Hướng dẫn dùng kháng sinh cho trẻ em năm 2024

Hiện nay kiến thức y khoa phổ thông của cộng đồng và cha mẹ các bé đã ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cha mẹ chưa coi trọng cách sử dụng kháng sinh đúng cách, đúng chỉ định. Điều này dẫn đến đề kháng kháng sinh, trẻ sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong ở những lần điều trị kháng sinh sau.

Hướng dẫn dùng kháng sinh cho trẻ em năm 2024

Sử dụng kháng sinh đúng cách, đúng chỉ định

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Vì vậy, không thể lấy thuốc của người lớn, rồi giảm liều. Sử dụng kháng sinh đúng cách cho trẻ là sử dụng kháng sinh đúng chỉ định (theo đơn thuốc của bác sĩ), sử dụng đúng liều, đúng tuổi và đúng thời gian.

Khi trẻ bị bệnh và phải dùng tới kháng sinh, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán và kê toa thuốc chính xác, đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc cho trẻ cho sử dụng hoặc điều trị theo sự mách nước của những người không có chuyên môn.

Sử dụng kháng sinh theo đúng lứa tuổi

Trẻ em ở mỗi lứa tuổi, sẽ được chỉ định thuốc với liều lượng khác nhau, những loại thuốc khác nhau, vì vậy chúng ta cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để tránh những việc đáng tiếc xảy ra cho các bé.

Cha mẹ cần nắm rõ là trẻ càng nhỏ thì nguy cơ ngộ độc thuốc càng cao. Đặc biệt, ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi sinh), liều lượng thuốc cần phải tính toán thật chính xác, vì nguy cơ ngộ độc thuốc ở trẻ tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Liều lượng thuốc ở trẻ em tính theo mg/kg, cần phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học của riêng từng thuốc, theo tuổi (yếu tố quyết định chính), tình trạng bệnh, giới tính (trong thời kỳ sau dậy thì) và theo nhu cầu của từng bệnh nhi. Nếu không, có thể dẫn đến điều trị không kết quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc.

Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng thời gian

Đối với những bệnh thật sự cần dùng kháng sinh, cha mẹ nên cho con uống thuốc đầy đủ theo toa thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, không tự ý tăng liều (khi thấy lâu khỏi bệnh), hoặc tự ý giảm liều (vì lo lắng thuốc gây hại cho con).

Liều lượng thuốc cho trẻ thường căn cứ vào cân nặng cơ thể (tính bằng kilogam) hoặc theo tuổi: Mới sinh (tháng đầu), cho đến 1 tuổi (trẻ nhỏ), 1 – 5 tuổi, 6 – 12 tuổi. Hoặc trong một số trường hợp có thể tính theo diện tích bề mặt cơ thể hoặc phối hợp các yếu tố trên. Ngoài ra những trẻ có tình trạng béo phì, có bệnh đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới liều thuốc kháng sinh cho trẻ. Một số các thuốc sử dụng cùng lúc cũng có thể ảnh hưởng tới liều lượng thuốc của trẻ.

Các kháng sinh uống thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng 2-3 lần/ ngày, kèm theo các hướng dẫn cụ thể uống trước hay sau ăn, hay trong lúc ăn. Sau khi uống hết toa thuốc, cha mẹ cần đưa con đi tái khám theo đúng hẹn, để được bác sĩ thăm khám kiểm tra và hướng dẫn chăm sóc, điều trị tiếp, không nên tự động ngưng thuốc khi thấy bé giảm bệnh hoặc đến hẹn không tái khám.

Hậu quả của sử dụng kháng sinh không đúng cách

Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng tích cực, song chính việc dùng thuốc thiếu khoa học đã dẫn đến trình trạng kháng thuốc. Hầu hết các trường hợp trẻ bệnh là sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy,… vì vậy không cần dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Thậm chí, nếu cho trẻ sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn. Việc cho trẻ dùng kháng sinh bừa bãi thường gây nhiều tác dụng phụ như: tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Việc lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến đề kháng kháng sinh, trẻ sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong ở những lần điều trị kháng sinh sau. Nghiêm trọng hơn, còn tạo ra những vi khuẩn kháng thuốc, những loại vi khuẩn ấy có thể lây lan từ người này sang người khác rất rất nguy hại cho cộng đồng.

Kết luận

Khi trẻ có các dấu hiệu của nhiễm siêu vi, như: cảm sốt, ho, sổ mũi,… cha mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp tự nhiên như lau mát, mặc quần áo thông thoáng dễ hút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước. Các loại thuốc ho được bào chế từ thảo dược có thể an toàn cho trẻ trong trường hợp này. Cha mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ, giúp cho đường hô hấp của trẻ được thông thoáng. Nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Chúng ta cần hiểu rằng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn (bacteria), không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi (virus).

Hướng dẫn dùng kháng sinh cho trẻ em năm 2024

Ảnh minh họa. Nguồn: Bệnh Viện Sản Nhi Ninh Bình

Hiện nay, nhiều trẻ em đang được sử dụng kháng sinh trong các trường hợp không cần thiết hoặc dùng kháng sinh không cần đơn thuốc của bác sỹ hay tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng… Chính điều này làm gia tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc điều trị bệnh khó khăn, kéo dài, tốn kém.

Hậu quả khi sử dụng kháng sinh không đúng cách

Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng tích cực song chính việc dùng thuốc thiếu khoa học đã dẫn đến trình trạng đa kháng thuốc. Hiện nay có rất nhiều quan niệm sai lầm trong việc sử dụng kháng sinh như: Sốt, ho là phải dùng kháng sinh hay đã có viêm là phải dùng kháng sinh; khi bệnh thuyên giảm thì có thể giảm liều hoặc thậm trí ngừng hẳn kháng sinh…

Chúng ta cần hiểu rằng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng đối với các bệnh do virus. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp như sốt do virus, viêm họng cấp, viêm thanh quản, viêm phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu cho trẻ sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể trẻ lại có nguy cơ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

Ngoài ra, việc phụ huynh tự ý cho trẻ giảm liều kháng sinh thậm trí dừng hẳn kháng sinh khi thấy trẻ khỏe hơn hoặc các triệu trứng thuyên giảm cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển. Tuy nhiên, thực tế các triệu chứng thường được cải thiện trước một khoảng thời gian, khi các vi khuẩn đã bị tiêu diệt và xử lý. Nếu tự ý giảm liều lượng hoặc dừng việc sử dụng thuốc kháng sinh, lượng kháng sinh sẽ không đủ để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh còn sót lại. Những vi khuẩn còn sót lại này có thể sẽ sinh sản và tái tạo và phát triển trở lại. Kết quả là trẻ sẽ dễ bị tái phát bệnh sau một thời gian, gây tổn hại sức khỏe cho trẻ, lãng phí thời gian, tiền bạc cho gia đình và xã hội.

Việc cho trẻ dùng kháng sinh không đúng cách gây ra các tác dụng phụ như: Nôn, tiêu chảy, dị ứng, các phản vệ hay nặng hơn là sốc phản vệ nguyên nhân có thể dẫn tới tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là nhờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, trẻ sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn, điều trị khó hơn và có thể góp phần tăng tỷ lệ tử vong.

Sử dụng kháng sinh hợp lý là phải có đơn thuốc của bác sỹ

Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau thì có thể trạng khác nhau, cân nặng khác nhau nên thuốc cũng được bào chế ở các dạng bào chế khác nhau cho phù hợp. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên xem trẻ em là người lớn thu nhỏ và không nên nghĩ rằng người lớn dùng thuốc gì thì trẻ em cũng dùng được, chỉ cần giảm liều, bớt liều lượng đi là được. Đặc biệt khi trẻ bị ốm và phải dùng tới kháng sinh, phụ huynh nhất thiết phải cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế hợp pháp để bác sỹ chẩn đoán và kê đơn thuốc chính xác, đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh tại các quầy thuốc, nhà thuốc… cho trẻ cho sử dụng hoặc điều trị theo sự mách nước của những người không có chuyên môn.

Khi trẻ có các dấu hiệu cảm sốt, ho, sổ mũi… phụ huynh có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp tự nhiên như lau mát, mặc quần áo thông thoáng dễ hút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước. Các loại thuốc ho được bào chế từ thảo dược an toàn cho trẻ có thể dùng trong trường hợp này. Phụ huynh có thể dùng dung dịch sát khuẩn thông dụng như nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm sạch mũi cho trẻ, giúp cho đường hô hấp của trẻ được thông thoáng.

Nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi như Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình để khám và điều trị bệnh. Khi trẻ được bác sỹ chỉ định thuốc, phụ huynh cũng nên hỏi bác sỹ về đơn thuốc của trẻ (Trong đơn này loại thuốc nào là kháng sinh và loại nào không phải là kháng sinh). Trong trường hợp bé đã từng dị ứng với loại thuốc nào hoặc với loại thức ăn nào thì phụ huynh cần phải thông báo với bác sỹ để bác sỹ có thể lựa chọn một loại thuốc khác cùng tác dụng nhưng không gây dị ứng cho trẻ.

Đối với những bệnh thật sự cần dùng kháng sinh, phụ huynh nên cho con uống đầy đủ theo đơn thuốc mà bác sỹ đã chỉ định: Đảm bảo đúng thuốc (tên thuốc, hàm lượng thuốc, dạng bào chế), đúng liều dùng, đúng đường và thời gian dùng. Sau khi uống hết đơn thuốc, phụ huynh cần đưa con đi tái khám đúng hẹn. Không nên khi uống thuốc được vài ngày, thấy trẻ đỡ hơn, khỏe hơn thì phụ huynh tự động giảm liều hoặc ngưng thuốc, đến hẹn không tái khám. Bởi vì mặc dù các biểu hiện như ho, sưng họng, sốt… trên cơ thể trẻ đã giảm nhưng các vi khuẩn vẫn còn, vì thế nên cho trẻ uống đủ liều và đủ thời gian đã được chỉ định để tiêu diệt hết vi khuẩn, tránh cho bệnh tái phát và tránh kháng thuốc./.