Những dịch vụ cơ bản của bưu chính gồm

Điều kiện kinh doanh Dịch vụ bưu chính viễn thông đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam.

1. Dịch vụ bưu chính (CPC 751 – Các dịch vụ bưu chính và chuyển phát, CPC 7511 – Các dịch vụ bưu chính)

Căn cứ pháp lý:

  1. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết với WTO ;
  2. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ;
  3. Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) ;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs, AFAS:

Không hạn chế dịch vụ chuyển phát nhanh đối với tất cả các loại văn bản, tài liệu bao gồm dịch vụ bưu phẩm lai ghép, bưu phẩm trực tiếp và kiện hàng, hàng hóa khác trừ việc giao nhận vật phẩm thông tin dưới dạng văn bản mà cước phí giao nhận thấp hơn 10 lần cước phí của một bức thư tiêu chuẩn ở [nấc] khối lượng đầu tiên đối với dịch vụ trong nước, 9 Đô-la Mỹ (USD) đối với dịch vụ quốc tế với điều kiện tổng khối lượng của các vật phẩm này không quá 2000gr; kiện (bao gồm cả sách và catalo) và các hàng hóa khác.

Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các Thành viên sẽ được dành cho sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho Bưu chính Việt Nam hoặc các công ty con của Bưu chính Việt Nam đối với các hoạt động cạnh tranh.

2. Pháp luật Việt Nam: Không quy định điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2. Dịch vụ viễn thông cơ bản

Căn cứ pháp lý:

  • WTO, FTAs, AFAS;
  • Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009;
  • Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs, AFAS:

Phạm vi áp dụng:

  • Các dịch vụ thoại (CPC 7521). Riêng đối với AFAS, các dịch vụ bao gồm nội hạt, ngoại tỉnh và thoại trong nước.
  • Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói (CPC 7523**)
  • Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh (CPC 7523**)
  • Dịch vụ Telex (CPC 7523**)
  • Dịch vụ Telegraph (CPC 7523**)
  • Dịch vụ Facsimile (CPC 7521** + 7529**).
  • Dịch vụ thuê kênh riêng (CPC 7522** + 7523**)
  • Dịch vụ hội nghị truyền hình (CPC 75292)
  • Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video trừ truyền quảng bá
  • Dịch vụ thoại di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh)
  • Dịch vụ số liệu di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh)
  • Dịch vụ nhắn tin
  • Dịch vụ PCS
  • Dịch vụ trung kế vô tuyến
  • Dịch vụ kết nối Interner (IXP)

Tỷ lệ ở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế:

  • Dịch vụ không có hạ tầng mạng: Không vượt quá 65%.
  • Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 49%.

Hình thức đầu tư: liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam.

Điều kiện với đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: Là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam đối với tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

Điều kiện khác: Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang hưởng.

2. Pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản. Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

Một tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu 20% vốn điều lệ hoặc cố phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

3. Dịch vụ viễn thông cơ bản khác (Dịch vụ mạng riêng ảo – VPN)

Căn cứ pháp lý:

  • WTO, FTAs, AFAS;
  • Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009;
  • Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs, AFAS:

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế:

  • Dịch vụ không có hạ tầng mạng: không vượt quá 70%.
  • Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 49%.

Hình thức đầu tư: liên doanh.

Đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: Là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam đối với tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

Trong ngành viễn thông, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

2. Pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản khác . Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

Một tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu 20% vốn điều lệ hoặc cố phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thôn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

4. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng

Căn cứ pháp lý:

  • WTO, FTAs, AFAS;
  • Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009;
  • Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs, AFAS:

Phạm vi áp dụng:

  • Thư điện tử (CPC 7523**)
  • Thư thoại (CPC 7523**)
  • Thông tin trực tuyến và truy cập thông tin từ cơ sở dữ liệu (CPC 7523**)
  • Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) (CPC7523**)
  • Các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục (CPC 7523**)
  • Chuyển đổi mã và giao thức
  • Thôn tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch) (CPC 843**)
  • Dịch vụ truy cập internet (IAS)

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế:

  • Dịch vụ không có hạ tầng mạng: không vượt quá 65%. Đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia ASEAN, tỷ lệ này không vượt quá 70%.
  • Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 50%

Hình thức đầu tư: Liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam đối với tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

Điều kiện khác: 51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

Trong ngành viễn thông, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang hưởng.

2. Pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

Một tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu 20% vốn điều lệ hoặc cố phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thôn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Xem thêm:

Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiện, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông. Cùng Luận văn 1080 tìm hiểu thêm về bưu chính viễn thông là gì và các cách phân loại về bưu chính viễn thông.

Xem thêm:

Đạo đức kinh doanh là gì? Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh

Các chỉ số kinh tế vĩ mô

Những dịch vụ cơ bản của bưu chính gồm
Quản lý hành chính nhà nước là gì? Các hình thức quản lý hành chính nhà nước

Mục lục

Viễn thông là một hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế, là công cụ đắc lực cho việc quản lí, điều hành đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống văn hóa xã hội của nhân dân và đồng thời là ngành kinh doanh dịch vụ có lãi. 

Dịch vụ Viễn thông không chỉ đơn thuần là điện thoại, telex mà còn nhiều loại hình từ đơn giản đến phức tạp, là các dịch vụ âm thanh, hình ảnh, truyền số liệu,... Phát triển mạng lưới viễn thông không phải chỉ với tư cách là một ngành khai thác dịch vụ mà thực sự là một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế và nó đặt ra những yêu cầu về chọn lựa công nghệ, vốn và hiệu quả đầu tư, nhất là ở các nước đang phát triển bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng. 

Với mỗi quốc gia, yếu tố quyết định đến chính sách và phương hướng phát triển của ngành dịch vụ Viễn thông là nền tảng kinh tế quốc dân và xã hội. Các nước lớn, đông dân có sự hấp dẫn về thị trường và qua đó có lợi thế trong lựa chọn các hình thức hợp tác đảm bảo quyền làm chủ mạng lưới chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn các nước nhỏ. 

Vai trò của ngành Viễn thông được xác định tại điều 1 Pháp lệnh Bứu chính Viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH ký ngày 25/5/2002: “Nhà nước xác định Bưu chính Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển Bưu chính Viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đảm bảo quốc phòng an ninh”. Bưu chính Viễn thông được gọi là cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, cần phải phát triển nhanh, vững chắc hiện đại và bao phủ khắp cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đồng thời góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Như vậy nhu cầu về dịch vụ Viễn thông là tất yếu.

2. Dịch vụ viễn thông là gì?

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiện, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông. Nói cách khác, dịch vụ viễn thông là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi thông tin với nhau hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông (thường là mạng công cộng như mạng điện thoại chuyển mạch công cộng, mạng điện thoại di động, mạng internet, mạng truyền hình cáp…) của các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp hạ tầng mạng.

Những dịch vụ cơ bản của bưu chính gồm

 Dịch vụ viễn thông là gì? Cách phân loại

3. Phân loại dịch vụ viễn thông

Theo Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông năm 2002, dịch vụ viễn thông bao gồm: 

Dịch vụ cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin.

Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc internet. 

Dịch vụ kết nối internet: là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet khả năng kết nối với nhau và với internet quốc tế. 

Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet. 

Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, và là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam hiện nay, các dịch vụ viễn thông mà Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp rất đa dạng và phong phú, bao gồm các dịch vụ sau: dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ cộng thêm, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ internet và dịch vụ viễn thông thế hệ mới NGN.

3.1. Dịch vụ viễn thông cố định

♦ Dịch vụ điện thoại 

Dịch vụ điện thoại nội hạt: là dịch vụ điện thoại tự động được kết nối trong một ranh giới hành chính là nội thành, nội thị, nội huyện của một tỉnh, thành phố. Mạng để phục vụ dịch vụ này được gọi là mạng điện thoại nội hạt. 

Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước: Cuộc gọi điện thoại đường dài trong nước là cuộc gọi điện thoại được thiết lập giữa một máy điện thoại thuộc một tỉnh hoặc thành phố này đến một máy điện thoại thuộc một tỉnh hoặc thành phố khác và ngược lại, thông qua mạng viễn thông liên tỉnh. 

Dịch vụ điện thoại quốc tế 

. Dịch vụ gọi điện thoại trực tiếp đi quốc tế: là dịch vụ điện thoại cho phép người gọi tự quay số trên máy điện thoại đến một thuê bao ở nước khác. 

. Dịch vụ điện thoại quốc tế có điện thoại viên trợ giúp: là cuộc điện đàm mà người gọi quay số 110 để cung cấp số điện thoại cần gọi đến ở nước khác và yêu cầu nối thông. Điện thoại viên sẽ hoàn tất thủ tục kết nối để phục vụ khách hàng đàm thoại. 

. Dịch vụ gọi điện thoại quốc tế mạng cố định và thông tin di động sử dụng công nghệ VoIP: là dịch vụ gọi điện thoại đường dài trong nước và gọi điện thoại quốc tế. Dịch vụ này kết nối cuộc gọi qua mạng sử dụng công nghệ VoIP, công nghệ truyền thoại sử dụng giao thức internet (Voice over Internet Protocol). Ở Việt Nam dịch vụ này được cung cấp cho khách hàng với tên gọi là dịch vụ gọi 171, 1717 mạng cố định và dịch vụ 171, 1717 trên mạng thông tin di động.

♦ Dịch vụ truyền số liệu 

Dịch vụ truyền số liệu là dịch vụ được sử dụng để truyền số liệu giữa máy tính với máy tính; giữa máy tính với mạng máy tính (mạng LAN); giữa các mạng máy tính với nhau; giữa máy tính (hoặc mạng máy tính) với các cơ sở lưu trữ dữ liệu (database) để tìm tin.

Dịch vụ này giúp truyền số liệu đi trong nước và nước ngoài một cách nhanh chóng, chính xác. Có hai kiểu truyền số liệu: truyền đồng bộ hoặc truyền không đồng bộ.

♦ Dịch vụ truyền hình hội nghị 

Là dịch vụ thực hiện truyền đưa các chương trình truyền hình quảng bá hoặc truyền tín hiệu đến một số điểm nhất định theo yêu cầu của khách hàng. Các chương trình này thường là cầu truyền hình tường thuật tại chỗ các sự kiện đang diễn ra như các lễ hội, các cuộc mittinh lớn có tính toàn quốc, các chương trình giao lưu, hội thảo. Các dịch vụ này gọi chung là dịch vụ truyền hình hội nghị. 

♦ Dịch vụ thuê kênh 

Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch vụ cung cấp một kênh hoặc nhiều kênh thông tin cho các tổ chức, cơ quan, đoàn thể hoặc doanh nghiệp để sử dụng cho mục đích thông tin nội bộ như truyền thoại, số liệu,… trong phạm vi những kênh thông tin thuê riêng đó. Dịch vụ thuê kênh bao gồm: 

Thuê kênh viễn thông nội hạt 

Thuê kênh viễn thông nội tỉnh 

Thuê kênh viễn thông liên tỉnh 

Thuê kênh viễn thông quốc tế 

Thuê kênh để kết nối internet quốc tế 

♦ Dịch vụ Telex 

Telex là một dịch vụ thông tin truyền chữ trao đổi giữa các máy Telex tốc độ 400 chữ cái một phút, thông qua các máy Telex đầu cuối đấu vào trung tâm chuyển mạch. Máy Telex là thiết bị đầu cuối đặt tại nhà thuê bao, các bưu điện được đấu vào tổng đài trong mạng Telex. 

Nhà thuê bao Telex là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thiết bị đầu cuối đấu vào tổng đài Telex. Nếu xa tổng đài phải đấu qua thiết bị truyền dẫn gọi là thuê bao xa. 

♦ Dịch vụ điện báo 

Dịch vụ điện báo là dịch vụ truyền đưa tin tức bằng chữ viết (viết tay, đánh máy hoặc in) từ cơ sở Bưu điện này đến cơ sở Bưu điện khác qua mạng điện báo của ngành Bưu điện. Điện báo được phân chia ra nhiều loại phù hợp với từng đối tượng phục vụ như sau: điện báo trong nước và điện báo quốc tế.

♦ Dịch vụ Facsimile (FAX) 

Dịch vụ Fax là nghiệp vụ bưu điện dùng để truyền đưa nguyên bản những tin tức có sẵn trên giấy (sơ đồ, biểu mẫu, bản vẽ, văn bản, hình ảnh,… được gọi chung là bức Fax) từ nơi này đến nơi khác qua thiết bị mạng viễn thông trong nước hoặc quốc tế. 

♦ Dịch vụ thông tin vệ tinh VSAT 

Thông tin vệ tinh VSAT được sử dụng như một hình thức mở rộng mạng viễn thông trong nước cho những vùng mà mạng viễn thông hiện tại chưa thể vươn tới đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ của khách hàng. Hệ thống mạng VSAT Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ: 

Kênh VSAT thuê riêng, điểm đối điểm cho bất kỳ thuê bao nào trên lãnh thổ Việt Nam và khu vực Châu Á.

Trạm VSAT thuê riêng. 

VSAT chuyên thu phục vụ truyền số liệu quảng bá. 

VSAT truyền hình (phục vụ hội nghị, thi đấu thể thao,…) 

Cho thuê thiết bị VSAT. 

Làm phương tiện truyền dẫn cho mạng công cộng đối với những nơi xa xôi chưa có bưu cục. 

♦ Dịch vụ tổng đài riêng 

Tổng đài riêng còn gọi là tổng đài cơ quan hoặc PABX, là tổng đài phục vụ thông tin nội bộ (cơ quan, doanh nghiệp, chung cư, bệnh viện,…) và thường có một hoặc nhiều trung kế nối với tổng đài trung tâm để thực hiện các cuộc gọi vào ra với mạng công cộng. 

3.2. Dịch vụ viễn thông di động

♦ Dịch vụ viễn thông di động mặt đất

Hệ thống thông tin di động GSM là hệ thống thông tin di động vô tuyến hai chiều tiêu chuẩn toàn cầu, cho phép máy điện thoại di động có thể nhận được cuộc gọi đến và gọi đi của bất kỳ máy nào thuộc mạng GSM hoặc mạng cố định. Phạm vi sử dụng phụ thuộc vào vùng phủ sóng. 

Hệ thống điện thoại di động GSM với thiết bị kỹ thuật số hiện đại, có độ bảo mật cao, chất lượng âm thanh tốt. Mỗi máy có một simcard mang mã riêng của mỗi thuê bao và có thể cài cắm, sử dụng cho bất cứ máy điện thoại di động nào thuộc tiêu chuẩn GSM. 

Hiện tại, VNPT có hai hệ thống điện thoại di động đang được hoạt động đồng thời trên phạm vi toàn quốc, đó là hệ thống MobiFone của Công ty Thông tin di động VMS và hệ thống VinaPhone của Công ty Dịch vụ Viễn thông GPC. 

♦ Dịch vụ vô tuyến nội thị và dịch vụ di động nội tỉnh 

Dịch vụ vô tuyến nội thị còn gọi là CityPhone và dịch vụ vô tuyến nội tỉnh còn gọi là CDMA nội tỉnh thuộc dịch vụ điện thoại di động, cho phép thuê bao (cố định, di động) sử dụng dịch vụ trong giới hạn vùng đã đăng ký (tỉnh, thành phố). Khi ở trong vùng đã đăng ký, các thuê bao có khả năng thông thoại với nhau và với tất cả các thuê bao mạng viễn thông trong nước và quốc tế. 

♦ Dịch vụ GPRS 

Dịch vụ GPRS là dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói trên mạng điện thoại di động GSM. Dịch vụ GPRS bao gồm: 

Dịch vụ truyền số liệu, truy cập mạng nội bộ từ xa  

Dịch vụ truy nhập dịch vụ thuộc WAP (giao thức ứng dụng vô tuyến) trên nền GPRS. 

Dịch vụ truy nhập internet 

Dịch vụ truyền bản tin ngắn đa phượng tiện với thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh.

Các dịch vụ khác như chatting (trò chuyện trên mạng) E-mail, các dịch vụ giải trí, tìm tin, truyền ảnh động,…

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Tham khảo ngay dịch vụ viết thuê và giá viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn 1080.

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Luanvan1080, nơi giúp bạn giải quyết khó khăn.