Khắc phục lỗi biến tần nhảy tần số

Sử dụng biến tần như thế nào để tăng được tuổi thọ của máy, tránh được biến tần bị lỗi hay gặp hoặc nổ biến tần? Đây chính là vấn đề mà khách hàng quan tâm nhiều nhất hiện nay. Việc biến tần gặp sự cố sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất công việc, gián đoạn các công đoạn trong sản xuất. Công ty tự động hóa Hưng Thịnh xin chia sẻ bài viết “Nguyên nhân và cách khắc phục khi dẫn biến tần bị lỗi hoặc nổ biến tần”.Trong quá trình vận hành biến tần có thể xảy ra các lỗi hoặc sự cố. Sau đây là các lỗi sự cố thông thường và cách giải quyết.

1. Không hiển thị sau khi cấp nguồn

– Dùng đồng hồ đo kiểm tra điện áp nguồn cấp có phù hợp với điện áp định mức của biến tần hay không. Nếu nguồn cấp có vấn đề hãy kiểm tra và giải quyết lỗi đó

– Kiểm tra cầu Diod chỉnh lưu 3 pha có hoạt động trong tình trang tốt hay không. Nếu cầu đã bị nổ thì liên hệ ngay với nhà cung cấp

– Kiểm tra đèn CHARGE nếu tắt đèn thì phần lớn lỗi là do cầu chỉnh lưu hoặc do điện trở sạc tụ. Nếu đèn sáng thì lỗi có thể nằm ở nguồn cấp switching

2. CB bị nhảy khi cấp nguồn

– Kiểm tra mạch cấp nguồn có chạm đất hay bị ngắn mạch không

– Kiểm tra xem cầu Diod chỉnh lưu có bị cháy hay không, nếu nó bị hư hỏng hãy liên hệ với nhà cung cấp

3. Motor không chạy sau khi biến tần đã chạy

– Kiểm tra sự cân bằng pha trên ngõ ra giữa các terminal U, V, W. Nếu cân bằng, có thể do motor bị hư hoặc máy bị kẹt cơ khí, giải quyết các vấn đề trước khi chạy lại

– Nếu ngõ ra không cân bằng pha hoặc mất pha thì board điều khiển hoặc board công suất của biến tần bị trục trặc, liên hệ nhà cung cấp

4. Biến tần hiển thị bình thường khi cấp nguồn nhưng bị nhảy CB khi chạy

-Kiểm tra các ngõ ra của biến tần có bị ngắn mạch hay không, nếu có liên hệ nhà cung cấp.

-Kiểm tra xem có lỗi chạm đất không, nếu có hãy xử lý nó trước khi chạy.

Nguyên Nhân Gây Ra Nổ Biến Tần

– Do yếu tố môi trường: biến tần đặt trong môi trường bụi bẩn không được bảo vệ an toàn có một số kim loại nhỏ rơi vào bên trong biến tần

– Do đấu ngược dây đầu vào và ra của biến tần

– Do nổ bộ chỉnh lưu IGBT

– Do sét đánh

– Do cài đặt mạch bị sai thông số

– Nguồn điện bị sốc cục bộ, thời gian bảo vệ

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Hưng Thịnh Automation hoạt động 24/7, tư vấn trực tuyến giải pháp, lắp đặt, cài đặt, vận hành xử lý sự cố biến tần. Khi có yêu cầu của khách hàng, đội ngũ kỹ thuật của Hưng Thịnh Automation sẽ nhanh chóng có mặt ngay để giải quyết các sự cố hoặc lắp mới liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của Hưng Thịnh Automation hạn chế thời gian dừng máy, bảo đảm tiến độ sản xuất của khách hàng .

Chúng Tôi Đưa Ra Giải Pháp Và Đề Xuất Tối Ưu Đúng Theo Yêu Cầu Công Nghệ Ngay Sau Khi Khách Hàng Đồng Ý Mua Hàng.

Biến tần không chạy là tại sao? Biến tần có rất nhiều tính ứng dụng trong các máy móc giúp tiết kiệm điện năng, giúp máy móc hoạt động ổn định trơn tru hoàn hảo, từ đó giúp tăng năng suất hoạt động sản xuất kinh doanh hơn. Tuy nhiên, đôi lúc biến tấn cũng sẽ gặp lỗi không chạy. Vậy thì nguyên nhân là do đâu? và cách khắc phục ra sao?

Khắc phục lỗi biến tần nhảy tần số

Biến tần không chạy được phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau phải kể đến như motor bị hỏng, tải quá nặng hoặc máy bị kẹt cơ khí, dây cáp nối motor bị đứt,…và nhiều nguyên nhân khác nữa.

Phía bên dưới đây là danh sách những lỗi thường gặp và cách khắc phục những lỗi này.

2.Những lỗi thường gặp và cách khắc phục lỗi khi biến tần không chạy

2.1.Biến tần chạy nhưng motor không chạy

Nguyên nhân: Tần số chạy bằng 0, motor bị hư hỏng, tải quá nặng hoặc máy bị tình trạng kẹt cơ khí, biến tần bị mất pha ngõ ra hoặc không thể cân bằng được pha ngõ ra, dây cáp nối motor và biến tần bị đứt hoặc motor chưa đóng, board điều khiển có thể bị lỗi.

Cách khắc phục: có thể test bằng cách thử tăng tần số chạy cho biến tần, khắc phục lại motor và giải quyết tình trạng kẹt cơ khí, kiếm tra dây nối của motor và biến tần, nếu tình trạng không cải thiện thì cần phải liên hệ với bên đơn vị cung cấp.

2.2.Gắn biến tần nhưng motor chạy nóng

Nguyên nhân: thông số của motor cài đặt bị sai, đầu dây của motor không đúng, motor hoạt động ở tần số dưới 30 Hz.

Cách khắc phục: kiểm tra lại thông số của motor trên nhãn và cài đặt lại thông số, xem lại cách đấu dây motor và điện áp biến tần cung cấp cho motor có bị sai không, tăng tần số chạy của motor lên.

2.3.Khi cấp nguồn biến tần hiển thị bình thường nhưng nhảy CB khi hoạt động

Nguyên nhân: nguyên nhân thông thường là do các pha đầu ra của biến tần đã bị ngắn mạch.

Cách khắc phục: Bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng lại và liên hệ với bên cung cấp để được hỗ trợ. Bạn kiểm tra xem có bị tình trạng lỗi chạm đất hay không, nếu có bị thì xử lý trước khi chạy biến tần.

Nếu như thỉnh thoảng mới bị ngắt, khoảng cách giữa biến tần và motor xa thì bạn nên lắp thêm cuộn kháng AC ở ngõ ra biến tần.

Ngoài ra thì có thể do tình trạng CB có dòng định mức quá nhỏ, dây cáp nối của biến tần và động cơ bị chạm pha, chạm đất hoặc motor đã bị hư hại.

2.4.Biến tần chạy được một lúc thì dừng

Nguyên nhân: nếu đèn trạng thái “RUN” không sáng thì có thể là do các nguyên nhân như sau: tín hiệu lệch chạy của biến tần đã bị ngắt, dây điều khiển đã bị đứt hoặc bị lỏng dây ở terminal điều khiển, biến tần bảo lỗi hiển thị “Alarm” sáng lên.

Trong trường hợp nếu đèn tín hiệu “RUN” vẫn còn sáng thì nguyên nhân có thể là do: tốc độ chạy biến tần bị giảm về 0, motor bị kẹt cơ khí hoặc có thể đã bị hư hỏng, board điều khiển có thể đã bị lỗi.

Cách khắc phục: kiểm tra dây điều khiển của lệnh chạy biến tần, siết terminal điều khiển lại, tham khảo bảng mã lỗi để tìm cách khắc phục.

2.5.Sau khi cấp nguồn thì biến tần không hiển thị đèn

Nguyên nhân: điện áp cũng cấp cho biến tần có thể là không phù hợp, cầu chỉnh lưu thông có thể đã bị hỏng, hoặc cũng có thể do điện trở sạc tụ và nguồn switching cũng đã bị hỏng.

Cách khắc phục: bạn sử dụng đồng hồ đo giá trị điện áp nguồn cấp xem có phù hợp với điện áp định mức của biến tần hay không, kiểm tra đèn “CHARGE” có sáng không, nếu như đèn bị tắt thì rất có thể là do lỗi ở cầu chỉnh lưu hoặc là điện trở sạc tụ bị lỗi.