẩn mực nhất định. Sự chuẩn hoá tiếng Việt là công việc của mỗi người nói ỉiếng Viột, đồng thời là sự nghiệp của cả xã hội. Sử dụng tiếng Việt cho trong sáng là sử dụng theo các chuẩn mực của tiếng Việt. Các chuẩn mực này được hình thành trong thực tế sử dụng tiếng Việt suốt quá trình phát triển lịch sử của nó, và được cả cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận. Nó là cơ sở cho người nói hay người viết tạo lập lời nói (hay văn bản), cũng là cơ sở cho người nghe hay người đọc lĩnh hội được lời nói (hay văn bản) đó. Các chuẩn mực bao gồm : trong văn hoá, cũng như trong ngôn ngữ là một trạng thái thường xuyên. Chỉ cần lưu ý rằng :
  • Chỉ tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ cần thiết (khi tiếng Việt còn thiếu) để làm giàu có, phong phú cho tiếng Việt.
  • Yếu tố tiếp nhận phải được Việt hoá (về hình thức, về ngữ nghĩa, về sắc thái phong cách...) để trở thành yếu tô&

    039; của hệ thống tiếng Việt. Đây là sự tiếp biến.

  • Tránh sự lạm dụng (mượn tràn lan, ngay cả khi không cần thiết), tránh bệnh sính dùng tiếng nước ngoài. Đồng thời cũng tránh cả hiện tượng lai tạp, hỗn độn. V í dụ : hiện nay có hiện tượng nhiều từ cấu tạo theo kiểu nửa Việt, nửa nước ngoài. Yếu tố tiếp nhận có thể thuộc bình diện ngữ âm, từ vựng và cả ở bình diện ngữ pháp (các kiểu câu, các cách diễn đạt...) III - M ÔN TIẾNG VIỆT THỰC H À N H - M ỤC TIÊU V À N H IỆM v ụ Cùng với sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt, cùng với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu tiếng Việt, thì môn Tiếng Việt trong nhà trường cũng ngày càng được khẳng định vị trí và vai trò của nó. Trước đây, tiếng Việt chủ yếu được dạy và học ở cấp Tiểu học, và cấp Trung học cơ sở (c). Từ năm học 1990 - 1991, nó được dạy thành một môn học độc lập ở cấp III, đồng thời môn Làm văn vốn có được quan niêm là môn học rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong việc viết bài văn. Đến năm học 1995 - 1996, tiếng Việt được đưa vào chương trình Đại học ở giai đoạn đại cương thuộc tất cả cáe Trường Đại học dưới tên gọi là môn Tiếng Việt thực hành. Điều đó là xuất phát từ vai trò của tiếng V iệ t: đối với người sinh viên đại học, tiếng Việt chẳng những là phương tiện nhận thức, tư duy và phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn là một công cụ để học tập, nghiên cứu khoa học, tích luỹ kiến thức thuộc mọi chuyên ngành, mọi lĩnh vực khoa học. Hơn nữa sau khi tốt nghiệp, trong quá trình làm việc suốt cuộc đời, người sinh viên còn tiếp tục sử dụng tiếng Việt trong sinh hoạt, trong việc