Loạn bao nhiêu độ là nặng

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ ở mắt xuất hiện khá phổ biến. Tùy theo mức độ loạn thị mà mắt của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều tác động tiêu cực đến thị lực và khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy, loạn thị 4 độ có nguy hiểm không và làm sao để điều trị? Nếu đó là những gì bạn đang quan tâm thì đừng bỏ qua bài viết này của Thu Cúc TCI nhé!

Menu xem nhanh:

1

1. Loạn thị là gì?

Bình thường, giác mạc ở trong mắt của chúng ta là một bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu. Nằm ở vị trí phía trước nhãn cầu, giác mạc cho phép ánh sáng đi vào mắt và hội tụ tại võng mạc một cách dễ dàng. Nhờ đó, mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách sắc nét và chân thực nhất.

Loạn thị là tình trạng mắt nhìn mờ do giác mạc không còn giữ được độ cong hoàn hảo của nó (bị bẻ cong, méo mó, biến dạng). Lúc này, các tia sáng đi vào mắt sẽ hội tụ tại nhiều điểm khác nhau (trước hoặc sau võng mạc), thay vì một điểm duy nhất. Hình ảnh truyền vào mắt bị phân tán dẫn đến mắt nhìn mờ, lóa và nhòe. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp loạn thị là do độ cong bất thường của thủy tinh thể gây ra.

Loạn bao nhiêu độ là nặng

Loạn thị là tình trạng mắt nhìn mờ do các tia sáng đi vào mắt hội tụ tại nhiều điểm khác nhau (trước hoặc sau võng mạc)

Loạn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau: Từ trẻ em đến người cao tuổi. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khiến mắt bị loạn thị:

– Tiền sử gia đình có người từng bị loạn thị
– Người bị tổn thương ở mắt (VD: Sẹo giác mạc,…)
– Người từng phẫu thuật mắt (VD: Phẫu thuật đục thủy tinh thể,…)
– Tuổi tác cao (trên thực tế, người cao tuổi có nguy cơ bị loạn thị nhiều hơn so với người trẻ tuổi)

Triệu chứng thường gặp khi mắt bị loạn thị là:

– Mắt nhìn mờ, nhòe, hình ảnh méo mó ở mọi khoảng cách
– Nhìn đôi (tức nhìn một vật thành 2 hoặc 3 bóng mờ)
– Gặp khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách, đặc biệt là vào ban đêm
– Một số dấu hiệu kèm theo: Nhức, mỏi mắt; Chảy nước mắt; Đau đầu; Đau cổ, Đau vai gáy;…

2. Loạn thị 4 độ có nặng không?

Trong đa số các trường hợp, loạn thị ở mức độ nhẹ (dưới 1D) sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác. Do đó chưa cần can thiệp điều trị mà người bệnh chỉ cần tự chăm sóc và để mắt nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để mắt luôn sáng và khỏe mạnh.

Đối với những trường hợp loạn thị ở mức độ cao hơn (>= 1D) có thể gây ra khó chịu, đau đầu và nhìn mờ. Loạn thị trên 2D hoặc loạn thị một mắt nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhược thị. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, mắt sẽ không thể nhìn rõ được nữa ngay cả khi đã điều chỉnh kính.

Như vậy, loạn thị 4 độ được xem là mức độ loạn đã tương đối nặng. Đòi hỏi người bệnh cần có các biện pháp khắc phục ngay, tránh để xảy ra biến chứng không mong muốn.

Khi phát hiện mắt có các dấu hiệu loạn thị, bạn tốt hơn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Từ đó có phương án điều trị phù hợp, hạn chế dẫn đến suy giảm thị giác.

Loạn bao nhiêu độ là nặng

Loạn thị 4 độ được xem là mức độ loạn đã tương đối nặng

3. Điều trị loạn thị như thế nào?

3.1 Đeo kính thuốc

Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng cách sử dụng kính thuốc. Đây là biện pháp tương đối đơn giản, được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao. Để lựa chọn số kính phù hợp, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn.

Việc đeo kính sẽ giúp mắt bị loạn thị không phải điều tiết quá nhiều khi nhìn. Đối với người có độ loạn không cao, thị lực chưa bị ảnh hưởng nhiều thì không cần đeo kính thường xuyên. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện tình trạng khô và mỏi mắt kèm theo thì cần phải mang kính dù cho độ loạn là lớn hay nhỏ.

Nhìn chung, tùy thuộc vào tình trạng của mắt mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án phù hợp nhất cho bạn. Đối với người lần đầu tiên đeo kính, ít nhiều sẽ có sự khó chịu ban đầu. Tuy nhiên, nếu kiên trì sử dụng, tình trạng này sẽ dần được cải thiện. Thông thường, bạn có thể sẽ mất khoảng 1 tuần để mắt làm quen được với kính.

3.2 Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, phương pháp điều chỉnh loạn thị bằng kính không còn mang lại hiệu quả. Lúc này, bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật để lấy lại thị lực.

Bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc. Một số phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay như: Phẫu thuật LASIK, PRK, LASEK,…

Lưu ý: Phẫu thuật cần được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín. Nơi đây có các bác sĩ có kỹ năng chuyên môn cao, cơ sở vật chất đảm bảo. Điều này sẽ giúp tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra sau phẫu thuật.

3.3 Kính áp tròng Ortho K

Đây là phương pháp điều trị loạn thị bằng kính áp tròng cứng Ortho K. Với thiết kế đặc biệt, Ortho K sẽ giúp định hình lại giác mạc một cách tạm thời. Người bệnh thường chỉ cần đeo 6 – 8 tiếng mỗi ngày (thường là trong lúc ngủ). Kính sẽ giúp mắt người bệnh nhìn sáng rõ suốt cả ngày hôm sau mà không cần đeo thêm các loại kính.

Cứ như vậy, lặp đi lặp lại quy trình sử dụng kính mỗi tối để luôn có thị lực tốt vào ngày hôm sau.

4. Phòng ngừa tật loạn thị

Loạn bao nhiêu độ là nặng

Hình ảnh bệnh nhân khám mắt tại Thu Cúc TCI

Nhìn chung, việc điều trị loạn thị là khá phức tạp. Đồng thời, không phải trường hợp nào cũng mang lại kết quả điều trị như mong muốn. Vậy, làm sao để phòng ngừa tật cận thị? Bạn hãy áp dụng những phương pháp sau để bảo vệ đôi mắt của mình nhé!

– Luôn học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng (không quá tối hoặc quá chói). Nếu phải làm việc nhiều với màn hình điện tử thì nên đeo kính bảo hộ.
– Giữ tư thế ngồi thẳng khi viết (không cúi đầu, gù lưng, nhìn sát mắt)
– Để mắt làm việc với cường độ vừa phải, nghỉ ngơi sau mỗi 20 – 30 phút nhìn liên tục
– Ưu tiên các hoạt động thể dục, thể thao thay vì chơi game hay xem ti vi
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các dưỡng chất tốt cho mắt. VD: Thịt, cá, hoa quả, rau xanh, cà rốt, gấc, cà chua,…
– Không đọc sách, viết bài trên ô tô, máy bay hoặc các phương tiện đang di chuyển
– Không tự ý dùng kính hoặc dùng kính không đúng tiêu chuẩn. Việc đeo kính cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và người có chuyên môn.
– Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở mắt, hãy chủ động đi khám ngay

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về tật loạn thị mà Thu Cúc TCI muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Loạn thị 4 độ có nguy hiểm không?”. Để được giải đáp kỹ hơn các thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi và nhận tư vấn nhé!