Mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay, bất luận nền kinh tế đó có quy mô và trình độ phát triển như thế nào. Xu thế này mở ra cơ hội hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng cũng gắn liền với thách thức về cạnh tranh, về thể chế, chính sách (Balassa, 1961). Gắn liền với sự phát triển của thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế là những biện pháp mà Chính phủ một quốc gia áp dụng nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại của quốc gia mình với quốc gia khác thông qua công cụ thuế quan và phi thuế quan.

Show

Gắn liền với sự phát triển của thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế là những biện pháp mà chính phủ một quốc gia thông qua nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại giữa quốc gia mình với quốc gia khác, thường bao gồm các quy định về thương mại, chính sách về xuất khẩu, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác. Để thực hiện các chính sách này, Nhà nước sử dụng các công cụ thuế quan và phi thuế quan để điều tiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh các quốc gia đang tham gia ngày càng mạnh mẽ vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thương mại quốc tế không đơn thuần chỉ là ý chí chủ quan của mỗi quốc gia. Các chính sách này khi đó cần được điều chỉnh và hoàn thiện sao cho vừa phù hợp với tiềm lực kinh tế đất nước, lại vừa tuân thủ những nguyên tắc và quy định đã ký kết trong các hiệp định với các quốc gia, các thể chế khu vực và thế giới (Krugman và các cộng sự, 2014).

Đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tiềm lực còn chưa đủ mạnh, chỉ mới tham gia vào khu vực sân chơi quốc tế rộng lớn này và vẫn còn mắc phải những hạn chế và sai sót, việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác để ngày càng hoàn thiện nhận thức về giải quyết mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch là nhiệm vụ quan trọng cần làm trước tiên. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề và tính cấp thiết của thực trạng này, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn sách “Chính sách thương mại quốc tế: lý luận và thực tiễn hội nhập toàn cầu”. Mục đích khiêm tốn nhằm (a) cập nhật các lý thuyết thương mại quốc tế từ trước đến nay, đã phát triển nở rộ tại các nước phương Tây trong hai thập niên gần đây; (b) trình bày các nội dung chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia tham gia thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế; và (c) phân tích thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, các bài học kinh nghiệm từ một số nước điển hình trên thế giới, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện và triển khai chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới.

2. Nội dung sách

Nội dung cuốn sách gồm 11 chương, được tổ chức thành 3 phần, như sau:

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình vẽ

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Chương 1: Thuyết trọng thương và lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 1.1. Thuyết trọng thương 1.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế 1.2.1. Phân công lao động và lợi ích của phân công lao động 1.2.2. Lợi ích từ thương mại quốc tế 1.2.3. Tăng trưởng nội địa và các mô hình thương mại quốc tế

1.3. Lợi thế tuyệt đối

Chương 2: Thuyết lợi thế so sánh Ricardo 2.1. Lợi thế so sánh và thương mại quốc tế 2.2. Quan điểm hiện đại về thuyết lợi thế so sánh 2.3. Tổng quát hóa 2.3.1. Lợi thế so sánh trong trường hợp: n mặt hàng và hai quốc gia

2.3.2. Lợi thế so sánh trong trường hợp: Hai mặt hàng và n quốc gia

Chương 3: Lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế 3.1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia – mô hình kim cương Michael Porter 3.1.1. Mô hình kim cương của Michael Porter 3.1.2. Đường cong chuyển đổi 3.2. Lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm 3.3. Thuyết cân bằng tổng quát 3.3.1. Thuyết cân bằng tổng quát đối với nền kinh tế tự cung tự cấp 3.3.1.1. Đường cung 3.3.1.2. Đường cầu 3.3.1.3. Trạng thái cân bằng tổng quát và định luật Walras 3.3.2. Thuyết cân bằng tổng quát đối với nền kinh tế mở 3.4. Thuyết cân bằng quốc tế 3.4.1. Bản chất của đường cung 3.4.2. Trạng thái cân bằng quốc tế 3.5. Chi phí cơ hội

3.6. Lợi thế kinh tế quy mô

Chương 4: Thuyết lợi thế tương đối Heckscher – Ohlin 4.1. Các giả thiết cơ bản 4.2. Mô hình Heckscher-Ohlin 4.2.1. Định lý 1 – định lý Heckscher – Ohlin 4.2.2. Định lý 2 về cân bằng yếu tố sản xuất – giá cả (FPE – Factor-price equalization theorem) 4.2.3. Định lý 3 về nhóm cân bằng yếu tố sản xuất – giá cả 4.3. Mô hình Heckscher-Ohlin-Vanek

4.4. Thực tế áp dụng

PHÂN 2: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Chương 5: Tổng quan về chính sách thương mại quốc tế 5.1. Khái niệm và Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế 5.1.1. Khái niệm về chính sách thương mại quốc tế 5.1.2. Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế 5.2. Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế 5.2.1. Chính sách mậu dịch tự do 5.2.2. Chính sách bảo hộ mậu dịch 5.3. Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế 5.3.1. Nguyên tắc ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển 5.3.2. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc 5.3.3. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia 5.3.4. Nguyên tắc minh bạch và cạnh tranh lành mạnh

5.4. Vai trò của chính phủ đối với tự do thương mại quốc tế

Chương 6: Hợp tác thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế 6.1. Lợi ích từ thương mại và hội nhập quốc tế 6.2. Các hình thức hợp tác thương mại và hội nhập quốc tế 6.2.1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/FTA) 6.2.2. Liên minh thuế quan (Custom Union/CU) 6.2.3. Thị trường chung (Common Market/CM) 6.2.4. Liên minh Kinh tế (Economic Union/EU) 6.2.5. Liên minh Chính trị (Political Union/ PU) 6.3. Các định chế thương mại quốc tế 6.3.1. Liên minh Châu Âu (EU) 6.3.2. Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 6.3.3. Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) 6.3.4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 6.3.5. Khu vực thương mại tự do châu Mỹ (FTAA) 6.3.6. Diến đàn hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 6.3.7. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 6.3.8. Ngân hàng Thế giới (WB)

6.3.9. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

Chương 7: Bảo hộ thương mại quốc tế 7.1. Tác động, lợi ích và hạn chế của tự do thương mại quốc tế 7.1.1. Tác động của tự do thương mại quốc tế đến nền kinh tế một quốc gia 7.1.1.1. Canh tranh không hoàn hảo và chính sách thương mại 7.1.1.2. Các ngành công nghiệp mới nổi 7.1.1.3. Biến động thị trường hàng hóa nội địa 7.1.1.4. Biến động thị trường dịch vụ nội địa 7.1.2. Lợi ích của tự do thương mại quốc tế 7.1.3. Thách thức từ tự do thương mại quốc tế 7.2. Công cụ thuế quan của chính sách thương mại quốc tế 7.2.1. Khái niệm và mục đích 7.2.2. Phân loại thuế quan 7.2.3. Tác động của công cụ thuế quan 7.2.3.1. Tác động của thuế quan nhập khẩu 7.2.3.1. Tác động của thuế quan xuất khẩu 7.2.4. Chính sách thuế quan trong điều kiện tự do thương mại quốc tế 7.3. Công cụ phi thuế quan của chính sách thương mại quốc tế 7.3.1. Hạn ngạch 7.3.1.1. Khái niệm và mục đích 7.3.1.2. Tác động của hạn ngạch nhập khẩu 7.3.2. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ huật 7.3.2.1. Khái niệm và mục đích 7.3.2.2. Tác động của những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật 7.3.3. Hạn chế xuất nhập khẩu tự nguyện 7.3.3.1. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện 7.3.3.2. Mở rộng nhập khẩu tự nguyện 7.3.4. Trợ cấp 7.3.4.1. Khái niệm và mục đích 7.3.4.2. Tác động của trợ cấp 7.3.5. Bán phá giá hàng hóa 7.3.5.1. Khái niệm và mục đích 7.3.5.2. Tác động của bán phá giá hàng hóa 7.3.6. Bán phá giá hối đoái 7.3.6.1. Khái niệm và mục đích

7.3.6.2. Tác động của bán phá giá hối đoái

PHẦN 3: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chương 8: Quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam và các hiệp định quan trọng đã ký 8.1. Quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam 8.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về tự do hóa thương mại 8.1.2. Quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam 8.2. Các hiệp định tự do quan trọng đã ký 8.2.1. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) (1996) 8.2.2. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) (2004) 8.2.3. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) (2006) 8.2.4. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và (2008) 8.2.5. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) (2009) 8.2.6. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia và New Zealand (AANZFTA) (2010) 8.2.7. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA) (2010) 8.2.8. Hiệp định Thương mại Tự do Vietnam – Chile (VCFTA) (2012) 8.2.9. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên Minh kinh tế Á Âu (2014) 8.2.10. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) (2015) 8.2.11. Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

8.2.12. Cộng Đồng kinh tế ASEAN (AEC) (2015)

Chương 9: Thực trạng Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay 9.1. Thực trạng chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa và dich vụ 9.1.1. Đối với hàng hóa 9.1.1.1. Chính sách mặt hàng 9.1.1.2. Chính sách thị trường 9.1.1.3. Chính sách thương nhân 9.1.1.4. Chính sách thuế quan 9.1.1.5. Chính sách phi thuế quan 9.1.1.5. Chính sách hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu 9.1.2. Đối với dịch vụ 9.1.2.1. Thực trạng ngành dịch vụ 9.1.2.2. Một số chính sách thương mại về dịch vụ 9.2. Thực trạng chính sách thương mại quốc tế về đầu tư nước ngoài 9.2.1. Chính sách tiếp cận thị trường 9.2.2. Chính sách xúc tiến đầu tư 9.2.3. Chính sách ưu đãi thuế 9.2.4. Chính sách đẩm bảo đầu tư 9.3. Thực trạng chính sách thương mại quốc tế liên quan đến bảo hộ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 9.3.1. Thực trạng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

9.3.2. Chính sách bảo hộ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Chương 10: Kinh nghiệm về chính sách thương mại quốc tế của một số quốc gia điển hình và bài học rút ra đối với Việt Nam 10.1. Chính sách thương mại quốc tế của Malaysia 10.2. Chính sách thương mại quốc tế của Thái Lan 10.3. Chính sách thương mại quốc tế của Singapore 10.4. Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc 10.5. Chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản 10.6. Chính sách thương mại quốc tế của EU 10.7. Chính sách thương mại quốc tế của Mỹ

10.8. Các bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam

Chương 11: Định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới 11.1. Yêu cầu đặt ra đối với hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam 11.1.1. Mục tiêu của chính sách thương mại 11.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam 11.2. Các định hướng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam 11.3. Các giải pháp hoàn thiện và triển khai chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới 11.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại về hàng hóa

11.3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách TMQT về dịch vụ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bước 1: Quý khách lựa chọn các sản phẩm dịch vụ mong muốn, chuyển vào giỏ hàng và điền đầy đủ các thông tin theo quy trình trên trang web của chúng tôi.

Hoặc quý khách liên hệ trực tiếp với nhân viên kinh doanh chúng tôi theo các số hotline 0904894728 hoặc 0963677714 từ 8h30-17h30 (từ thứ 2 đến sáng thứ 7) để đặt hàng.

Bước 2: Thanh toán chuyển khoản đến tài khoản sau:

Số TK: 03101010128463

Chủ TK: Phan Thanh Tú

Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank)

Chi nhánh: Đống Đa

Nội dungtên sách

 

II – GIAO HÀNG

Chúng tôi sẽ gửi bản mềm qua email đến quý khách, hoặc trực tiếp giao hàng bản cứng tại địa chỉ quý khách yêu cầu, miến phí trong các quận nội thành Hà Nội.