Ngành Kinh doanh quốc tế nên học trường nào

Chỉ cần nghe qua khái niệm “kinh doanh quốc tế” là đã thấy có nét gì đó hấp dẫn và mới lạ, chủ yếu nằm ở chữ “quốc tế”. Vậy thì kinh doanh quốc tế là gì và có thực sự lý thú như tên gọi không? Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu bạn nhé.

Ngành kinh doanh quốc tế là gì?

Ngành Kinh doanh quốc tế (International business) bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia. Đúng như tên gọi, ngành kinh doanh quốc tế mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao. 

Ngành kinh doanh quốc tế học gì?

Ngành kinh doanh quốc tế cung cấp cho sinh viên kiến thức từ cơ bản về kinh doanh là gì cho đến chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia, chẳng hạn như:

  • Những nguyên tắc về quản trị đa văn hóa

  • Nguyên tắc cơ bản về tài chính

  • Quản trị Logistic và xuất nhập khẩu

  • Phân tích chiến thuật và hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế

  • Đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế

  • Luật kinh doanh quốc tế

  • Marketing quốc tế

  • Thương mại điện tử

  • Thanh toán quốc tế

Một số hình thức hoạt động trong kinh doanh quốc tế phải kể đến như:

  • Sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia (xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại)

  • Thỏa thuận hợp đồng cho phép các công ty nước ngoài sử dụng sản phẩm, dịch vụ và quy trình từ các quốc gia khác (cấp phép, nhượng quyền thương mại)

  • Sự hình thành và hoạt động của các cơ sở bán hàng, sản xuất, nghiên cứu và phát triển và phân phối ở thị trường nước ngoài

Bên cạnh đó, ngành này còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng thực hành như học cách phát triển kinh doanh thị trường quốc tế thông qua ứng dụng các kênh thương mại điện tử, những kiến thức về đa văn hóa, trau dồi ngoại ngữ thành thạo…

Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế

Đối với ngành kinh doanh quốc tế:

  • Ngành kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản trị. Ngành này đi sâu vào hoạch định, triển khai các hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế của doanh nghiệp

  • Chuyên về quản lý các chuỗi cung ứng, làm việc trong ngành Logistics, xuất nhập khẩu như các nghiệp vụ vận tải (đường sắt, đường biển, đường hàng không), bảo hiểm hàng hoá…

  • Quản lý tại các doanh nghiệp hoặc những lĩnh vực trong doanh nghiệp bao gồm: marketing, quản trị nguồn nhân lực (nhân sự), quản trị bán hàng, thực hiện các nghiệp vụ tài chính trong công ty, doanh nghiệp (tỷ giá hối đoái, thanh toán quốc tế)

Đối với ngành Kinh tế quốc tế:

  • Kinh tế quốc tế có tính chất vĩ mô hơn, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại và tài chính quốc tế

  • Kinh tế quốc tế chuyên về lý luận quan hệ kinh tế quốc tế, phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới và những vấn đề về hội nhập kinh tế

>> Phân biệt ngành Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh 

 

Học ngành kinh doanh quốc tế ở đâu?

Hiện nay đang có các trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam đào tạo ngành này như là: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Ngoài ra, kinh doanh quốc tế mang tính chất đa dạng và toàn cầu, sẽ mở ra cho bạn những chân trời mới. Vậy nên, để khuyến khích bạn mở rộng tầm nhìn, tạo thêm nhiều cơ hội và nâng cao khả năng của bản thân thì Hotcourses Vietnam có gợi ý về những địa điểm du học ngành kinh doanh quốc tế sau đây mà bạn có thể cân nhắc:

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Kinh doanh quốc tế" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Kinh doanh quốc tế, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Ngành Kinh doanh quốc tế ra làm gì?

Đây là ngành học có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp bởi ngành này đang cần nguồn nhu cầu nhân lực lớn, như là:

  • Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách kinh doanh

  • Phân tích viên kinh doanh

  • Quản lý tài chính – nhân sự

  • Quản lý nguồn nhân lực đa văn hóa

  • Chuyên gia pháp lý về luật thương mại

  • Quản lý truyền thông, Tổ chức sự kiện & Quan hệ công chúng

  • Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế

  • Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistic

  • Chuyên viên marketing

  • Giảng viên

Môi trường làm việc cho ngành này cũng đa dạng, phong phú:

  • Các công ty kinh doanh, thương mại trong nước và quốc tế

  • Ngân hàng ngoại thương

  • Các tập đoàn đa quốc gia, các công ty cổ phần thương mại

  • Công ty xuất nhập khẩu và logistic

  • Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về ngành Kinh doanh quốc tế

  • Tự mở cơ sở đầu tư và kinh doanh riêng

 

Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế có nhiều sự lựa chọn công việc khác nhau nên mức lương ở ngành này cũng có sự chênh lệch. Mức lương tùy theo bằng cấp, kinh nghiệm, vị trí chức vụ được đảm nhiệm như trợ lý, chuyên viên, trưởng phòng, quản lý, hay giám đốc và doanh nghiệp thuộc trong nước hay quốc tế, ví dụ:

  • Tại Việt Nam, đối với vị trí chuyên viên kinh doanh quốc tế có mức lương khoảng từ 8 – 12 triệu/tháng, người có kinh nghiệm lâu năm có thể lên từ 15 – 20 triệu/tháng. Còn đối với vị trí giám đốc, mức lương trung bình có thể trên 20 triệu/tháng.

  • Tại Mỹ, vị trí chuyên gia phân tích quản lý có mức lương trung bình là 97,580 USD/năm. Vị trí đại diện bán hàng trong các lĩnh vực như hóa, sinh học, công nghệ, kỹ thuật, máy móc có mức lương trung bình 99,680 USD/năm. Còn đối với giám đốc marketing với mức lương trung bình khoảng 154,470 USD/năm. 

  • Tại Anh, với mức lương trung bình khoảng 59,000 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 38,067 USD/năm và cao nhất khoảng 91,887 USD/năm.

  • Tại Canada, với mức lương trung bình khoảng 78,699 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 47,000 USD/năm và cao nhất khoảng 131,000 USD/năm.

  • Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng 81,226 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 71,802 USD/năm và cao nhất khoảng 103,358 USD/năm.

Tuy mức lương có sự chênh lệch, dao động khác nhau, nhưng nhìn chung ngành kinh doanh quốc tế có mức thu nhập khá cao trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Nguồn tham khảo: US Bureau of Labor Statistics

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU

20 Kết quả.

  • Chương trình
  • Trường

Với xu hướng toàn cầu hóa trên toàn thế giới kinh tế luôn là mũi nhọn chú trọng phát triển nhất. Trong đó không thể không kể tới ngành kinh tế quốc tế. Song ít ai hiểu được kinh tế quốc tế là gì, được đào tạo như thế nào? Nếu các bạn đang băn khoăn về ngành học này thì cùng tìm hiểu nhé. Chắc chắn ngành kinh tế quốc tế sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các bạn đấy.

  • Ngành Kinh doanh quốc tế nên học trường nào

  • Ngành Kinh doanh quốc tế nên học trường nào

  • Ngành Kinh doanh quốc tế nên học trường nào

  • Ngành Kinh doanh quốc tế nên học trường nào

Ngành Kinh doanh quốc tế nên học trường nào

Tư vấn ngành kinh tế quốc tế

Ngành kinh tế quốc tế là gì?

Kinh tế quốc tế hay còn được biết đến với cái tên kinh doanh quốc tế để chỉ ngành học về kinh tế, kinh doanh giữa các quốc gia trong nước và khu vực.

Có thể hiểu đơn giản, kinh tế quốc tế bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế.

Nói đến nhóm ngành kinh tế bao giờ cũng xếp vào nhóm hoạt động năng động. Ngành kinh tế quốc tế cũng vậy. Đặc thù là làm việc mang tính quốc tế nên luôn năng động và mang tính toàn cầu. Ngành này cũng bao gồm các khối kiến thức chung về kinh tế, quản trị kinh doanh hay các chiến lược mang tính xuyên quốc gia.

Ngành KTQT xét tuyển tổ hợp môn nào?

Những ai đang muốn theo học ngành này thì không thể bỏ qua thông tin về tổ hợp môn xét tuyển. Với ngành kinh tế quốc tế các trường sẽ xét tuyển các tổ hợp môn như sau:

– Khối A: Toán – Lý – Hóa;  A1: Toán – Lý – Anh

– Khối D1: Toán – Văn – Anh

– Khối C: Văn – Sử – Địa

Ngành Kinh tế quốc tế lấy bao nhiêu điểm?

Ngành Kinh tế quốc tế hay Kinh doanh quốc tế được đào tạo rất nhiều ở hầu hết các trường đại học. Với mỗi trường sẽ có mức điểm khác nhau. Các bạn cùng tham khảo điểm trúng tuyển của các trường để có phương pháp học hiệu quả nhé.

– Trường Đại học Ngoại thương: Ngành Kinh tế: Kinh tế quốc tế và Luật các khối A00; A01; D01; D02; D03; D04; D06; D07 là 24.1 điểm

– Trường Đại học thương mại: Ngành Kinh tế quốc tế các khối A00; A01; D01 là 21.25 điểm (2018)

– Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Ngành Kinh tế quốc tế  các khối A00; A01; D01; D07 là 24.35 điểm (2018)

– Học viện Ngân hàng: Ngành Kinh doanh quốc tế các khối A01; D01; D07; D09 là 20.25 điểm (2018)

– Trường Đại học kinh tế tài chính TPHCM: Các tổ hợp môn khối A, A1, D1, C điểm dao động từ 15 – 18 điểm.

– Trường Đại học Công nghệ TPHCM: Ngành Kinh doanh quốc tế: – Thương mại quốc tế – Tài chính quốc tế – Thương mại điện tử A00; A01; C00; D01 là 19 điểm (2018)

– Trường Đại học kinh tế – luật ( ĐH quốc gia TPHCM): điểm dao động từ 23 – 25 điểm với các tổ hợp khối A, A1, D1

Ngành Kinh tế quốc tế dễ xin việc không?

Đối với bất cứ ngành học nào thì câu hỏi sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc không luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Ngành Kinh tế quốc tế là một ngành học mở. Tính chất đặc thù là làm việc với các nước khác nhau. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì ngành đang có xu hướng phát triển rất cao.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh tế trong nước, mảng kinh doanh với nước ngoài luôn được chú trọng. Vì vậy các bạn đừng lo về đầu ra của ngành nhé. Tuy nhiên không chỉ riêng ngành kinh tế quốc tế mà với bất cứ ngành học nào cũng đòi hỏi một trình độ nhất định. Chỉ cần các bạn có đủ năng lực và trình độ, cơ hội sẽ không còn quá khó.

Ngành Kinh tế quốc tế ra trường làm gì?

Như đã nói, ngành kinh tế quốc tế là một ngành năng động. Vì vậy cơ hội việc làm rất cao. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có các cơ quan, chính phủ hoặc có thể làm công tác giảng dạy ở các trường cao đẳng đại học.

Một số vị trí của ngành kinh tế quốc tế như:

– Nhân viên xuất nhập cảnh: vị trí này làm về mảng xuất nhập cảnh và xử lý hồ sơ của các công dân nước khác muốn vào Việt Nam.

– Chuyên viên nghiên cứu kinh tế quốc tế: làm các việc về nghiên cứu thị trường, tài chính, kinh tế quốc tế ở các trung tâm nghiên cứu tài chính cấp quốc gia hay tổ chức phi Chính Phủ.

– Nhân viên xuất nhập khẩu:  làm các công việc như xử lý giấy tờ, kiểm toán hàng hóa để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra nhanh và chính xác.

– Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế: làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư quốc tế, trung tâm nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài.

Tìm hiểu:

Ngành hướng dẫn viên du lịch.

Ngành quản trị khách sạn.

Ngành Kinh tế quốc tế học trường nào?

Cơ sở phía Bắc

Đại học Ngoại thương

Tại cơ sở phía Bắc, Đại học Ngoại thương luôn là cái tên top đầu trong các ngành đào tạo về kinh tế, thương mại. Tại đây, các bạn được học tập trong môi trường năng động nhất.

Ngành Kinh tế quốc tế là ngành mạnh nhất được đào tạo chuyên sâu tại trường. Sinh viên Ngoại thương luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao bởi trình độ và thái độ cũng như sự năng động, sáng tạo.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 91 Chùa Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 32595154

Đại học Kinh tế quốc dân

Đây cũng là trường được đánh giá cao nhất trong khung chương trình đào tạo về kinh tế. Bên cạnh các chuyên môn cần có của ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên được học rất nhiều các kĩ năng giao tiếp, đàm phán.

Đối với ngành Kinh tế quốc tế, trường còn mở thêm chương trình đào tạo chất lượng cao chuẩn quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn được đánh giá cao và có cơ hội phát triển ở nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Vietnam
  • Điện thoại: (84)24.36.280.280 – (84)24.38.695.992

Đại học thương mại

Nhắc tới Đại học thương mại, không ai không biết tới ngành kinh tế quốc tế. Trong một vài năm trở lại đây, trường luôn là top đầu trong việc đào tạo các khối ngành kinh tế. Chỉ sau ĐH Ngoại thương và ĐH Kinh tế quốc dân.

Chương trình đào tạo của trường chất lượng và đạt chuẩn quốc gia. Sinh viên được học hỏi và được trang bị nhiều kĩ năng cần thiết.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (024) 3764 3219 Fax: (024) 37643228

    Email:

Học viện Ngân hàng

Chương trình đào tạo của học viện ngân hàng luôn chú trọng vào các ngành kinh tế bên cạnh các ngành tài chính ngân hàng. Trong những năm qua, học viện luôn đổi mới phương pháp giảng dạy đem lại hiệu quả cao.

Ngoài các kiến thức được cung cấp về kinh tế chung, trường còn tổ chức nhiều chương trình hướng nghiệp. Đây là cơ hội cho các bạn sinh viên có định hướng và giao lưu với nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong nước.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 12, đường Chùa Bộc, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
    Điện thoại: +84 243 852 1305 – Fax: +84 243 852 5024
  • E-mail:

Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Là trường đại học trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, trường luôn đi đầu trong đào tạo các ngành kinh tế. Trong đó, ngành kinh tế quốc tế có chương trình đào tạo chất lượng cao.

Năm 2018 điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế (CLC) các khối A01, D01, D09, D10 là 27.05 điểm.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.37547506 (máy lẻ 666, 888, 305, 315) – Hotline: 0913. 486. 773
  • Email:
  • Website: www.tuyensinhdaihoc.ueb.edu.vn; www.ueb.vnu.edu.vn
  • Facebook: www.facebook.com/ueb.edu.vn

Cơ sở phía Nam

Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM

Đây là lựa chọn hàng đầu của các bạn khi muốn theo học ngành kinh tế quốc tế tại TPHCM. Trường đào tạo ngành này khá tốt với những kiến thức chuyên sâu. Các bạn sẽ được cung cấp các kĩ năng về đàm phán, ngoại ngữ và giao tiếp.

Các chuyên ngành gồm: kinh doanh quốc tế và Ngoại thương.

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở: 276 Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM Email Phone (028) 5422 5555 – (028) 5422 6666

    Hotline: 094 998 1717

Đại học kinh tế – luật (Đại học quốc gia TPHCM)

Với ngành kinh tế quốc tế, trường luôn chú trọng là ngành học hàng đầu. Sinh viên được tạo điều kiện học tập tốt nhất và có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp uy tín.

Sinh viên sau khi ra trường được cấp bằng cử nhân Kinh tế Kinh doanh quốc tế và được kiểm định chất lượng đào tạo bởi ĐHQG TPHCM. Cơ hội làm việc rất cao tại các cơ quan, doanh nghiệp trong nước.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 669, QL1, Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: (028) 372 44 555 Fax: (028) 3 7244 500
  • Email: Website: www.uel.edu.vn

Đại học Công nghệ TPHCM

Không chỉ nổi tiếng với các ngành về công nghệ, kĩ thuật, trường còn đào tạo khá tốt ngành Kinh tế quốc tế (kinh doanh quốc tế). Tuy là ngành học mới nhưng trường đã có những bước tiến trong giảng dạy để xứng đáng là ngành học hàng đầu của trường.

Năm 2019, trường tổ chức tuyển sinh theo 4 phương thức: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2019 ; Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 03 môn; Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2019 của Đại học Quốc gia TP. HCM; Thi tuyển sinh riêng do HUTECH tổ chức.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Điện thoại: 028 5445 2222 – 028 2201 0077
  • Email: – website: www.hutech.edu.vn

Trong các ngành học đa dạng như hiện nay thì kinh tế nói chung đặc biệt là ngành kinh tế quốc tế luôn là lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên. Bởi nền kinh tế của đất nước đang rất cần nhân lực. Đặc biệt là kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa thì càng đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao. Bởi vậy, các bạn hãy tìm hiểu thật kĩ và lựa chọn cho mình một nơi đào tạo tốt nhất nhé.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục