Luật so sánh trọng tài và tòa án

2.1. Khả năng thực hiện bản án của Tòa án và phán quyết của Hội đồng Trọng tài........................................................................................................... 2. Những điểm khác nhau giữa phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án và phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Trọng tài thương mại.................................................... 2.2. Tính chất của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại...................................... 2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp.......................................................... 2.2. Thủ tục tố tụng........................................................................................ 2.2. Tính chung thẩm..................................................................................... 2.2. Phạm vi thi hành..................................................................................... 2.2. Bí mật thông tin...................................................................................... 2.2. Chi phí.................................................................................................... III. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TÒA ÁN VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI..................................................................... 3. Ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án...................................................................................... 3.1. Ưu điểm.................................................................................................. 3.1. Hạn chế................................................................................................... 3.1. Các trường hợp nên sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án...................................................................................................................... 24 3. Ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh cấp bằng Trọng tài thương mại........................................................................................................... 3.2. Ưu điểm.................................................................................................. 3.2. Hạn chế................................................................................................... 3.2. Các trường hợp nên sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại........................................................................................ IV. THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...... 4. Thực tiễn của việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án tại Việt Nam..................................................................................................

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí cạnh tranh nhau đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác “thuận buồm xuôi gió” vẫn còn tồn tại khá nhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và cho cả nền kinh tế thị trường. Chính vì vây, thuật ngữ “tranh chấp thương mại” hay “tranh chấp kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật các quốc gia trên thế giới nói chung đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như phương thức giải quyết nó. Tóm lại, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân với nau nhau; ngoài ra trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau... Tìm hiểu về tranh chấp thương mại là cơ sở quan trọng để tìm hiểu và áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tồn tài tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản, bao gồm:

  • Thương lượng;
  • Hòa giải;
  • Trọng tài thương mại;
  • Tòa án. Cả 4 phương thức này đều có những ưu điểm và tầm quan trọng của riêng nó. Nhưng trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng em xin phép tìm hiểu riêng về hình thức trọng tài thương mại và tòa án, cụ thể chúng em sẽ thực hiện so sánh giữa phương thức trọng tài thương mại và phương thức tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế. Bố cục của bài tiểu luận này bao gồm 4 phần:
  • Phần thứ nhất, tổng quan về hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án và Trọng tài thương mại;
  • Phần thứ hai, so sánh giữa phương thức Tòa án và phương thức trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế;
  • Phần thứ ba, ưu điểm và hạn chế của phương thức Tòa án và phương thức Trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế;
  • Phần thứ tư, thực tiễn về việc sử dụng phương thức Tòa án và Trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp ở Việt Nam và trên thế giới. Bài tiểu luận này sẽ khó tránh khỏi những sai sót nên chúng em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ cô./.

NHÓM TÁC GIẢ

  • Thứ tư, là việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
  • Thứ năm, là tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
  • Khái niệm và đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Trọng tài thương mại

1.2. Khái niệm của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Trọng tài thương mại

Trong khoa học pháp lý, trọng tài được nghiên cứu dưới nhiều bình diện nghiên cứu khác nhau và do đó hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về trọng tài. Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL đưa ra khái niệm “Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của một tổ chức trọng tài thường trực (Điều 2) 1 Theo cuốn “Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z” thì: “Trọng tài là một cách giải quyết bất đồng trong công nghiệp mà không cần đưa ra pháp luật hay đình công” Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành”. Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc Ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Đây là

1 Article 2 UNCITRAL Model Law on International Commercial Arbitration 1985: “arbitration” means any arbitration whether or not administered by a permanent arbitral institution.

định nghĩa về phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 2. Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về trọng tài, song nhìn chung hiện nay trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới hai góc độ: - Thứ nhất, Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thực hiện bởi hội đồng trọng tài hoặc một số trọng tài viên duy nhất với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một số phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các bên; - Thứ hai, Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết các phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại theo yêu cầu của các bên tranh chấp.

1.2. Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng hình thức Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại có các đặc điểm sau đây:

  • Thứ nhất, trọng tài thương mại là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế về trọng tài thương mại. Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của cơ quan trọng tài, nhưng sẽ thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, cũng như những tác động khác như tham gia điều ước quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất...
  • Thứ hai, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba – một trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài;
  • Thứ ba, trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Trước tiên, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài. Một trong những nguyên tắc cơ bản của trọng tài đó là thẩm quyền được hình thành từ ý chí thỏa thuận của các bên tranh chấp;

2 Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này".

ngoài các vấn đề mà các bên yêu cầu hoặc thỏa thuận thì Tòa án và Trọng tài thương mại không thực hiện giải quyết. Đối với phương thức sử dụng Tòa án để giải quyết tranh chấp thì pháp luật tố tụng dân sự của các quốc gia thường quy định “Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó” 3. Đối với việc sử dụng Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thì phương thức này chỉ được sử dụng khi hai bên có thỏa thuận về việc sử dụng Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp, các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Ngoài ra, tính tự định đoạt của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại còn thể hiện ở việc các bên có thể yêu cầu đình chỉ quá trình giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để thực hiện thương lượng, hòa giải 4.

2.1. Tính độc lập của bên thực hiện tài phán Trong phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án và Trọng tài thương mại thì Tòa án và Hội đồng trọng tài được xem là bên thức ba có khả năng thực hiện tài phán trong vụ tranh chấp. Để đảm bảo sự công bằng cho các bên trọng vụ tranh chấp thì Tòa án và Hội đồng Trọng tài phải đảm bảo tính độc lập của mình khi thực hiện chức năng tài phán khi giải quyết tranh chấp. Đối với việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” 5. Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp thì 3 Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015 quy định về Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. 4 Về quy định đình chỉ quá trình giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:” “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấp dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”. Với quy định về đình chỉ quá trình giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, Điều 28 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) có quy định: “Vụ tranh chấp được đình chỉ trong các trường hợp sau đây: ... Các bên thỏa thuận chấm dứt giải quyết vụ tranh chấp...”. 5 Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015.

“Trong quá trình tố tụng trọng tài, Trọng tài viên không được gặp hoặc liên lạc riêng với bất kỳ bên nào; không bên nào được gặp hoặc liên lạc riêng với Trọng tài viên để trao đổi các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp” 6.

2.1. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật

Tính bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật là một trong những tính chất cơ bản của các giao dịch dân sự, cụ thể hơn là các hợp đồng thương mại quốc tế. Cũng như mối quan hệ trong hợp đồng thương mại quốc tế thì các bên trong tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế cũng có sự bình đẳng và về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật 7.

2.1. Khả năng yêu cầu Tòa án hoặc Hội đồng Trọng tài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Nếu như đói đối với phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, trung gian hoặc hòa giải thì các bên trong tranh chấp không thể yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra đối với tài sản thì với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án và Trọng tài thương mại thì các bên trong tranh chấp có thể yêu cầu Tòa án hoặc Hội đồng Trọng tài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như: cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Kê biên tài sản đang tranh chấp hay cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp...

6 Khoản 2 Điều 14 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam. 7 Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015 có quy định: “1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án. 2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trọng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ thức, cá nhân trong tố tụng dân sự”. Ngoài ra, Luật Trọng tài thương mại Việt Nam cũng có quy định tại khoản 3 Điều 4: “Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”.

cơ quan nhà nước. Là một bộ phận của Nhà nước nên Tòa án mang trong mình quyền lực nhà nước. Vì Tòa án mang quyền lực nhà nước nên phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án cũng mang tính chất quyền lực nhà nước, có khả năng cưỡng chế thi hành bằng quyền lực nhà nước đối với các quyết định, bản án giải quyết tranh chấp của Tòa án.

2.2.1. Tính chất của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Ngược với Tòa án, Trọng tài thương mại không phải là cơ quan nhà nước mà là tổ chức phi Chính phủ, hoạt động không có tính chất lợi nhuận. Vì không phải là một cơ quan nhà nước nên Trọng tài thương mại không mang trong mình quyền lực nhà nước – một loại quyền lực đặc biệt chỉ có ở các cơ quan nhà nước. Chính vì thế, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế không thể mặc nhiên được đảm bảo khả năng thực hiện thông qua cưỡng chế thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Khác với tính chất của Tòa án, khả năng cưỡng chế thực hiện bằng quyền lực nhà nước đối với phán quyết của Trọng tài thương mại không tồn tại một cách mặc nhiên, nó chỉ tồn tại khi việc đảm bảo thi hành phán quyết của trọng tài bằng quyền lực nhà nước, cụ thể thông qua cơ quan thi hành án dân sự, được quy định bởi pháp luật.

2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Đối với Tòa án thì do Tòa án là thiết chế giải quyết tranh chấp mang tính chất nhà nước nên các bên trong tranh chấp phải tuân thủ các quy định của nhà nước về thủ tục giải quyết tranh chấp được nhà nước quy định tại pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia, trong đó có các quy định liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án, các bên không thể tự do lựa chọn Tòa án thực hiện giải quyết tranh chấp mà các bên phải tuân thủ các quy định về thẩm quyền của Tòa án được quy định tại

pháp luật tố tụng của quốc gia. Thẩm quyền giải quyết tranh cấp của Tòa án thường được xác định theo thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp Tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ. Đối với thẩm quyền theo vụ việc thì các tranh chấp khác nhau được giải quyết ở những tòa án chuyên biệt khác nhau như Tòa án dân sự thường, các tòa chuyên biệt về thương mại, lao động, hành chính, đất đai, nhà ở... Ở nhiều nước không có sự thành lập của tòa thương mại thì việc giải quyết các tranh chấp kinh tế - thương mại do tòa án dân sự đảm nhiệm và áp dụng chung một thủ tục tố tụng dân sự. Một số nước dù có tòa thương mại tuy nhiên tòa án này lại không được tổ chức thành một tòa án độc lập mà là một bộ phận của hệ thống Tòa án tư pháp. Tòa thương mại là một Tòa chuyên trách giải quyết các tranh chấp thương mại bên cạnh các tòa Dân sự, Hành chính, Hình sự... Việt Nam là một trong những quốc gia có các tòa thương mại nằm trong hệ thống tòa án bên cạnh các tòa chuyên biệt khác 10. Bên cạnh thẩm quyền tòa án được xác định theo vụ việc thì thẩm quyền của tòa án còn được xác định theo cấp tòa án ở một số quốc gia. Ví dụ như tại Pháp, tòa án thương mại được tổ chức theo đơn vị hành chính quận. Hay như tại Anh, phân cấp thẩm quyền cho Tòa án cấp Quản hạt (County Court), Tòa án đệ nhất cấp (High Court of Justice) được phân thành 3 phân viện, trong đó có 2 phân viện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh – thương mại, đó là phân viện Luật công bằng (Chancery Division) và Phân viện quan tòa nữ hoàng (Queen’s Bench Division). Ở Việt Nam thì ở cả ba cấp Tòa án đều xét xử các tranh chấp kinh doanh

  • thương mại. Quyền thụ lý sơ thẩm thuộc tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh 11. Ngoài xác định thẩm quyền theo vụ việc và phân cấp tòa án thì việc xác định thẩm quyền còn được thực hiện qua thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Các nguyên tắc thường được sử dụng để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của

10 Nguyễn Thị Thoa, Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng tòa án: Luận văn Thạc sĩ Luật Nguồn: repositories.vnu.edu/jspui/bitstream/123456789/38508/1/TT_00050000022.pdf truy cập ngày 12/11/ 11 Nguyễn Thị Thoa, Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng tòa án: Luận văn Thạc sĩ Luật Nguồn: repositories.vnu.edu/jspui/bitstream/123456789/38508/1/TT_00050000022.pdf truy cập ngày 12/11/

  • Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài hợp lệ. Thỏa thuận trọng tài này có thể là thỏa thuận giữa các bên trước hoặc sau khi có tranh chấp, có thể là một thỏa thuận riêng hoặc là một thỏa thuận trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản. Ngoài văn bản thì các thỏa thuận qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện ý chí của các bên trong vụ tranh chấp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng được coi là thỏa thuận trọng tài 13. Bên cạnh đó, một thỏa thuận trọng tài hợp lệ còn phải là một thỏa thuận trọng tài không bị vô hiệu. Các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu:
  • Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại 14 ;
  • Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết 15. Trường hợp này bao gồm hai khía cạnh: Thứ nhất, một bên ký thỏa thuận trọng tài không có năng lực chủ thể; Thứ hai, người ký thỏa thuận trọng tàu tài không phải là người đại diện hợp pháp cho pháp nhân hoặc ký thay cá nhân không được ủy quyền;
  • Một bên ký thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ 16 ;
  • Thỏa thuận trọng tài không quy định rõ về đối tượng tranh chấp hay tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung 17 ;
  • Thỏa thuận trọng tài không được lập thành văn bản 18 ;

13 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam: “1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. 2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận”. 14 Khoản 1 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam. 15 Khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam. 16 Khoản 3 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam. 17 Tiểu luận thẩm quyền của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam Nguồn: doc.edu/tai-lieu/tieu-luan-tham-quyen-cua-trong-tai-thuong-mai-trong-viec-giai-quyet-cac- tranh-chap-thuong-mai-theo-phap-luat-viet-nam-56689/ truy cập ngày 11/11/ 18 Khoản 4 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam.

  • Bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyền tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu 19.

2.2. Thủ tục tố tụng

2.2.3. Yêu cầu thực hiện giải quyết tranh chấp Quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án đều được bắt đầu bằng việc một bên trọng tranh chấp thực hiện gửi yêu cầu khởi kiện (đơn khởi kiện) đến Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Tuy nhiên, đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì các bên cần phải có thỏa thuận trọng tài, tức là việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cần phải có sự đồng ý của các bên trong tranh chấp và việc thỏa thuận này phải được lập thành văn bản. Đối với phương thức sử dụng Tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thì chỉ cần một bên trong tranh chấp đơn phương gửi yêu cầu khởi kiện đến Tòa án là Tòa án có thể ngay lập tức xem xét thực hiện giải quyết tranh chấp. Với phương thức sử dụng Tòa án thì không cần có sự thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là Tòa án của các bên trong vụ tranh chấp.

2.2.3. Thành lập Hội đồng xét xử, Hội đồng trọng tài Khi dùng phướng phương thức sử dụng Tòa án để giải quyết tranh chấp, các bên không được quyền lựa chọn các thành viên trong hội đồng xét xử và các tiêu chuẩn liên quan đến thành viên hội đồng xét xử đều do pháp luật quốc gia quy định. Trong khi đó, đối với việc sử dụng trọng tài thương mại làm phương thức giải quyết tranh chấp, các bên được quyền lựa chọn các thành viên của Hội đồng trọng tài 20 , đồng thời việc lựa chọn thành viên của Hội đồng trọng tài không chỉ bó buộc các bên phải lựa chọn tất cả thành viên của Hội đồng trọng tài đều phải là những chuyên gia về luật 21. Bên cạnh các chuyên gia về luật, các bên còn có thể lựa chọn các thành

19 Khoản 5 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam. 20 Khoản 1 Điều 39 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam: “Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên”. 21 Khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam: “Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự; b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên; c) Trong trường

việc tranh chấp thương mại 26. Trong trường hợp các bên lựa chọn Trọng tài thương mại làm phương thức giải quyết tranh chấp thì ngôn ngữ tố tụng sẽ do các bên tự thỏa thuận 27.

2.2. Tính chung thẩm Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì phán quyết của Hội đồng trọng tài là mang tính chung thẩm (trừ trường hợp phán quyết bị hủy bởi một quyết định của Tòa án). Trong khi đó, đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì phải thường trải qua nhiều giai đoạn xét xử: Sơ thẩm, Phúc thẩm, các thủ tục xét xử đặc biệt...

2.2. Phạm vi thi hành Phạm vi thi hành của phán quyết trọng tài khá rộng lên đến hơn 150 quốc gia – những quốc gia tham gia cCôngcông ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Trong khi đó các bản ản án của Tòa án thường ít nhận được sự công nhận của quốc tế bởi để thi hành các phán quyết của Tòa án nước ngoài, các quốc gia phải ký kết với nhau các điều ước quốc tế liên quan đến tương trợ tư pháp.

2.2. Bí mật thông tin Trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết của Trọng tài có tính riêng biệt. Hầu hết các quy định pháp luật về Trọng tài của các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc Trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác. Tính bí mật thể hiện rõ ở nội dung tranh chấp, danh tính của các bên mà trọng tài viên không được tiết lộ, tránh làm lộ bí mật kinh doanh, từ đó giữ được uy tín và duy trì quan hệ hợp tác giữa các bên. Đây là ưu điểm của các doanh nghiệp không muốn các chi tiết trong vụ tranh chấp của mình đem ra công khai với Tòa án hay với công chúng.

26 Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015 quy định: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt”. 27 Khoản 2 Điều 10 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam có quy định: “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận”.

Trong khi đó, khi giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì các thông tin sẽ được công khai vì một trong những đặc điểm cơ bản của tố tụng tòa án là xét xử công khai 28.

2.2. Chi phí Do Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tài chính độc lập, nguồn thu chủ yếu là lệ phí trọng tài từ mỗi vụ việc nên chi phí cao và cao hơn Tòa án. Mức phí của Tòa án thấp hơn tuy nhiên nếu việc xét xử kéo dài thì có thể làm tổng chi phí cao hơn mức phí của Trọng tài.

III. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TÒA ÁN VÀ

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

  1. Ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án

3.1. Ưu điểm

  • Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án có trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so vs với Trọng tài vì phán quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Do đó khi đã đưa ra Tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật. ĐăcĐặc điểm này có thể được coi là yếu tố hấp dẫn nhất khiến các bên tranh chấp thường tìm đến phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án 29.

28 Khoản 2 Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015: “Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín”. 29 "Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường tòa án" của Nguyễn Vũ Hoàng, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004