Máu trong vòng tuần hoàn lớn được vận chuyển như thế nào

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Dương - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch.

Tuần hoàn bên trong cơ thể con người gồm hai vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn qua phổi). Quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra khi máu lưu thông qua phổi, đây quá trình quan trọng nhằm tạo ra máu giàu oxy cung cấp cho các mô và cơ quan của cơ thể.

Phổi là một tạng thuộc hệ hô hấp, nằm trong lồng ngực, gồm có hai bên là phổi phải và phổi trái. Phổi được cố định trong khoang màng phổi bởi cuống phổi và các dây chằng.

Mặt trong của hai bên phổi có rốn phổi, là nơi mà các thành phần của cuống phổi đi qua, bao gồm: Phế quản chính, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, động mạch phế quản, tĩnh mạch phế quản, các dây thần kinh và hạch bạch huyết.

Phế quản chính được phân chia thành phế quản gốc phải và phế quản gốc trái đi vào mỗi bên phổi qua rốn phổi. Sau đó tiếp tục chia nhỏ thành các phế quản thùy, phế quản phân thùy, phế quản tiểu thùy và cuối cùng là các tiểu phế quản tận dẫn khí vào các ống phế nang, túi phế nang và phế nang. Bề mặt phế nang dày đặc mao mạch nhằm thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí giữa máu và không khí.

Hình ảnh cấu tạo giải phẫu của phổi

Tuần hoàn bên trong cơ thể con người gồm hai vòng tuần hoàn, là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn qua phổi). Vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn đưa máu giàu oxy tới nuôi sống các mô, cơ quan của cơ thể, đồng thời thu nhận carbon dioxide - một sản phẩm thải loại từ quá trình chuyển hóa. Vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn đưa máu tới phổi để thải loại carbon dioxide và thu nhận oxy.

Máu từ tâm thất phải qua van động mạch phổi sẽ đi vào động mạch phổi, sau đó tiếp tục đi theo các nhánh động mạch phân chia nhỏ hơn, và cuối cùng là tới hệ mao mạch ở bề mặt các phế nang - nơi sẽ diễn ra sự trao đổi khí.

Oxy trong không khí theo thì thở vào sẽ đi vào phế nang, sau đó thấm qua thành mao mạch rất mỏng để đi vào trong dòng máu mới tới. Đồng thời, carbon dioxide sẽ từ dòng máu qua thành mao mạch vào trong không khí và được tống xuất ra khỏi cơ thể trong thì thở ra.

Sơ đồ tuần hoàn phổi và dòng máu lưu thông

Dòng máu sau khi đã được oxy hóa sẽ theo hệ thống tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái, sau đó qua van hai lá xuống tâm thất trái rồi qua van động mạch chủ vào vòng tuần hoàn lớn, đưa oxy đi nuôi sống các mô, cơ quan của cơ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Vẽ mũi tên chỉ đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ

Câu  1: Loại tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu?

A. Tiểu cầu

B. Bạch cầu

C. Hồng cầu

D. Hồng cầu và bạch cầu

Câu  2: Trong vòng tuần hoàn lớn, máu được vận chuyển từ tim theo động mạch chủ đi nuôi cơ thể là máu chứa nhiều loại khí nào?

A. Nitơ

B. Cácbonic

C. Ôxi

D. Hiđrô

Câu  3: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào dưới đây thì máu có màu đỏ thẫm?

A. Nitơ

B. Cácbonic

C. Ôxi

D. Hiđrô

Câu  4: Khi vi khuẩn và virut xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp các hoạt động chủ yếu nào của bạch cầu?

A. Sự thực bào, bạch cầu lympho T

B. Sự thực bào, bạch cầu lympho B

C. Bạch cầu lympho B, bạch cầu lympho T

D. Sự thực bào, bạch cầu lympho B, bạch cầu lympho T

Câu  5: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết ra kháng thể?

A. Bạch cầu mônô

B. Bạch cầu lympho B

C. Bạch cầu lympho T

D. Bạch cầu ưa axit

Câu  6: ở người, loại tế bào máu nào quá ít, máu sẽ khó đông khi bị chảy máu hoặc có thể bị chết nếu không được cấp cứu bằng biện pháp đặc biệt?

A. Tế bào bạch cầu

B. Tế bào hồng cầu

C. Tế bào lympho                 

D. Tế bào tiểu cầu

Câu 7: Khi nói về hoạt động tim mạch, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Van ba lá luôn đóng, chỉ mở khi tâm thất trái co

B. Van động mạch luôn hở, chỉ đóng khi tâm thất co

C. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại

D. Khi tâm thất phải co, van ba lá sẽ mở ra

Câu 8: Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim?

A. Động mạch dưới đòn

B. Động mạch dưới cằm

C. Động mạch vành

D. Động mạch cảnh trong

Câu 9: Máu mang oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim?

A. Tâm nhĩ phải

B. Tâm thất phải

C. Tâm nhĩ trái

D. Tâm thất trái

Câu 10: Loại mạch nào có 3 lớp: mô liên kết, mô cơ trơn, mô biểu bì dày?

A. Động mạch

B. Tĩnh mạch

C. Mao mạch

D. Mạch bạch huyết

Câu  1: Loại tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu?

A. Tiểu cầu

B. Bạch cầu

C. Hồng cầu

D. Hồng cầu và bạch cầu

Câu  2: Trong vòng tuần hoàn lớn, máu được vận chuyển từ tim theo động mạch chủ đi nuôi cơ thể là máu chứa nhiều loại khí nào?

A. Nitơ

B. Cácbonic

C. Ôxi

D. Hiđrô

Câu  3: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào dưới đây thì máu có màu đỏ thẫm?

A. Nitơ

B. Cácbonic

C. Ôxi

D. Hiđrô

Câu  4: Khi vi khuẩn và virut xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp các hoạt động chủ yếu nào của bạch cầu?

A. Sự thực bào, bạch cầu lympho T

B. Sự thực bào, bạch cầu lympho B

C. Bạch cầu lympho B, bạch cầu lympho T

D. Sự thực bào, bạch cầu lympho B, bạch cầu lympho T

Câu  5: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết ra kháng thể?

A. Bạch cầu mônô

B. Bạch cầu lympho B

C. Bạch cầu lympho T

D. Bạch cầu ưa axit

Câu  6: ở người, loại tế bào máu nào quá ít, máu sẽ khó đông khi bị chảy máu hoặc có thể bị chết nếu không được cấp cứu bằng biện pháp đặc biệt?

A. Tế bào bạch cầu

B. Tế bào hồng cầu

C. Tế bào lympho                 

D. Tế bào tiểu cầu

Câu 7: Khi nói về hoạt động tim mạch, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Van ba lá luôn đóng, chỉ mở khi tâm thất trái co

B. Van động mạch luôn hở, chỉ đóng khi tâm thất co

C. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại

D. Khi tâm thất phải co, van ba lá sẽ mở ra

Câu 8: Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim?

A. Động mạch dưới đòn

B. Động mạch dưới cằm

C. Động mạch vành

D. Động mạch cảnh trong

Câu 9: Máu mang oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim?

A. Tâm nhĩ phải

B. Tâm thất phải

C. Tâm nhĩ trái

D. Tâm thất trái

Câu 10: Loại mạch nào có 3 lớp: mô liên kết, mô cơ trơn, mô biểu bì dày?

A. Động mạch

B. Tĩnh mạch

C. Mao mạch

D. Mạch bạch huyết

Câu hỏi: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn.

Lời giải:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua dộng mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về máu và vai trò của máu để có thêm kiến thức để trả lời cho câu hỏiMô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn nhé:

1. Máu láu gì?

Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.

Nói đến một trong những chức năng này của máu, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc máu cung cấp các chất dinh dưỡng và cấu tạo các tổ chức. Bên cạnh đó, máu còn có chức năng loại bỏ hoàn toàn các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể đặc biệt là khí carbonic và acid uric.

2. Thành phần của máu

Máu được cấu tạo gồm 2 phần chính đó là tế bào và huyết tương. Trong tế bào sẽ bao gồm các thành phần cụ thể đó là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cẩu. Bên cạnh đó, huyết tương sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản đó là đông máu, kháng thể, protein, nội tiết tố, nước và muối khoáng.

3. Vai trò của máu

* Chức năng vận chuyển:

- Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài.

- Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến cơ quan đào thải.

- Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích.

- Ngoài ra máu còn vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra môi trường.

- Chức năng cân bằng nước và muối khoáng:

+ Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó.

+ Ðiều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu (chịu ảnh hưởng của các ion và prôtêin hoà tan trong máu).

* Chức năng điều hòa nhiệt:

Một trong những chức năng của mạch máu đó là giúp điều hòa nhiệt trong cơ thể một cách tuyệt vời. Máu tham gia vào quá trình này là nhờ sự vận chuyển và khả năng làm nguội nhiệt của lượng nước có sẵn trong máu. Nhờ đó, chức năng của mạch máu được thể hiện rất rõ trong quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể.

* Chức năng bảo vệ:

-Nói đến chức năng của máu, chắc hẳn các bạn không thể bỏ qua chức năng bảo vệ này. Bởi máu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào cũng như cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

-Máu giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào. Ngoài ra, chức năng sinh lý của máu còn được thể hiện rõ rệt khi máu cũng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, hạn chế mất máu khi cơ thể gặp phải những tổn thương.

*Chức năng thống nhất cơ thể và điều hòa hoạt động cơ thể:

Máu mang các hormon, các loại khí O2 và CO2, các chất điện gíải khác Ca++, K+, Na+... để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm bảo đảm sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể. Bằng sự điều hòa hằng tính nội môi, máu đã tham gia vào điều hòa toàn bộ các chức phận cơ thể bằng cơ chế thần kinh và thần kinh - thể dịch.

Với những chức năng quan trọng như trên, máu phải hoạt động tuần hoàn không ngừng nghỉ thông qua vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.Để cơ thể khỏe mạnh và duy trì tốt sự sống, bất kể ai cũng không thể thiếu đi những chức năng và vai trò này của máu.

Video liên quan

Chủ đề