Khi nào nên cho bé đi nhà trẻ năm 2024

Theo các chuyên gia tâm lý, chưa có một độ tuổi thống nhất thích hợp cho bé đi nhà trẻ; điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, nhận biết của trẻ và khả năng hòa nhập của trẻ. Tuy nhiên, khi gửi bé ở nhà trẻ, phụ huynh cần phải quan tâm đến các yếu tố như cơ sở giữ trẻ, tâm lý của trẻ, người giữ trẻ...

Chọn nhà trẻ uy tín

Sau khi kết thúc kỳ nghỉ thai sản 6 tháng, chị Trần Thu Hiền (Gò Vấp) phải đi làm, nhưng vào thời điểm này chị lại không thuê được người giúp việc, còn bố mẹ của chị ở dưới quê không thể lên Sài Gòn trông cháu được, chị đành phải xin nghỉ không lương 1 tháng để con cứng cáp hơn rồi gửi con vào nhà trẻ.

"Thật sự tôi cũng không biết gửi bé khi còn rất nhỏ như vậy có tốt không nhưng vì hoàn cảnh nên cũng đành phải mang bé đi gửi. Vì bé nhỏ nên rất ít trường nhận giữ, vợ chồng tôi phải lên mạng tìm hiểu thông tin, nhờ người quen giới thiệu mới tìm được trường. Tiêu chí chọn chỗ gửi con của vợ chồng tôi là chỗ đó có cơ sở vật chất tốt và mình có thể theo dõi được hoạt động của bé qua hệ thống camera. Ban đầu cũng thấy lo lắng nhưng cũng may các cô ở đây chăm cháu tốt nên tôi cũng yên tâm", chị Hiền chia sẻ thêm.

Để chọn được cơ sở giữ trẻ an toàn cho bé, phụ huynh cần phải biết cơ sở đó đã được cấp phép hoạt động của cơ quan chức năng chưa, lớp học có đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ không, chế độ ăn của trẻ, người giữ trẻ có đủ trình độ chuyên môn không...

Phụ huynh cần quan sát, qua trò chuyện với người trông trẻ để đánh giá thái độ yêu thương và sự quan tâm, các kỹ năng chăm sóc cơ bản của người trông trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần phải trao đổi rõ ràng những yêu cầu của mình với nhà trường cũng như những điều đặc biệt mà cô cần biết về cháu khi gửi.

Khi nào nên cho bé đi nhà trẻ năm 2024

Chưa có một quy định nào nào về tuổi đi nhà trẻ của bé, thế nhưng trước khi cho con đến nhà trẻ, phụ huynh cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ.

Giai đoạn thích hợp để trẻ đến lớp

Việc quyết định đưa trẻ tới trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gia đình không có người chăm sóc, trẻ cứng cáp, dễ thích nghi, ham học hỏi hoặc bố mẹ muốn cho con có môi trường được giao lưu học hỏi và va chạm nhiều hơn.

Theo các chuyên gia tâm lý, từ 1- 3 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu phát triển mạnh về các giác quan và nhận thức, vì vậy từ 1 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp gửi bé đến nhà trẻ, lúc này bé đã nói chuyện rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn.

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy, trẻ từ 16 - 24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đi lớp. Lứa tuổi đó các bé đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi. Còn nếu để 3 tuổi mới đi lớp thì khá muộn vì khi đó bé đã có thể có tư tưởng và hành động "chống đối" việc đi lớp khi phải thay đổi môi trường mới, cũng như việc tiếp nhận các thông tin bên ngoài sẽ khó khăn hơn.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), trẻ đi đến nhà trẻ trước 18 tháng thì dễ bệnh vặt, còn đi trễ sau 2, 3 tuổi thì khó hòa nhập và có thể chậm nói. Quan trọng nhất, phụ huynh cần phải chuẩn bị trước khi đưa trẻ tới lớp và quan sát tâm lý sau khi trẻ tới lớp.

Trước khi khi đưa trẻ tới lớp, để tránh những bệnh vặt trẻ có thể mắc phải thì phụ huynh cần phải cho trẻ chích ngừa đầy đủ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần phải rèn giờ ngủ, rèn giờ ị, rèn trẻ tự múc ăn, rèn cầm muỗng, giải thích cho bé vì sao nên đi nhà trẻ, nếu cần có thể cho trẻ đến nhà trẻ chơi trước hay đi nửa buổi cho trẻ làm quen.

Khi nào trẻ chưa sẵn sàng đi nhà trẻ?

Mỗi trẻ có một khả năng nhận thức khác nhau nên khi thấy trẻ chỉ thích bám mẹ, ít hoạt động và ít chơi với các bạn bè khác gần nhà hoặc cả người thân khác thì chưa nên cho trẻ đi nhà trẻ sớm.

Bên cạnh đó cũng không nên đưa trẻ tới trường sớm khi trẻ vẫn chưa thể nói bập bẹ, chưa biết kêu mẹ khi đi vệ sinh, chưa biết tự nhai thức ăn đặc vừa, chưa tự ăn bằng muỗng, bé chưa hiểu được rõ những điều người khác nói...

Ngoài ra, cũng không nên tiếp tục cho trẻ đi nhà trẻ khi đi nhà trẻ về, bé có biểu hiện khác lạ. Chẳng hạn như trước đây bé biết chỉ vào quần khi muốn đi vệ sinh nhưng bây giờ lại tiêu tiểu trong quần, hoặc không muốn tiếp xúc với người khác, chỉ chơi một mình, bám vào cô giáo suốt ngày, hay mệt mỏi vào cuối ngày, hay khóc khi đi tới trường...

Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là bao nhiêu? Nên cho bé đi nhà trẻ khi nào? là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều cha mẹ. Hiện nay chưa có câu trả lời thống nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào mỗi đứa trẻ và mỗi gia đình.

Nhà trẻ (Preschool) và trường mẫu giáo (Kindergarten) là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Ở mỗi quốc gia khác nhau cũng có cách phân loại khác nhau. Thực tế, đôi khi 2 địa điểm này gộp lại thành một.

1. Quy định độ tuổi đi nhà trẻ

Theo luật giáo dục quy định độ tuổi để trẻ em đến lớp nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non như sau:

  • Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi.
  • Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi.
  • Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Quy định độ tuổi đi nhà trẻ lợi ích của việc cho bé đi nhà trẻ sớm

Một trong những lợi ích quan trọng nhất khi đi học nhà trẻ sớm là giúp các bé biết cách tương tác (học hỏi, hợp tác và chia sẻ) với trẻ khác và người lớn. Hay nói cách khác là xã hội hóa nhân cách.

Mục tiêu học tập ở nhà trẻ không nhiều như so với trường mẫu giáo, chủ yếu là cho trẻ ăn uống, vui chơi là chính. Nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và phát triển các tình cảm kỹ năng xã hội khác.

Nhà trẻ được thành lập là để giúp các bậc phụ huynh nuôi dưỡng trẻ, khi họ quá bận rộn và đồng thời cũng giúp trẻ học được những điều thú vị, bổ ích và chuẩn bị sẵn sàng cho bậc học tiếp theo.

Nhà trẻ có đội ngũ giáo viên có trình độ được đào tạo để nuôi dạy trẻ theo tiêu chuẩn cho từng lứa tuổi phù hợp.

Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ

Độ tuổi nhập học ở nhà trẻ thường là từ 1-3 tuổi, trong khi mẫu giáo là 4-5. Tuy nhiên, ở mỗi nơi có chút khác nhau. Một số hệ thống trường bao gồm cả 2 mô hình thức học này, gần giống như trường liên cấp.

Mục tiêu học tập ở nhà trẻ không nhiều như so với trường mẫu giáo, chủ yếu là cho trẻ ăn uống, vui chơi là chính. Các hoạt động là phi cấu trúc, không có hướng dẫn chính thức.

Nhà trẻ được thành lập chủ yếu là để giúp các bậc phụ huynh nuôi dưỡng đứa trẻ khi họ quá bận rộn và đồng thời cũng giúp trẻ học được những điều thú vị, bổ ích và chuẩn bị sẵn sàng cho bậc học tiếp theo.

Trong khi đó, tại trường mẫu giáo, trẻ em sẽ được học một cách chính quy và bài bản các khái niệm cơ bản về toán học, ngôn ngữ, khoa học và đạo đức; nhưng vẫn giữ không khí vui vẻ như ở nhà trẻ.

Quy mô của nhà trẻ thường nhỏ, trong khi khi trường mẫu giáo thường có quy mô rộng hơn, học sinh đông đảo hơn.

Các hoạt động giáo dục ngoài giờ ở trường mẫu giáo được tổ chức thường xuyên hơn và có những quy định luật lệ nhất định.

Như đã nói ở trên, việc đi học ở nhà trẻ là không bắt buộc và thời điểm cho bé đi nhà trẻ phụ thuộc vào điều kiện mỗi gia đình cũng như khả năng sẵn sàng đi học ở mỗi đứa trẻ, không chỉ tại Việt Nam mà tại nhiều nơi trên thế giới cũng vậy.

Có phụ huynh gửi con ở nhà trẻ từ rất sớm, khi chỉ 18 tháng, nhưng cũng có người không cho con đi nhà trẻ mà muốn con được giáo dục tại gia (bởi cha mẹ hoặc gia sư).

Nhiều gia đình bắt buộc phải cho con đi nhà trẻ vì quá bận rộn nhưng cũng nhiều gia đình muốn con được học sớm thì sẽ thông minh hơn, giỏi giang hơn và thành công hơn sau này.

Thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh chắc chắn được điều này tuy nhiên việc cho các bé đi học nhà trẻ sớm có vô số lợi ích.

Một trong những lợi ích quan trọng nhất khi đi học nhà trẻ sớm là giúp các bé biết cách tương tác (học hỏi, hợp tác và chia sẻ) với trẻ khác và người lớn. Hay nói cách khác là xã hội hóa nhân cách.

Tuy nhiên, đó chỉ khi trẻ đã sẵn sàng cho việc đi học và môi trường giáo dục tại nhà trẻ mà bạn lựa chọn thực sự tốt.

Nếu cho bé đi nhà trẻ quá sớm có thể sẽ làm trẻ bị căng thẳng, lo âu. Thậm chí nếu nhà trẻ đó không tốt, đứa trẻ sẽ dễ bị tổn thương nặng nề cả về tâm lý lẫn thể chất.

Vậy khi nào là sớm, khi nào là muộn? Nên cho bé đi nhà trẻ từ mấy tuổi là thích hợp nhất? Đa số mọi người đều cho rằng độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là khoảng 3 tuổi.

Khi đó, trẻ đã có được tiêm một số vắc xin nhất định, có đủ sức khỏe để đi học thường xuyên mỗi ngày.

Đừng lo lắng khi bạn không cho bé đi học trẻ sớm thì sau này sẽ khó giao tiếp, khó đọc hoặc viết. Các chuyên gia khuyến khích bạn thay vì lo lắng hãy tìm kiếm, lựa chọn một nhà trẻ tốt nhất với con khi con mình đến độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ.

Nhà trẻ là không bắt buộc với trẻ em nhưng mẫu giáo là có, theo quy định của Luật pháp.

2. Ưu và nhược điểm của trẻ khi đi học mẫu giáo

  • Nhược điểm

Những bất lợi khi cho con đi học mẫu giáo cần được tìm hiểu và biết rõ để cha mẹ có thể tránh cho con bị gặp phải. Những bất lợi đó như gửi trẻ đến một ngôi trường không tốt, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ:

– Nếu chương trình học của trường mẫu giáo không được soạn thảo một cách chuyên nghiệp, trẻ sẽ học những điều không đúng đắn, làm hỏng quá trình học tập, sự chú ý và thái độ của trẻ đối với lớp học. Kiến ​​thức và kỹ năng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

– Cô giáo không có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ, trẻ dễ bị thương hay gặp tình trạng bạo hành học sinh.

Nếu không được cô giáo quan sát cẩn thận, trẻ sẽ dễ mắc phải những thói quen không tốt. Đây là giai đoạn trẻ học hỏi về thế giới xung quanh. Nếu bị bạn bè bắt nạt ở giai đoạn này thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của trẻ.

Khi học ở trường mầm non không tốt, trẻ sẽ bị ám ảnh về bạn học và giáo viên, thậm chí còn có thể mất luôn sự tò mò của trẻ về trường học.

  • Ưu điểm

Còn đi học mẫu giáo có cần thiết không thì cha mẹ cần biết đến lợi ích khi cho con đi học mẫu giáo. Những lợi ích này là Tương tác xã hội: kỹ năng lớn nhất mà trẻ học được. Đây là một kỹ năng rất quan trọng bởi nó giúp định hình cách cư xử của trẻ trong suốt quãng đời còn lại. Khi bạn cho trẻ đi học mầm non, trẻ sẽ học được những điều tốt đẹp như:

– Đi học mẫu giáo sẽ giúp trẻ học được các kỹ năng quan trọng như lắng nghe người khác, giúp đỡ lẫn nhau… Tiếp xúc với những đứa trẻ cùng độ tuổi có thể giúp trẻ giao tiếp tốt hơn.

– Đi học mẫu giáo có thể cung cấp cho trẻ những nền tảng cơ bản nhất của việc học đọc và học viết. Trẻ sẽ được học những kiến thức cơ bản về bảng chữ cái, đếm số và các kỹ năng khác.

– Đi học mẫu giáo sẽ giúp trẻ làm quen với môi trường học đường, trẻ sẽ biết được những gì xảy ra trong lớp học. Điều này sẽ giúp trẻ dễ làm quen với việc đi học khi lớn lên.

– Trẻ đi học mẫu giáo sẽ được học các kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi như rửa tay, đánh răng, dọn dẹp đồ chơi, giúp bé phát triển tính tự lập. Trẻ sẽ không phải lãng phí thời gian để thích nghi với những đứa trẻ khác, với môi trường học mới và những bài học khi trẻ đến tuổi đi học.

Tất nhiên, đi học tại các trường mẫu giáo chất lượng và uy tín luôn đảm bảo cho trẻ nhỏ có thật nhiều niềm vui. Do đó, bé cưng sẽ luôn năng động khi ở trường. Bạn chỉ dành thời gian cho trẻ vào ngày nghỉ và sẽ trân trọng khoảng thời gian này đấy.

3. Đi học mẫu giáo có bắt buộc không

Những gia đình có con nhỏ dưới 3 tuổi có điều kiện trông con ở nhà thường sẽ không cho con đi học nhà trẻ sớm mã sẽ đợi con cứng cáp và cho con đi học mẫu giáo luôn. Họ vẫn cho con đi học mẫu giáo vì lợi ích của học mẫu giáo đem lại cho con. Học mẫu giáo có bắt buộc không, thì đây là gợi ý cho câu trả lời của bạn. Theo quy định tại Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDDT về quyền của học sinh:

“1. Đ­ược học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.

3. Đ­ược bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; đ­ược đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.

5. Đư­ợc nhận học bổng và được hư­ởng chính sách xã hội theo quy định.

6. Đ­ược h­ưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Quy định tuyển sinh lớp 1 tại mỗi tỉnh, thành phố khác nhau vì vậy nếu có ý định không cho con đi học mẫu giáo bạn nên tìm hiểu xem trong quy trình tuyển sinh tại nơi bạn cư trú có những quy định như thế nào nhé.

4. Kinh nghiệm cho trẻ đi học mẫu giáo sớm phụ huynh cần lưu ý

Như đã nói, tùy vào tâm sinh lý của mỗi bé mà độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phụ huynh nên cân nhắc những yếu tố sau trước khi quyết định gửi bé đến trường:

  • Khung xương của con đã cứng cáp, ít nhất có thể bò và ngồi được.
  • Bé biết tương tác với người khác, không nhất thiết phải nói rành rọt nhưng có phản ứng đáp lại mỗi khi mẹ nói chuyện hay trêu bé.
  • Bé có thể nhai hoặc tự ăn.
  • Bé có thể đi vệ sinh hoặc ra dấu cho mẹ biết khi con muốn đi vệ sinh.
  • Bé ít bám mẹ và không sợ người lạ.

Để bé yêu có trải nghiệm học tập đầu đời tuyệt vời, dưới đây là những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ mà cha mẹ nên biết: