Học đan len ở nhà văn hóa phụ nữ năm 2024

Chỉ sau một tháng thành lập, ngày 8/3/2015, CLB có buổi “trình làng” ấn tượng khi thành viên Huỳnh Thị Út (SN 1969) giành giải nhì hội thi đan len “Ấm lòng người chiến sĩ” do Hội LHPN Q.8 tổ chức. Là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ (PN) KP.7, P.4, Q.8, chị Út chỉ nghĩ, học đan, móc len để hướng dẫn cho hội viên, ai ngờ “rinh giải”.

Khi Hội LHPN P.4 mở lớp đan len do chị Đinh Thị Tuyết Đào (cơ sở Len Phước Đào, Q.7, TP.HCM) hướng dẫn hồi tháng 9/2014, chị Út xin học ngay. Chị tâm sự: “Qua thời gian học tôi như bị mê hoặc bởi những cuộn len nhiều màu. Khóa học kết thúc, tôi liền đăng ký học chương trình nâng cao bên Nhà Văn hóa Phụ Nữ TP.HCM. Khi tham gia hội thi “Ấm lòng người chiến sĩ”, tôi dồn hết tâm sức vào từng mũi đan với hy vọng chiếc khăn choàng do mình làm sẽ đến được đảo xa chứ không dám nghĩ sẽ đoạt giải”.

Tương tự chị Út, khi kết thúc khóa học do chị Tuyết Đào phụ trách, chị Trần Khánh Ly (SN 1973), Chủ nhiệm CLB và chị Trần Thị Kim Hoa (SN 1972) đã tiếp tục học thêm tại Nhà Văn hóa Phụ Nữ. Chị Khánh Ly thổ lộ: “Ra đường thấy cửa hàng nào treo sản phẩm len đẹp, mới lạ, tôi đều quan sát rất lâu. Nhờ đó, tôi học được nhiều điều và sáng tạo thêm cho các sản phẩm. Tôi muốn tìm tòi, khám phá nhiều hơn về nghệ thuật đan, móc len”.

Hôm gặp tôi, dì Đỗ Kim Lang (SN 1949) “chị cả” của CLB háo hức, khoe: “Bây giờ tôi đã móc thành thạo mũi đơn, mũi kép, mũi chữ V, chữ T, mũi dời, mũi bình rồi đó. Lúc còn học, cô Đào chắc phải “khổ” vì tôi nhiều lắm. Lớn tuổi nên làm cái gì cũng chậm mà! Tôi tính đi học cho vui và đỡ “bà tám”. Ai dè, phát hiện ra đam mê của mình với len quá lớn. Thành ra, bây giờ dù mũi móc khó mấy, tôi cũng không nản. Có hôm thức khuya đan móc vẫn không thấy mệt”.

Đều là giáo viên, hai chị em ruột Kim Thủy (SN 1962), Kim Cúc (SN 1967) đi học đan, móc len và tham gia CLB vì thích hoạt động Hội ở cơ sở. Chị Kim Thủy, giáo viên Trường THPT Lương Văn Can (P.4, Q.8) chia sẻ: “Tôi đã tự tay đan được nón, khăn choàng cho các thành viên trong gia đình. Điều này khiến tôi vui lắm. Chị em trong CLB rất thân tình, đoàn kết. Với tôi, CLB thật sự là sân chơi bổ ích, khơi gợi đam mê của từng thành viên”.

Học đan len ở nhà văn hóa phụ nữ năm 2024

Chị Huỳnh Thị Út (giữa) giới thiệu sản phẩm của CLB

CẢI THIỆN KINH TẾ

Trước đây, chị Huỳnh Thị Út làm nghề may gia công; chồng chị, anh Phạm Ngọc Xuân chạy xe ôm. Học đan móc len, tham gia CLB, nhờ siêng năng, lại khéo léo nên sản phẩm của chị bán được nhiều. Có “đồng ra đồng vô”, chị cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn. Tương tự, chị Khánh Ly có một sạp bán quần, áo ở chợ Phạm Thế Hiển.

Với các sản phẩm bằng len, trước đây chị phải tìm nguồn cung cấp cho hợp ý khách hàng. Vì tuy khách hài lòng về mẫu mã nhưng lại chê màu sắc, mũi móc không đẹp. “Mình đâu có thợ mà làm theo đơn đặt hàng của khách được. Việc bán đồ len vì thế rất thụ động”, chị Ly chia sẻ. Tham gia CLB, không chỉ tự mình làm ra nhiều sản phẩm mới lạ mà chị còn đặt hàng cho các thành viên khác. Từ nón, khăn choàng, ví đến áo, chậu hoa hồng, gấu bông, các chị đều đan, móc thành thạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách.

Chị Ly bộc bạch: “Cầm trên tay sản phẩm do chính mình làm ra, tôi vui lắm. Lúc ít khách, tôi thư giãn bằng việc đan len. Thư giãn mà… được tiền. CLB không những tạo cho tôi sự vui vẻ, chủ động hơn trong buôn bán mà còn giúp cải thiện kinh tế của nhiều chị em khác”.

Thành viên CLB đa phần là chi hội trưởng, chi hội phó nên nội dung mỗi buổi sinh hoạt bao giờ cũng lồng ghép giới thiệu những mô hình hay ở các chi hội để cùng tham khảo. Bên cạnh việc chia sẻ với nhau những mẫu mã, kiểu móc len mới, các dì, chị còn bộc bạch nỗi lòng, những trăn trở trong đời sống…

Một ngày giữa tháng Năm, tôi gặp chị Út, dì Lang, chị Ly và nhiều thành viên khác khi họ đang khoe với nhau những sản phẩm mới. Chị Út vừa đan xong chiếc mũ vành màu tím rất đẹp. Chị Ly mang theo một túi len và bộ đầm trẻ em màu hồng dễ thương khiến ai cũng trầm trồ. Dì Lang tủm tỉm cười, nói: “Mấy bữa nay ông xã khen quá trời vì những chiếc ví nho nhỏ, xinh xắn dì móc cho các cháu”.

Chị Nguyễn Thị Diễm My, Chủ tịch Hội LHPN P.4, Q.8 cho biết: “Hiện CLB tổ chức sinh hoạt tại nhà chị Khánh Ly. Chúng tôi đã đề xuất với Đảng ủy phường xin hỗ trợ một địa điểm sinh hoạt ổn định hơn. Hy vọng, CLB sẽ phát triển theo hướng tăng số lượng thành viên và tìm đầu ra sản phẩm thuận tiện, phong phú hơn. Thời gian tới, các chị trong CLB sẽ là lực lượng nòng cốt hướng dẫn kỹ thuật đan, móc len cho hội viên”.

  • Ngày khai giảng: Liên hệ trung tâm
  • Điện thoại: Điện thoại: (848) 3931 6447
  • Học phí: 400.000đ hay 200.000đ
  • Liên hệ: Đặt tại tầng II Trung tâm Thương mại Lotte Mart, số 469 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7.
  • Văn bằng/ Chứng chỉ: chứng chỉ
  • Tần suất khai giảng:
  • Thời gian học: Thứ 2-4:13g30-15g30 và 18g30-20g30 hay Thứ 7:8g00-10g00 và 10g00 -12g00 hay Chủ nhật:15g00-17g00
  • Thời lượng:

Nội dung khóa học

Ngày / Giờ học

Học phí

Giáo viên

giảng dạy

Chương trình học

Thứ 2 – 4:

·13g30 – 15g30

·18g30 – 20g30

400.000đ

Đỗ

Hoàng Quang

1.Sinh hoạt lớp. Giới thiệu dụng cụ và vật liệu. Móc mũi căn bản và mũi kiểu

2.Móc cặp nhấc nồi

3.Móc thảm trải sàn dạng tròn

4.Móc dép đi trong nhà dành cho nữ

5.Móc dây nữ trang vòng cổ. Sử dụng kỹ thuật móc bao hạt gỗ

6.Món nón nữ dạng hoa văn hoa dại, rộng vành

7.Móc giỏ xách đáy ovan, dạng hoa văn hoa dại

8.Móc hoa làm kẹp mái. Kiểm tra cuối khóa

Thứ 7:

·8g00 – 10g00

·10g00 – 12g00

Chủ nhật:

·15g00 – 17g00

200.000đ

1.Sinh họat lớp, Giới thiệu dụng cụ và vật liệu. Móc mũi căn bản và mũi kiểu

2.Móc nón nữ dạng hoa văn hạt gạo, rộng vành

3.Móc giỏ xách đáy ovan, dạng hoa văn hoa hướng dương.

4.Móc miếng lót nổi (tô, dĩa, …). Kiểm tra cuối khóa

Học đan len ở nhà văn hóa phụ nữ năm 2024

Nhà đào tạo

Học đan len ở nhà văn hóa phụ nữ năm 2024

Nhà Văn hóa Phụ nữ

Được thành lập vào ngày 20/10/1981 với tên gọi đầu tiên là Câu Lạc Bộ Phụ nữ Thành phố, đến ngày 29/04/1988 được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định nâng cấp thành NHÀ VĂN HÓA PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (theo quyết định số 63/QĐ-UB).