Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất năm 2024

Dữ liệu thống kê của Chứng khoán MB (MBS) cho thấy, tính đến ngày 25/10, tổng giá trị trái phiếu phát hành thành công trong tháng 10 ước đạt hơn 16.000 tỷ đồng, giảm 57% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ. Đa phần các đợt phát hành trong tháng đến từ nhóm tài chính - ngân hàng, chiếm hơn 53% tỷ trọng, lợi suất vào khoảng 5,8-8,6%.

Theo MBS, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tích cực dần từ tháng 6. Lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng giá trị TPDN phát hành đạt 198,7 nghìn tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022. Lãi suất TPDN bình quân trong 10 tháng đầu năm đạt 8,7%, cao hơn so với mức trung bình 7,9% của năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với gần 94.000 tỷ, (giảm 30% so với cùng kỳ) chiếm tỷ trọng 47% so với tổng giá trị.

Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất năm 2024

Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu ngân hàng là 6,8%/năm, kỳ hạn bình quân 4,5 năm. Các ngân hàng phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: ACB (16.400 tỷ đồng), Techcombank (14.000 tỷ đồng), OCB (11.200 tỷ đồng).

Đáng chú ý, nhiều ngân hàng vừa phát hành trái phiếu vừa mua lại trái phiếu trước hạn.

Hoạt động phát hành trái phiếu mới và mua lại trái phiếu trước hạn của các ngân hàng bất ngờ nhộn nhịp trở lại vài tháng gần đây, khi môi trường lãi suất thuận lợi hơn và được gỡ vướng quy định về công bố thông tin tình hình sử dụng vốn trái phiếu.

Có nhiều "lý do" để các ngân hàng thương mại đẩy mạnh phát hành trên thị trường TPDN trong bối cảnh hiện nay. Đó là hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ đi vào hoạt động bước đầu với số lượng mã trái phiếu khiêm tốn nhưng đã được nhà đầu tư đón nhận.

Trong khi đó, các ngân hàng chạy đua mua lại trái phiếu trước hạn là do đang dư thừa thanh khoản. Việc giải ngân vốn đầu ra thấp, nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế vẫn ì ạch, mua lại trái phiếu dường như là một trong những cách giải quyết vấn đề này. Việc này phần nào làm giảm mức độ thừa vốn.

Bên cạnh đó, việc mua lại trái phiếu là để cơ cấu lãi và thời hạn vay. Thực tế, nhiều ngân hàng một mặt mua lại trái phiếu trước hạn ở các kỳ hạn 2 - 3 năm, một mặt lại phát hành các lô trái phiếu mới kỳ hạn 5 - 10 năm.

Ngoài ra, việc mua lại trái phiếu cũng giúp giảm tỷ trọng danh mục này so với vốn điều lệ các ngân hàng. Các ngân hàng có thể duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức cao, đảm bảo cho các hệ số khác như tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.

TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cho rằng các ngân hàng từng phát hành trái phiếu với lãi suất cao trong quá khứ nên việc mua lại trước hạn những tháng gần đây nằm tái cơ cấu nợ.

Còn TS. Châu Đình Linh, giảng viên Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh nhận định, việc các ngân hàng phát hành trái phiếu và mua lại trái phiếu trước hạn là những chuyển biến tích cực trên thị trường TPDN.

Các chuyên gia cho rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới, giúp các ngân hàng linh hoạt hơn trong cơ cấu nguồn vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. Việc cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng cũng được thể hiện trong tái cơ cấu nợ, với hoạt động mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn, tăng mạnh.

Theo số liệu từ báo cáo của Công ty Chứng khoán MB (MBS), tính đến ngày 22/12, tổng giá trị trái phiếu phát hành thành công trong tháng 12 ước đạt hơn 16,7 nghìn tỷ đồng, hoạt động phát hành sụt giảm đáng kể giảm 57% so với tháng trước.

Hình 1: Dư nợ thị trường trái phiếu Việt Nam theo quý (nghìn tỷ đồng)

Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất năm 2024
Nguồn: MBS

Lũy kế 12 tháng, tổng giá trị TPDN phát hành đạt 268 nghìn tỷ đồng, giảm 1% so với cùng kỳ. Lãi suất TPDN bình quân trong 12 tháng năm 2023 đạt 8,3%, cao hơn so với mức trung bình 7,9% của năm 2022. Đặc biệt, trong tháng 11 ghi nhận đợt phát hành trái phiếu ra quốc tế thuộc về Tập đoàn Vingroup với tổng giá trị phát hàn là 250 triệu USD với kỳ hạn là 5 năm.

Nhóm Tài chính – Ngân hàng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 79% giá trị phát hành trong tháng, lợi suất vào khoảng 5,1% - 7,5%. Trong đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) là tổ chức phát hành giá trị lớn nhất trong tháng 11 với 6.298 tỷ đồng, trong đó 3.000 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 5,8% và 3.298,1 tỷ đồng phát hành với lãi suất 7.03%, thời hạn 2-10 năm.

Hình 2: Cơ cấu giá trị TPDN phát hành lũy kế từ năm 2023 theo ngành (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)

Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất năm 2024
Nguồn: MBS

Lãi suất cao nhất trong tháng là 12% ghi nhận từ đợt chào bán 2.000 tỷ đồng của CTCP Vinhomes. Đáng chú ý, lãi suất phát hành TPDN của nhóm Ngân hàng có xu hướng nhích lên trong tháng 12 sau nhiều tháng giảm điểm. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy lãi suất huy động của ngân hàng khó giảm thêm nữa.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 138.3 nghìn tỷ đồng, (tăng 1% so với cùng kỳ) chiếm tỷ trọng 51% so với tổng giá trị. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu Ngân hàng là 6,7%/năm, kỳ hạn bình quân 4,8 năm.

Hình 3: Giá trị TPDN phát hành thành công của các nhóm ngành trong lũy kế từ đầu năm (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)

Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất năm 2024
Nguồn: MBS

Các ngân hàng phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với giá trị phát hành là 18,9 nghìn tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với giá trị phát hành trái phiếu 17,3 nghìn tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) với giá trị phát hành trái phiếu 15,5 nghìn tỷ đồng.

Xếp sau là nhóm ngành Bất động sản (BĐS) với tổng giá trị phát hành đạt 77,1 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 29%. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu BĐS vẫn là 9,9%/năm, kỳ hạn bình quân là 2,4 năm.

Các doanh nghiệp BĐS phát hành giá trị lớn nhất gồm có: Công ty TNHH Capitaland Tower (12,2 nghìn tỷ đồng), CTCP Vinhomes (9 nghìn tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô Thị Hưng Yên (7,2 nghìn tỷ đồng).

Về hoạt động mua lại TPDN đã có sự tăng tốc trong tháng cuối cùng của năm 2023, với giá trị trái phiếu mua lại trước hạn ước tính khoảng hơn 21,2 nghìn tỷ đồng, tăng 94% so với tháng trước.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, khoảng 227 nghìn tỷ đồng TPDN đã được mua lại trước hạn, tăng 1% so với cùng kỳ, trong đó nhóm ngành Ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 49% tổng giá trị mua lại, nhóm ngành BĐS và xây dựng lần lượt chiếm tỷ trọng 14% và 13%.

Tính đến ngày 22/12, đã có khoảng 103 doanh nghiệp thông báo về việc chậm/hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. MBS uớc tính tổng giá trị TPDN chậm các nghĩa vụ thanh toán vào khoảng 192,6 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 19% dư nợ TPDN của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành BĐS tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% giá trị chậm trả.

Tại sao lãi suất trái phiếu cao hơn lãi suất ngân hàng?

Biểu tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu cao hơn lãi suất tiết kiệm vì xác suất doanh nghiệp phá sản thường cao hơn xác suất ngân hàng phá sản, do hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của nền kinh tế nên luôn được chính phủ kiểm soát chặt chẽ.

Trái phiếu Agribank lãi suất bao nhiêu?

Agribank trân trọng thông báo lãi suất của kỳ tính lãi thứ hai đối với trái phiếu phát hành ra công chúng năm 2022 của Agribank (Mã trái phiếu Agribank223001 – Mã đăng ký tại VSDC: VBA122001) là 6,55%/năm.

Trái phiếu Vingroup lãi suất bao nhiêu?

Lãi suất có thể giao động từ 9,5% đến 10%/năm, trả hàng quý. Đặc biệt, số trái phiếu có thể hoán đổi thành cổ phiếu của CTCP Vinhomes (mã chứng khoán: VHM).

Lãi suất ngân hàng Agribank tháng 1 năm 2024 là bao nhiêu?

Tháng 1/2024, Ngân hàng Agribank vừa có thông báo điều chỉnh mức lãi suất huy động kỳ hạn dưới 3 tháng về mức 2%/năm.