Hướng dẫn khám sức khỏe xin việc năm 2024

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khám sức khỏe để xin giấy phép lao động là yêu cầu bắt buộc khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc người Việt Nam đi lao động, du học, định cư ở nước ngoài. Vậy khám sức khỏe để xin giấy phép lao động cần khám những gì?

Theo quy định của thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe thì trong các trường hợp khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài như: khám sức khỏe để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam hoặc người Việt Nam khám sức khỏe xin giấy phép lao động, học tập, định cư ở nước ngoài thì ngoài những nội dung khám sức khỏe tổng quát theo quy định như:

  • Khám thể lực: gồm đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI, đo mạch, đo huyết áp,...
  • Khám lâm sàng: gồm khám nội tổng quát (khám tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần), khám ngoại khoa, sản phụ khoa (đối với nữ), khám mắt, khám tai mũi họng, khám răng hàm mặt, khám da liễu.
  • Khám cận lâm sàng gồm xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang,...

Nội dung khám sức khỏe cần phải thực hiện thêm các kỹ thuật cận lâm sàng gồm:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, ure, creatinine, GOT, GPT, Glucose
  • Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu
  • Xét nghiệm huyết thanh giang mai
  • Xét nghiệm HIV;
  • Xét nghiệm HBsAg;
  • Chụp Xquang ngực thẳng;
  • Siêu âm ổ bụng.
  • Điện tim

Hướng dẫn khám sức khỏe xin việc năm 2024

Điện não đồ là một trọng những kỹ thuật khám cận lâm sàng

Quy trình khám sức khỏe để xin giấy phép lao động có yếu tố nước ngoài bao gồm:

  • Người khám sức khỏe nộp hồ sơ khám sức khỏe tại cơ sở y tế.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, nhân viên cơ sở y tế sẽ tiến hành đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám. Sau khi đối chiếu, nhân viên cơ sở y tế sẽ đóng dấu giáp lai vào ảnh dán trên hồ sơ.
  • Kiểm tra, đối chiếu chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được khám sức khỏe (trong trường hợp người khám sức khỏe hạn chế hành vi nhân sự).
  • Nhân viên y tế hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho người đến khám và người giám hộ.
  • Cơ sở khám sức khỏe thực hiện việc khám sức khỏe tổng quát theo quy trình được Bộ Y tế ban hành.

2. Những lưu ý khi khám sức khỏe xin giấy phép lao động

  • Theo quy định thì trong các trường hợp khám sức khỏe xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam hoặc khám sức khỏe cho người Việt Nam để xin giấy phép lao động ở nước ngoài, thì người thực hiện thăm khám lâm sàng, kết luận tình trạng sức khỏe phải là bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II hoặc thạc sĩ y khoa trở lên, có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh phù hợp với chuyên khoa được giao trách nhiệm khám. Khi bác sĩ và người khám sức khỏe không cùng thành thạo một thứ tiếng thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải có chứng nhận về trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh theo quy định của Luật khám chữa bệnh.
  • Cơ sở khám chữa bệnh được khám sức khỏe cấp giấy phép lao động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và được cấp phép của cơ quan quản lý.
  • Giấy khám sức khỏe có giá trị 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe. Đối với giấy khám sức khỏe để xin giấy phép lao động ở nước ngoài thì giá trị của giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia mà người lao động Việt Nam đến làm việc.

Khám sức khỏe để xin giấy phép lao động là điều kiện bắt buộc để người nước ngoài làm việc, học tập tại Việt Nam và người Việt Nam làm thủ tục lao động, định cư, học tập ở nước ngoài. Ngoài ý nghĩa là trách nhiệm phải thực hiện, khám sức khỏe tổng quát có vai trò quan trọng, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe để người lao động lựa chọn những công việc phù hợp với sức khỏe, các công ty, doanh nghiệp dựa vào tình trạng sức khỏe người lao động sẽ sắp xếp công việc phù hợp để lao động đạt năng suất cao.

Hướng dẫn khám sức khỏe xin việc năm 2024

Gói khám sức khỏe tổng quát Work permit- cấp giấy phép lao động tại Vinmec dành cho khách hànglà người nước ngoài

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. Theo đó, hướng dẫn về việc khám sức khỏe với các nội dung cơ bản sau đây:

Đối tượng khám sức khỏe

(1) Đối tượng khám sức khỏe:

- Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;

- Khám sức khỏe theo yêu cầu;

- Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(2) Việc khám sức khỏe tại Chương này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

- Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;

- Khám để cấp giấy chứng thương;

- Khám bệnh nghề nghiệp;

- Khám sức khỏe đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

- Khám sức khỏe đối với các ngành, nghề đặc thù.

Hướng dẫn khám sức khỏe xin việc năm 2024

Quy định hướng dẫn khám sức khỏe mới nhất 2024 (Hình từ internet)

Chi phí khám sức khỏe

- Tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe, theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp từ hai giấy khám sức khỏe trở lên, người được khám sức khỏe phải nộp thêm phí cấp giấy khám sức khỏe theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

- Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu phí từ hoạt động khám sức khỏe được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ khám sức khỏe

- Hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.

- Hồ sơ khám sức khỏe của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.

- Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị khám sức khỏe nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:

+ Giấy khám sức khỏe theo quy định;

+ Văn bản đồng ý của thân nhân người bệnh quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Đối với người được khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:

+ Sổ khám sức khỏe định kỳ theo Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT;

+ Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.

Quy trình khám sức khỏe

- Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.

- Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:

+ Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;

+ Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe theo quy định đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT;

+ Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT;

+ Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);

+ Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;

+ Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.

Nội dung khám sức khỏe

- Đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

- Đối với khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

- Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

- Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục số XXV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

- Phải khám đầy đủ các nội dung theo từng chuyên khoa. Trường hợp khó cần hội chẩn hoặc chỉ định làm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định và mức độ bệnh, tật làm cơ sở phân loại sức khoẻ.

- Đối với trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu và không phân loại sức khỏe.

Phân loại sức khỏe

- Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người được khám sức khoẻ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa, người thực hiện khám chuyên khoa ghi rõ bệnh, tật thuộc chuyên khoa đã khám và phân loại sức khỏe theo chuyên khoa được phân công khám.

- Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:

+ Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động;

+ Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh.

- Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ. Dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

- Đối với những trường hợp khám sức khoẻ theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.

- Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu nhưng không khám đầy đủ các chuyên khoa theo mẫu giấy khám sức khoẻ quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện việc khám sức khoẻ chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu của người được khám sức khoẻ và không phân loại sức khỏe.

Cấp và lưu Giấy khám sức khỏe

- Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe và 01 bản lưu tại cơ sở khám sức khỏe. Thời gian lưu hồ sơ giấy khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại mục 20 nhóm 01 Tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư 53/2017/TT- BYT. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ do đơn vị quản lý người được khám sức khỏe bảo quản và lưu trữ.

- Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe, thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện nhân bản giấy khám sức khoẻ. Việc nhân bản thực hiện theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

- Thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ:

+ Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;

+ Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

- Giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:

+ Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;

+ Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các hướng dẫn cơ bản về việc khám sức khỏe, xem thêm hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Khám sức khỏe xin việc bao gồm những gì?

Khám sức khỏe xin việc thường bao gồm những nội dung sau:.

Khám lâm sàng: Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim,….

Khám tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu, nội tổng quát, phụ khoa (đối với nữ giới)..

Xét nghiệm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, viêm gan B, C, HIV, các bệnh chuyển hoá,….

Giấy khám sức khỏe xin việc hết bao nhiêu tiền?

Chi phí làm giấy khám sức khỏe xin việc sẽ tùy vào từng cơ sở y tế. Thông thường chi phí tại các cơ sở y tế công lập sẽ dao động từ 100.000 đồng - 200.000 đồng. Trường hợp bạn cần nhân bản nhiều mẫu giấy khám sức khỏe thì mức phí mỗi tờ tăng thêm từ 5.000 đồng – 10.000 đồng, tùy thuộc vào quy định của mỗi cơ sở y tế.

Khám sức khỏe bao nhiêu tiền 2023?

Giá khám tổng quát bao nhiêu tiền?.

Giấy khám sức khỏe xin việc bao lâu có kết quả?

Giấy khám sức khỏe sẽ được cấp ngay cho người khám sau khi bác sĩ khám xong nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chờ lấy kết quả.