Làm thế nào để bà bầu không bị phù chân

Phù chân khi mang thai là triệu chứng phổ biến, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì sao bà bầu phù chân tháng cuối? Đây có phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe? Mẹ cùng chuyên gia Huggies tìm hiểu ngay nhé!

\>> Tham khảo:

  • Những thay đổi cơ thể mẹ trong quá trình mang thai
  • Cách trị cảm cúm cho bà bầu không dùng thuốc

Khi nào thì bà bầu xuất hiện triệu chứng phù chân?

Phù chân là một tình trạng khá phổ biến và hay gặp ở mẹ bầu trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Ở những tháng cuối thai kỳ, tình trạng phù chân sẽ phổ biến hơn do trọng lượng thai nhi ngày càng lớn, chèn ép hết diện tích trong bụng mẹ và tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.

\>> Tham khảo thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế 2023

Hình ảnh phù chân khi mang thai 3 tháng cuối

Hình ảnh phù chân khi mang thai 3 tháng cuối của mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Phù chân khi mang thai – Nguyên nhân thường gặp

Hầu hết các mẹ bầu đều có ít nhất một lần bị phù chân trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt, càng về cuối thai kỳ, tình trạng phù chân càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể tăng thêm 50%. Hơn nữa, lượng chất lỏng trong cơ thể cũng tăng lên và tích trữ ở nhiều vùng khác nhau. Sự tích nước này chính là nguyên nhân làm tay, chân của mẹ bầu dễ bị phù hơn.

Mặc dù phù chân là một hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc với mẹ bầu trong thai kỳ. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ bầu về những triệu chứng nguy hiểm. Có 2 nguyên nhân chính gây nên phù chân khi mang thai mà mẹ bầu cần phân biệt cũng như nắm rõ các dấu hiệu để có thể đi khám kịp thời ngay khi phát hiện.

Phù chân khi mang thai do sinh lý

  • Xuất hiện cực kỳ rõ ràng vào cuối ngày trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Cả 2 bàn chân của mẹ đều bị phù.
  • Triệu chứng sẽ giảm bớt khi mẹ được nghỉ ngơi.

Ngoài ra, bà bầu bị phù chân cũng có thể do phải đứng liên tục trong thời gian dài. Vì khi đứng, lượng máu dồn về chân sẽ nhiều hơn bình thường, làm chân dễ sưng phù hơn.

Theo các chuyên gia, phù chân khi mang thai do tình trạng tích nước không gây hại cho sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, tình trạng này cũng sẽ biến mất sau khi thai kỳ kết thúc. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo nhé!

\>> Tham khảo thêm: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh được coi là lý tưởng nhất

Mẹ có biết:

Phù chân khi mang thai tháng cuối là một triệu chứng bình thường và khá phổ biến. Mẹ hãy chú ý giữ gìn sức khỏe cũng như chăm sóc cơ thể để triệu chứng này được thuyên giảm nhé. Ngoài ra, do đã bước vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ cũng đừng quên chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho bé như tã, bỉm nhé. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh (Nguồn: Huggies)

Phù chân khi mang thai do bất thường

  • Triệu chứng ngày càng gia tăng, xuất hiện dấu ấn lõm khi mẹ nhấn vào và đàn hồi lại chậm.
  • Tình trạng không thuyên giảm dù mẹ đã nghỉ ngơi.
  • Tay và mặt của mẹ cũng có các dấu hiệu phù tương tự.
  • Xuất hiện kèm các triệu chứng: đau đầu, mắt mờ, chóng mặt, khó thở,...
  • Đây có thể là tín hiệu cảnh báo biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, có khả năng gây tử vong cho cả mẹ & bé.

\>> Tham khảo:

  • Những mốc khám thai quan trọng nhất mẹ không được quên
  • Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo từ chuyên gia

Rất nhiều mẹ bầu bị phù chân khi mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 3

Bà bầu bị phù chân – Cẩn thận sản giật!

Trong một số trường hợp, bà bầu phù chân tháng cuối có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật, một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu thấy tình trạng phù chân đi kèm với những dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt trong người
  • Buồn nôn, đau tức vùng thượng vị (vùng dưới xương ức)
  • Đau đầu: cảm giác nặng đầu ngày càng gia tăng, cảm giác đau dữ dội kiểu co thắt
  • Thị lực suy giảm: nhìn mờ hoặc không nhìn thấy người đối diện (mất thị lực tạm thời), hoặc nhạy cảm quá với ánh sáng
  • Khó thở là do đã có tích dịch trong phổi (hay còn gọi là phù phổi)
  • Tiểu ít

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:

Làm thế nào để bà bầu không bị phù chân

Mẹ bầu có thể chỉ phù ở dưới chân nhưng cũng có thể phù lên đến mặt, sưng mắt. Nếu thấy mình bị phù, mẹ nên đo huyết áp ngay để loại trừ nguy cơ tiền sản giật. Nếu mẹ bầu đo huyết áp cao > 140/90 mmHg thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay có bị tiền sản giật hay không. Nếu cơ thể mẹ còn có một số dấu hiệu khác thì mẹ nên khám bệnh viện sớm hơn:

Làm thế nào để bà bầu không bị phù chân

Đặc biệt, những mẹ bầu thuộc nhóm sau đây nên chú ý đặc biệt đến tình trạng phù chân, hoặc sưng phù bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể:

  • Mẹ bầu lớn tuổi (trên 40 tuổi)
  • Chưa từng mang thai hoặc sinh con
  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai từ 10 năm trở lên
  • Thai đôi, đa thai
  • Gia đình, hoặc bản thân có tiền sử tiền sản giật
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30
  • Bị cao huyết áp trước khi mang thai
  • Tăng cân đột ngột (hơn 2kg/tuần)

Nếu mẹ bầu bị phù do tư thế thì thường sẽ phù đều 2 chân, phù mềm, điều này xảy ra khi sản phụ đứng lâu hay ngồi yên ở một tư thế. Khi mẹ được nghỉ ngơi, gác 2 chân lên cao thì tình trạng phù sẽ giảm. Đây chỉ là phù sinh lý, thường an toàn với thai phụ và không đi kèm các trệu chứng khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nếu phù chỉ 1 chân, đặc biệt khi kèm sưng nóng đỏ đau thì có thể là phù do huyết khối tắc tĩnh mạch sâu hay viêm mô tế bào.

\>> Tham khảo thêm: Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, thai vẫn khỏe mạnh

Để biết thêm và phòng tránh các biến cố nguy hiểm thường gặp trong thai kỳ, Huggies mời mẹ tham khảo qua video sau:

Cách làm giảm phù chân khi mang thai 3 tháng cuối cho mẹ bầu

Chuẩn bị một chế độ ăn dinh dưỡng, hợp lý, khoa học

  • Hạn chế ăn mặn: Mẹ bầu càng ăn mặn, cơ thể càng tích trữ nhiều nước hơn, dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai càng thêm nghiêm trọng. Hơn nữa, việc ăn mặn cũng ảnh hưởng không tốt đến huyết áp, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý! Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm 4 bí quyết đơn giản giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng để mẹ & bé cùng khỏe nhé.
  • Bổ sung thêm Kali qua các thực phẩm tươi: Kali có công dụng ổn định lượng dịch trong cơ thể, giúp mẹ bầu giảm được các triệu chứng sưng phù một cách hiệu quả.
  • Bổ sung cho cơ thể khoảng 2,4 lít nước /ngày: giúp cân bằng dung dịch nội môi, thải bỏ lượng Natri dư thừa cùng các độc tố khác ra khỏi cơ thể. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ nước cho cơ thể, thận sẽ tích nước lại các tế bào nhiều hơn, khiến cho triệu chứng sưng phù ngày càng nặng.

\>> Tham khảo thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi

Mẹ nên chuẩn bị một chế độ ăn hợp lý và khoa học trong suốt thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý các hoạt động cơ thể trong ngày

  • Kê cao chân khi nằm: Cách này sẽ giúp giảm bớt lượng máu dồn xuống chân, hạn chế bớt tình trạng sưng phù. Khi ngồi, mẹ bầu cũng nhớ kê thêm ghế nhỏ dưới chân và thường xuyên nhúc nhích chân để không bị tê, mỏi.
  • Chườm đá: Dùng khăn bọc đá, hoặc một miếng băng gạc lạnh chườm trên phần cơ thể bị phù từ 10-15 phút có thể cải thiện đáng kể những khó chịu do sưng phù gây ra.
  • Tập luyện nhẹ nhàng: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là yoga không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai hiệu quả. Nguyên nhân là do khi mẹ tập luyện, lưu lượng máu trong cơ thể sẽ được điều hòa và cân bằng, không dồn quá nhiều vào phần tay chân.
  • Mang giày phù hợp: Giày quá chật cũng khiến máu bị dồn về phía chân nhiều hơn. Mẹ bầu nên chọn những đôi giày bệt rộng rãi và thoải mái.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng: giúp giãn cơ và giảm các triệu chứng phù nề.
  • Tránh xa các thói quen xấu: nhịn tiểu, ngồi gác chân, xếp bằng,... bởi sẽ khiến ứ đọng tuần hoàn máu.

\>> Tham khảo thêm: Thực phẩm tốt cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ

Các bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga sẽ giúp mẹ hạn chế được triệu chứng phù chân (Nguồn: Sưu tầm)

Kiểm tra sức khỏe cơ thể theo định kỳ

Ngoài việc theo dõi sự phát triển của thai nhi, các buổi thăm khám định kỳ còn giúp phát hiện sớm và xử lý các triệu chứng bất thường trong quá trình mang thai của mẹ (nếu có). Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể tư vấn, hỗ trợ cho mẹ bầu điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp trong từng giai đoạn mang thai để hạn chế tối đa các rủi ro có thể mắc phải.

Ngoại trừ việc gây khó chịu, phù chân khi mang thai sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên hết sức lưu ý. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm với triệu chứng sưng phù, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để có thể kịp thời điều trị.

\>> Tham khảo:

  • Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
  • Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Mẹ bầu nên đi thăm khám sức khỏe theo định kỳ để có thể phát hiện các biến chứng xấu trong thai kỳ (nếu có) (Nguồn: Sưu tầm)

Các câu hỏi thường gặp về vấn đề phù chân khi mang thai

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh?

Người xưa quan niệm rằng khi mà mẹ bầu xuống máu chân thì đó cũng là lúc mẹ sắp sinh em bé. Đặc biệt là những mẹ bị xuống máu chân vào tháng thứ 9 của thai kỳ thì khoảng 1 - 2 tuần sau, mẹ sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian và tốt nhất mẹ vẫn nên chú ý theo ngày dự sinh của bác sĩ, đi khám thai đầy đủ vào những tháng cuối để có thể xác định được ngày dự sinh chính xác nhất.

Bị phù chân khi mang thai tuần 37 có phải dấu hiệu sắp sinh?

Mang thai tuần 37 tức là mẹ đã ở tháng thứ 9 của thai kỳ - em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Do đó, dấu hiệu phù chân xuất hiện ở tuần này cũng có thể được xem là thông báo mẹ sắp đến ngày sinh nở. Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp mẹ bầu ở tuần thứ 37 chuyển dạ bình thường mà không có dấu hiệu phù chân.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm những thông tin về thai kỳ tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi những câu hỏi của mình về chuyên mục Góc chuyên gia trên trang Huggies.com.vn để được tư vấn và giải đáp thắc mắc của mình nhé!

Phụ nữ mang thai bị phù chân nên ăn gì?

Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như: Bắp cải, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm.

Tại sao phụ nữ mang thai bị phù chân?

Nguyên nhân gây phù chân ở bà bầuTrong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu bị phù chân khi nào?

Tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu từ tuần thứ 14 của thai kỳ, lúc này thai phụ bắt đầu nhận thấy bàn chân sưng phù vào khoảng tháng thứ năm của thai kỳ, đặc biệt là nếu đi lại nhiều hoặc thời tiết nóng. Hiện tượng phù xảy ra do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể tăng lên.

Phù chân khi mang thai kéo dài bao lâu?

Với ba tháng cuối thai kỳ: Đây là lúc hiện tượng phù chân khi mang bầu xuất hiện rõ nhất, và phổ biến nhất. Càng tiến gần tới thời điểm chuyển dạ thì phù chân sẽ ngày càng nặng hơn, và thường sau khi sinh nở từ vài ngày tới vài tuần thì tình trạng phù cũng tự biến mất.