Hạch lao thường nổi ở đâu

Khác với bệnh lao phổi, lao hạch không lây nhiễm cho người xung quanh do vi khuẩn lao hạch chỉ khu trú, phát triển ở trong hạch. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu sẽ không có dấu hiệu gì rõ ràng gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.

Lao hạch là bệnh gì?

Bệnh lao hạch là thể lao ngoài phổi phổ biến, thường gặp nhất ở trẻ em. Lao hạch thường xuất hiện ở các vị trí: Cổ, nách, bẹn… Tuy nhiên, chúng vẫn có thể xuất hiện ở các bộ phận nội tạng như: Hạch trung thất, hạch mạc treo. 

Bình thường các hạch trong cơ thể rất nhỏ, chỉ to bằng hạt thóc, hạt đậu và lẫn trong các mô xung quanh. Khi hạch nổ, sờ ngoài da có thể cảm nhận nghĩa là đã sưng to. Tình trạng hạch khi bị lao hạch thường sờ nắn không đau, mềm căng.

Vi khuẩn lao gây bệnh thường là các chủng M.tuberculosis, M.bovis, M.africanum, trong đó chủ yếu do M.tuberculosis.

Hạch lao thường nổi ở đâu
Đôi khi có thể sờ thấy hạch lao đang ẩn dưới da

Dấu hiệu lao hạch biểu hiện như thế nào?

Khi bị virus lao hạch tấn công, hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện chính là một hoặc nhiều hạch sưng to. Kích thước của hạch sẽ tăng dần dần một cách âm thầm nên người bệnh thường không biết được hạch xuất hiện từ lúc nào. Hạch sưng to lên từng ngày nhưng bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, vùng da có hạch không nóng, không đỏ.

Có trường hợp nhiều hạch cùng một chỗ bị sưng, lớn nhỏ không đều nhau, tập trung lại tạo thành một chuỗi. Đôi khi chỉ xuất hiện một hạch duy nhất tại vị trí cổ bị sưng to.

Các giai đoạn phát triển của hạch lao như sau:

  • Giai đoạn đầu: Hạch bắt đầu xuất hiện và sưng to dần, nếu có nhiều hạch thì kích thước của chúng thường lớn nhỏ không đều, hạch chắc và còn có thể di động dễ dàng vì lúc này hạch chưa dính vào nhau và chưa dính vào da.

  • Giai đoạn sau: Giai đoạn này gọi là tình trạng viêm hạch và viêm xung quanh hạch. Lúc này các hạch phát triển với kích thước lớn hơn và thường đã kết dính với nhau tạo thành chuỗi dài hoặc mảng lớn. Đồng thời chúng cũng có thể dính vào da và các tổ chức xung quanh nên chúng không còn di động dễ dàng nữa.

  • Giai đoạn nhuyễn hóa: Ở giai đoạn này hạch đã trở nên mềm hơn, dễ ấn sâu vào vùng da có hạch. Quan sát thấy vùng da này xuất hiện triệu chứng sưng và đỏ tấy, mặc dù không có cảm giác đau hoặc nóng. Khi bệnh trở nặng, hạch thường có mủ, dễ vỡ tạo thành những lỗ rò li ti rất khó liền. Miệng các lỗ rò này có màu tím ngắt, phần lớn sẽ tạo thành sẹo lồi nhăn nhúm hoặc những dây chằng xơ gây mất thẩm mỹ. Mủ chảy ra thường có màu xanh nhạt,trong mủ có bã đậu, không dính.

Bên cạnh các biểu hiện điển hình ở từng giai đoạn bệnh, người bệnh lao hạch có thể xuất hiện một số triệu chứng chung khác khi nhiễm lao như: Sốt nhẹ về chiều, hay cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, sụt cân,…

Đôi khi trong quá trình mắc bệnh, người bệnh cảm thấy sức khỏe bình thường và chỉ phát hiện là hạch lao khi bệnh nhân tình cờ chạm vào thấy nổi hạch ở vùng cổ hoặc ở vị trí khác trên cơ thể nên đi thăm khám. Một số trường hợp bị bội nhiễm hoặc những bộ phận khác như phổi, xương bị ảnh hưởng bởi lao thì sẽ biểu hiện các triệu chứng toàn thân nặng nề hơn.

Hạch lao thường nổi ở đâu
Dấu hiệu lao hạch dễ nhận biết nhất là nhìn thấy cổ nổi hạch to

Riêng ở thể hạch lao khối u (viêm hạch lao phì đại) thường có các triệu chứng điển hình như: Có khối u ở cổ, thấy xuất hiện một hoặc nhiều hạch nổi to. Theo thời gian, nhóm hạch này dính thành một khối lớn. Mặc dù khối u không gây đau, không đỏ, sờ chắc và di động nhưng một khi chúng phát triển quá to có thể chiếm phần lớn vùng cổ, nghiêm trọng hơn nữa là gây biến dạng cổ người bệnh. Một số hạch xuất hiện ở vùng mang tai hoặc dưới hàm cũng rất dễ bị phì đại. Hạch lao phì đại thường rất khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên đây cũng là thể bệnh rất ít gặp.

Phòng ngừa bệnh lao hạch

Bệnh lao hạch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả nam lẫn nữ, người lớn và cả trẻ em. Vậy đâu là biện pháp phòng ngừa bệnh lao hiệu quả? Tương tự như các bệnh lý khác, luôn chú ý tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể là biện pháp ngừa bệnh tốt nhất và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số điều dưới đây để giúp phòng tránh bệnh:

  • Xây dựng lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.

  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và hạn chế rượu, bia.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất 2 lần/ ngày. Cần phải thăm khám, chữa trị và xử lý ngay khi mắc các bệnh về răng miệng để tránh vi khuẩn lao xâm nhập.

Hạch lao thường nổi ở đâu
Chăm tập luyện thể thao để phòng ngừa bệnh lao

Trên đây là một số thông tin về bệnh lao hạch cũng như các dấu hiệu lao hạch có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả đã có thêm kiến thức để nhận biết sớm bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời, nhanh chóng.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh lao hạch có thể xuất hiện ở mọi giới tính, mọi độ tuổi nhưng đặc biệt là thường xuất hiện ở trẻ em. Lao hạch có thể được chữa trị bằng thuốc hoặc bằng phương pháp mổ nếu cần thiết.

Lao hạch là gì?

Hạch bạch huyết là những hạch có cấu trúc nhỏ, phân bố rải rác khắp cơ thể, thuộc hệ thống mạch bạch huyết. Bình thường, các hạch này có kích thước nhỏ chỉ bằng một hạt gạo, hạt đậu và hoà lẫn vào những mô xung quanh và không thể sờ thấy.

Hạch thường đứng tập hợp thành cụm, có chức năng tạo kháng thể, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác hại từ bên ngoài.

Hạch là nơi mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, trong đó thường gặp là vi khuẩn lao, dẫn tới gây viêm - lao hạch.

Lao hạch là một bệnh viêm mạn tính ở hệ thống hạch bạch huyết ngoại vi (hạch cổ, hạch bẹn, hạch nách…) do vi khuẩn lao gây nên.

Hạch lao thường nổi ở đâu

Lao hạch là một bệnh viêm mạn tính do vi khuẩn lao gây ra

Biểu hiện của bệnh lao hạch

Để trả lời câu hỏi lao hạch có nguy hiểm hay không thì cần phải xác định các thể lao hạch. Lao hạch chia làm 3 thể:

  • Viêm hạch thông thường.

  • Viêm hạch và viêm quanh hạch.

  • Khối u.

Với mỗi thể khác nhau, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau:

  • Viêm hạch thông thường: Một số tổn thương ở răng, miệng, mũi… sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn lao xâm nhập, khu trú dễ dàng và gây ra bệnh lao hạch. Viêm hạch thông thường thì kích thước các hạch rất nhỏ và lẫn trong các mô xung quanh. Khi hạch nổi lên ở ngoài da, người bệnh có thể sờ thấy nếu hạch đã sưng to. Viêm hạch thông thường khi sờ vào sẽ không thấy đau, hạch phát triển chậm và mềm căng. Điều trị lao hạch thể này trong bao lâu thì còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.

  • Viêm hạch và viêm quanh hạch (viêm hạch do nhiễm khuẩn): Thể lao hạch này thường sẽ sưng to, đỏ, sờ vào thấy đau. Dùng kháng sinh có thể bớt sưng đau, giảm dần kích thước hạch thì đó là hạch viêm do nhiễm khuẩn. Còn hạch nếu lúc sưng lúc không, lúc đau lúc không thì đây có thể là hạch viêm do nhiễm khuẩn thông thường.

  • Hạch khối u: Nếu hạch cứng, to và phát triển rất nhanh, hạch có chân lan tỏa như rễ cây lan vào các cơ quan xung quanh thì có nguy cơ đây là hạch ung thư hoặc hạch đã di căn ung thư.

Hạch lao thường nổi ở đâu
Trẻ bị lao hạch thường sẽ sờ thấy khối hạch u cứng dưới da

Bệnh lao hạch có tái phát không?

So các thể lao khác, lao hạch điều trị đơn giản hơn. Bệnh lao hạch có chữa khỏi được không còn tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người, điều trị lao hạch bao lâu là cũng tùy vào việc người bệnh có điều trị đúng lộ trình hay không.

Nếu bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc trước 8 tháng hay không nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, bỏ dở việc điều trị khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm sẽ dẫn đến hậu quả là bệnh không những không khỏi mà còn có nguy cơ tái phát trở lại. Nguy hiểm hơn là vi khuẩn lao sẽ trở thành lao kháng thuốc, lúc này việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn về sau.

Nếu bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, không khu trú hay di động thì có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ hạch. Lao hạch ở trẻ em thường sẽ được trị khỏi dứt điểm nếu được điều trị đúng liệu trình, giữ vệ sinh sạch sẽ. Không cần cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ cơ thể, chống lại sự thâm nhập của trực khuẩn lao. 

Hạch lao thường nổi ở đâu
Uống thuốc đúng giờ để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng

 Lao hạch có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa:

  • Điều trị nội khoa: Bệnh nhân nên tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ, bắt buộc uống thuốc chống lao. Uống thuốc đúng liều, đủ giờ và không được bỏ sót bất kỳ liều nào. Tuy nhiên, lưu ý là sau khi sử dụng thuốc chống lao được vài tuần, mặc dù bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh thấy khỏe hơn, ăn uống ngon miệng hơn và có thể tăng cân nhưng tuyệt đối không ngưng thuốc giữa chừng, bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn và có thể tái phát.
  • Điều trị ngoại khoa: Bệnh lao hạch cũng có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hạch, áp dụng với các loại lao hạch như u lympho lao hạch, lao không thành mủ….
  • Để phòng bệnh lao hạch hiệu quả, cách tốt nhất là chú trọng nâng cao sức đề kháng bản thân, nhất là đối với trẻ em, tránh để viêm hạch mạn tính, tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn lao xâm nhập.

Cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, răng sâu nên được nhổ hoặc chữa sớm để tránh vi khuẩn tấn công.

Khi đã được chẩn đoán là lao hạch, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, phối hợp tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng chế độ ăn uống tốt, nghỉ ngơi hợp lý.

Chăm sóc sức khỏe tốt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, sinh hoạt khoa học, hạn chế tiếp xúc rượu, bia sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng một cách đáng kể. 

Lao hạch là bệnh không lây tuy nhiên lao hạch có thể tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Khi đã được chẩn đoán bệnh lao, người bệnh nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt cùng với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp