Lễ thanh minh năm 2023 vào ngày nào năm 2024

Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ).

Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.

Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 5/4/2023

Ngày dương lịch : 5/4/2023

Ngày âm lịch : 15/2/2023

Là ngày Quý Tỵ, Tháng Ất Mão, Năm Quý Mão, tiết Thanh Minh (Trời trong sáng)

Thuộc ngày Chu Tước Hắc Đạo, Trực Trừ - Dùng thuốc hay châm cứu đều tốt cho sức khỏe.

Ngày 5/4/2023 tốt với các tuổi: Dậu, Sửu, Thân. Xấu với các tuổi: Đinh Hợi, Ất Hợi, Đinh Mão, Đinh Hợi

Giờ tốt cho mọi việc: Sửu (1:00-2:59), Thìn (7:00-9:59), Ngọ (11:00-13:59), Mùi (13:00-15:59), Tuất (19:00-21:59), Hợi (21:00-23:59)

ÂM DƯƠNG LỊCH NGÀY NGÀY 5/4/2023

Dương lịch: 5/4/2023 - Thứ Tư

Âm lịch: 15/2/2023 - Ngày Quý Tỵ, Tháng Ất Mão, Năm Quý Mão

Tiết Khí: Thanh Minh (Trời trong sáng)

Là ngày Chu Tước Hắc Đạo

XEM GIỜ TỐT - XẤU

Giờ hoàng đạo (Giờ Tốt): Sửu (1:00-2:59), Thìn (7:00-9:59), Ngọ (11:00-13:59), Mùi (13:00-15:59), Tuất (19:00-21:59), Hợi (21:00-23:59)

Giờ hắc đạo (Giờ Xấu): Tý (23:00-0:59), Dần (3:00-4:59), Mão (5:00-6:59), Tỵ (9:00-11:59), Thân (15:00-17:59), Dậu (17:00-19:59)

XEM TUỔI XUNG - HỢP

Tuổi hợp: Dậu, Sửu, Thân (Các tuổi này khá hợp với ngày 5/4/2023)

Tuổi xung khắc: Tuổi Đinh Hợi, Ất Hợi, Đinh Mão, Đinh Hợi xung khắc với ngày 5/4/2023.

XEM TRỰC

Thập nhị trực chiếu xuống trực: Trừ

Nên làm: Động đất, ban nền đắp nền, thờ cúng Táo Thần, cầu thầy chữa bệnh bằng cách mổ xẻ hay châm cứu, hốt thuốc, xả tang, khởi công làm lò nhuộm lò gốm, nữ nhân khởi đầu uống thuốc.

Kiêng cự: Đẻ con nhằm Trực Trừ khó nuôi, nên làm Âm Đức cho nó, nam nhân kỵ khời đầu uống thuốc.

XEM NGŨ HÀNH

Ngũ hành niên mệnh: Trường Lưu Thủy

Ngày: Quý Tỵ; tức Can khắc Chi (Thủy, Hỏa), là ngày cát trung bình (chế nhật).

Nạp âm: Trường Lưu Thủy kị tuổi: Đinh Hợi, Ất Hợi.

Ngày thuộc hành Thủy khắc hành Hỏa, đặc biệt tuổi: Kỷ Sửu, Đinh Dậu, Kỷ Mùi thuộc hành Hỏa không sợ Thủy. Ngày Tỵ lục hợp Thân, tam hợp Sửu và Dậu thành Kim cục.

Xung Hợi, hình Thân, hại Dần, phá Thân, tuyệt Tý

XEM SAO TỐT XẤU

Sao tốt: Âm đức, Tương nhật, Cát kỳ, Ngũ phú, Kim đường, Minh đường.

Sao xấu: Kiếp sát, Ngũ hư, Trùng nhật.

Nên làm: Thẩm mỹ, chữa bệnh, giải trừ.

Không nên: Cầu phúc, cầu tự, xuất hành, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, nhận người, động thổ, đổ mái, sửa kho, san đường, sửa tường, đào đất, an táng, cải táng.

XEM NGÀY GIỜ XUẤT HÀNH

Ngày xuất hành: Là ngày Thiên Hầu - Xuất hành dầu ít hay nhiều cũng cãi cọ, phải tránh xẩy ra tai nạn chảy máu, máu sẽ khó cầm.

Hướng xuất hành: NÊN xuất hành hướng Tây để đón Tài Thần, hướng Đông Nam đón Hỷ Thần. TRÁNH xuất hành hướng Đông Nam vì gặp Hạc Thần (Xấu).

Giờ xuất hành Mô tả chi tiết

23h-1h Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên đề phòng, người đi nên hoãn lại, phòng người nguyền rủa, tránh lây bệnh.

1h-3h Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

3h-5h Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.

5h-7h Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.

7h-9h Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.

9h-11h Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt, kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy, nên phòng ngừa cãi cọ, miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng việc gì cũng chắc chắn.

11h-13h Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên đề phòng, người đi nên hoãn lại, phòng người nguyền rủa, tránh lây bệnh.

13h-15h Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

15h-17h Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.

17h-19h Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.

19h-21h Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.

21h-23h Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt, kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy, nên phòng ngừa cãi cọ, miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng việc gì cũng chắc chắn.

XEM NHỊ THẬP BÁT TÚ

SAO: Chẩn.

Ngũ hành: Thuỷ.

Động vật: Giun.

Diễn giải:

- Chẩn thủy Dẫn - Lưu Trực: Tốt.

( Kiết Tú ) tướng tinh con giun, chủ trị ngày thứ 4.

- Nên làm: Khởi công tạo tác mọi việc tốt lành, tốt nhất là xây cất lầu gác, chôn cất, cưới gã. Các việc khác cũng tốt như dựng phòng, cất trại, xuất hành, chặt cỏ phá đất.

- Kiêng cữ: Đi thuyền.

- Ngoại lệ: Tại Tị Dậu Sửu đều tốt. Tại Sửu Vượng Địa, tạo tác thịnh vượng. Tại Tị Đăng Viên là ngôi tôn đại, mưu động ắt thành danh.

Chẩn tinh lâm thủy tạo long cung,

Đại đại vi quan thụ sắc phong,

Phú quý vinh hoa tăng phúc thọ,

Khố mãn thương doanh tự xương long.

Mai táng văn tinh lai chiếu trợ,

Trạch xá an ninh, bất kiến hung.

Cánh hữu vi quan, tiên đế sủng,

Hôn nhân long tử xuất long cung.

Lễ thanh minh năm 2023 vào ngày nào năm 2024

Tết thanh minh là ngày gì?

Tết Thanh Minh là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Mang đậm nét thiêng liêng phong tục truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam

Vào ngày tết thanh minh, hầu hết những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình.

Nguồn gốc của tiết thanh minh

Tiết Thanh Minh có nguồn gốc từ một giai thoại dưới thời Xuân Thu chiến quốc. Sau khi giành được ngôi vua nước Tấn, Tấn Văn Công đã tri ân vị công thần Giới Tử Thôi từng xả thân cứu mình lúc nguy khốn bằng cách cho lập miếu thờ và lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội để tưởng niệm.

Lễ thanh minh năm 2023 vào ngày nào năm 2024

Tết thanh minh có phải là tết hàn thực không?

Về sau, ngày 3.3 âm lịch hàng năm được xem là ngày tết Hàn Thực, với ý nghĩa tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của người đã khuất. Tết Hàn Thực diễn ra đúng vào thời gian của tiết Thanh Minh, nên dần về sau, người ta gọi chung Tết Hàn Thực với những hoạt động trong tiết Thanh Minh thành lễ Tiết Thanh Minh.

“Thanh Minh trong tiết tháng Ba / Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”, hai câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du luôn nhắc nhớ đến những lễ tục song hành. Các tỉnh Bắc bộ Việt Nam và cộng đồng Hoa kiều thường ăn Tết này theo tiết khí Thanh Minh như Trung Quốc.

Các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào Trung bộ ăn tết Thanh Minh vào ngày 3.3 âm lịch. Ở Nam bộ, địa bàn có đông người Hoa sinh sống thường sẽ lấy ngày 4.4 âm lịch làm ngày chính để cúng Thanh Minh.

Sách Gia Định thành thông chí, tập Hạ, mục Phong tục chí của Trịnh Hoài Đức chép rằng: “Ở Gia Định tháng cuối năm thường lo tỉnh tảo bồi đắp phần mộ tổ tiên, việc ấy là vâng theo quốc điển, bởi vì gần tiết Nguyên đán, nhà của mọi người còn ưng chỉnh sức cho đàng hoàng, huống chi lễ con cháu thờ người chết cũng như thờ người sống, đâu có lẽ ngồi coi cây cỏ rậm rợp, mả mồ khuyết lở mà không đắp sửa giẫy dọn.

Tuy đời xưa không có lễ tế mộ, nhưng lễ là do nghĩa đặt ra, xem ở Trung Hoa có lễ Thanh Minh tế tảo, thì nước ta làm lễ tảo mộ trong tháng chạp cũng rất phải nghĩa”.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, trong công trình Khảo luận về Tết cho là bởi quá trình chung sống cùng với cộng đồng người Hoa ở Nam bộ, nên dần dần người Việt miền Nam tiếp thu lễ tiết Thanh Minh của người Hoa.

Nên là gì vào tết thanh minh?

Vào dịp Tết Thanh Minh, công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới nơi yên nghỉ của tổ tiên. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.

Trong ngày Thanh Minh, những khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.

Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.

Lễ thanh minh năm 2023 vào ngày nào năm 2024

Tết thanh minh nên cúng gì? Bài văn cúng khấn tết thanh minh

Làm tết thanh minh ở mộ cúng gì?

Tùy từng gia đình, lễ cúng Tết Thanh minh ở phần mộ tổ tiên có thể là lễ chay hoặc lễ mặn. Các lễ vật gồm: Hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng.

Mâm cỗ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong. Mâm cỗ mặn ngoài những thứ trên có thêm rượu thịt, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò.

Nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương, còn lễ vật đặt trên bàn có thể chung.

Khi đi tảo mộ, công việc chính là sửa sang các ngôi mộ cho sạch sẽ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, sau đó mới đặt lễ vật cúng Tết Thanh minh. Cúng xong, đợi hương cháy khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Bài cúng nếu được viết ra giấy thì đọc xong cũng đem hóa.

Khi đi tảo mộ, chú ý đi lại nhẹ nhàng, cẩn thận, không nên làm lộn xộn và xới vung đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh. Không nên giẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. Nếu có trẻ nhỏ, nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận.

Văn khấn tết thanh minh ở mộ

.jpg)

Lễ cúng Thanh minh tại nhà như thế nào?

Phần lễ vật cúng tại nhà không yêu cầu quá cầu kỳ, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình hoặco phong tục tập quán của mỗi địa phương để chuẩn bị.

Bạn có thể làm mâm cúng Tết Thanh minh với đầy đủ các món mặn như xôi, gà luộc, giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào… và một số lễ vật khác như hoa quả, hoa tươi, trầu cau, vàng mã... Các gia đình Phật tử chuẩn bị mâm cúng chay.

Một số gia đình không nấu cỗ cúng Tết Thanh minh, chỉ thắp hương với hoa và quả tươi, trà, bánh kẹo... để tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân tổ tiên.

Trước khi cúng, cần dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng sạch sẽ, lau sạch bàn thờ gia tiên. Người cúng phải mặc quần áo sạch sẽ, chỉnh tề rồi lên hương, vái lạy tổ tiên và đọc văn khấn. Khi một tuần hương cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc.