Nội dung của phương pháp ghi sổ kép là

Định khoản (ghi sổ kép) trong kế toán là thao tác quan trọng nhất giúp kế toán lập được các báo cáo tài chính. Để giúp các kế toán biết cách định khoản nhanh và chính xác, bài viết dưới đây, kế toán Newtrain sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách định khoản (ghi sổ kép) trong kế toán.

>>> Bài viết liên quan: Tài khỏan là gì? Những quy định chung về tài khoản kế toán

1. Khái niệm ghi sổ kép

Ghi kép trên tài khoản kế toán là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán có liên quan.

Nội dung của phương pháp ghi sổ kép là

            Định khoản – Ghi sổ kép

2. Các quan hệ đối ứng trong định khoản kế toán

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán là tài sản và nguồn vốn, được thể hiện qua 4 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng giá trị tài sản này đồng thời làm giảm giá trị tài sản khác một lượng tương ứng.

Ví dụ: Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 15.000.000đ

Trường hợp 2: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm tăng nguồn vốn này, đồng thời làm giảm nguồn vốn khác một lượng tương ứng.

Ví dụ: Vay ngân hàng trả nợ cho người bán: 25.000.000đ

Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn, đồng thời làm tăng giá trị tài sản một lượng tương ứng.

Ví dụ: Nhà nước cấp cho đơn vị một tài sản cố định hữu hình trị giá : 50.000.000đ

Trường hợp 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm giá trị tài sản một lượng tương ứng.

 TS tăng                 (3)                       NV tăng

                   (1)                                                                        (2)

                   TS giảm                         (4)                       NV giảm

Dựa vào quy ước về kết cấu tài khoản (tài khoản tài sản ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có, tài khoản nguồn vốn ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ) để ghi bốn trường hợp trên sẽ thấy bất kỳ nghiệp vụ kinh tế, tài chính nào phát sinh cũng được ghi Nợ vào tài khoản này, ghi có vào tài khoản khác.

3. Các bước định khoản (ghi sổ kép) kế toán

* Khái niệm: Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải ghi vào bên Nợ, bên Có của tài khoản kế toán nào với số tiền là bao nhiêu.

* Nguyên tắc định khoản

– Xác định TK ghi Nợ trước, ghi Có sau.

– Trong cùng một ĐK, tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các TK phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các TK.

– Một ĐK phức tạp có thể tách thành nhiều ĐK đơn nhưng không được gộp nhiều ĐK đơn thành ĐK phức tạp.

-ĐK đơn: Chỉ liên quan đến 2 Tài khoản kế toán (1 TK ghi Nợ đối ứng với 1 TK ghi có)

-ĐK phức tạp: Có liên quan ít nhất từ 3 TK kế toán trở lên. Gồm các trường hợp sau:

+Một TK ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có;

+ Một TK ghi có đối ứng với nhiều tài khoản ghi Nợ;

+ Nhiều TK ghi Nợ đối ứng với nhiều TK ghi Có.

*Quy trình định khoản

Bước 1: Xác định trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến những đối tượng kế toán nào?

Bước 2:  Xác định đối tượng kế toán nào tăng, đối tượng kế toán nào giảm với số tiền là bao nhiêu?

Bước 3: Xác định ghi Nợ tài khoản nào, ghi Có TK nào số tiền là bao nhiêu?

Bước 4: Kiểm tra tổng số tiền ghi vào bên Nợ và tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản.

d.Mối liên hệ giữa quan hệ đối ứng với định khoản kế toán

  • Trường hợp 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng giá trị tài sản này đồng thời làm giảm giá trị tài sản khác một lượng tương ứng.

Nợ TK TS tăng

Có TK TS giảm

Ví dụ: Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 15.000.000đ

Nghiệp vụ trên liên quan đến hai tài khoản: Tài khoản Tiền gửi ngân hàng và Tài khoản Tiền mặt. Cả hai tài khoản này đều phản ánh Tài sản. Theo nội dung nghiệp vụ thì Tiền gửi ngân hàng giảm 15.000.000 đ còn Tiền mặt tăng 15.000.000 đ, như vậy ta ghi như sau: (ĐVT: đồng)

Nợ TK – Tiền mặt: 15.000.000

Có TK – TGNH:                    15.000.000

  • Trường hợp 2: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm tăng nguồn vốn này, đồng thời làm giảm nguồn vốn khác một lượng tương ứng.

Nợ TK NV tăng

Có TK NV giảm

Ví dụ: Vay Ngân hàng trả nợ cho người bán: 25.000.000đ

Nghiệp vụ trên liên quan đến hai tài khoản: Tài khoản Vay và nợ thuê tài chính; Tài khoản Phải trả người bán. Cả hai tài khoản này đều phản ánh Nguồn vốn. Theo nội dung nghiệp vụ thì Vay và nợ thuê tài chính tăng 25.000.000 đ còn Phải trả người bán giảm 25.000.000 đ, như vậy ta ghi như sau: (ĐVT: đồng)

Nợ TK – Phải trả cho người bán:                25.000.000

Có TK – Vay và nợ thuê tài chính:                                    25.000.000

  • Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn, đồng thời làm tăng giá trị tài sản một lượng tương ứng.

Nợ TK TS tăng

Có TK NV tăng

Ví dụ: Nhà nước cấp cho đơn vị một tài sản cố định hữu hình trị giá : 50.000.000đ

Nghiệp vụ trên liên quan đến hai tài khoản: Tài khoản Nguồn vốn kinh doanh và Tài khoản Tài sản cố định hữu hình. Theo nội dung nghiệp vụ thì giá trị tài sản cố định hữu hình tăng 50.000.000 đ đồng thời Nguồn vốn kinh doanh tăng 50.000.000 đ, như vậy ta ghi như sau: (ĐVT: đồng)

Nợ TK – Tài sản cố định hữu hình:50.000.000

Có TK – Nguồn vốn KD:                                  50.000.000

  • Trường hợp 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm nguồn vốn kinh doanh, đồng thời làm giảm giá trị tài sản một lượng tương ứng.

Nợ TK NV giảm

Có TK TS giảm

Ví dụ: Chuyển tiền gửi Ngân hàng nộp thuế cho ngân sách nhà nước: 35.000.000đ.

Nghiệp vụ trên liên quan đến hai tài khoản: Tài khoản Tiền gửi ngân hàng và Tài khoản Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Theo nội dung nghiệp vụ thì Tiền gửi ngân hàng giảm 35.000.000 đ đồng thời khoản thuế phải nộp cho nhà nước giảm 35.000.000 đ

Kế toán ghi sổ như sau: (ĐVT: đồng)

Nợ TK – Thuế và các khoản phải nộp NN:35.000.000

Có TK – TGNH:                                                        35.000.000

>>> Xem thêm: Khóa học kế toán tổng hợp online

Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau:

Trung tâm đào tạo NewTrain

Hotline: 098.721.8822

Fanpage:

Email:

Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!

Nội dung của phương pháp ghi sổ kép là

Ảnh freepik

Ghi sổ kép là một phương pháp cách thức kế toán dùng để ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản có liên quan. Để ghi sổ kép về mặt nguyên tắc là phải định khoản các nghiệp vụ phát sinh, cụ thể:

Nội dung của phương pháp ghi sổ kép là
 Xác định nghiệp vụ phát sinh ảnh hưởng đến những đối tượng kế toán nào ? (Xác định tài khoản liên quan?)

Nội dung của phương pháp ghi sổ kép là
 Biến động tăng giảm của từng đối tượng (Xác định tài khoản ghi nợ và tài khoản ghi có)

Nội dung của phương pháp ghi sổ kép là
 Quy mô biến động của từng đối tượng (Số tiền ghi nợ và ghi có)

Các Phường pháp (cách thức) ghi sổ képVí dụ 1: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quĩ tiền mặt 500.000.

Phân tích nghiệp vụ:

- Nghiệp vụ này liên quan đến hai đối tượng là tiền gửi ngân hàng và tiền mặt nên sẽ được ghi chép vào hai tài khoản: Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng.

- Tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều thuộc loại tài khoản tài sản nên có kết cấu tăng bên nợ, giảm bên có.

- Rút tiền gửi ngân hàng làm tiền gửi ngân hàng giảm nên ghi bên có tài khoản tiền gửi ngân hàng. Nhập quĩ tiền mặt làm cho tiền mặt tăng nên ghi tăng vào bên nợ tài khoản tiền mặt.

Như vậy, nghiệp vụ trên sẽ được ghi chép vào hai tài khoản Tiền mặt và tài khoản Tiền gửi ngân hàng như sau:

Ví dụ 2: Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 1.000.000

Phân tích nghiệp vụ:

- Nghiệp vụ này liên quan đến hai đối tượng là vay ngắn hạn và phải trả người bán nên sẽ được ghi chép vào hai tài khoản: vay ngắn hạn và phải trả người bán.

- Tài khoản vay ngắn hạn và phải trả cho người bán đều thuộc loại tài khoản nguồn vốn nên có kết cấu tăng bên có, giảm bên nợ.

- Vay ngắn hạn ngân hàng làm cho nợ vay ngắn hạn tăng nên ghi vào bên có tài khoản vay ngắn hạn. Trả nợ người bán làm cho phải trả người bán giảm, ghi vào bên nợ tài khoản phải trả người bán.

Như vậy, nghiệp vụ trên sẽ được ghi chép vào hai tài khoản Vay ngắn hạn và tài khoản phải trả người bán như sau:

Ví dụ 3: Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán 400.000.

Phân tích nghiệp vụ:

- Nghiệp vụ này liên quan đến hai đối tượng kế toán là Nguyên vật liệu và Phải trả người bán nên được sẽ ghi chép vào hai tài khoản: Nguyên vật liệu và Phải trả người bán.

- Tài khoản phải trả người bán thuộc loại tài khoản nguồn vốn nên có kết cấu tăng bên có giảm bên nợ. Tài khoản hàng hóa thuộc loại tài khoản tài sản nên có kết cấu tăng bên nợ, giảm bên có.

- Mua chịu làm cho khoản phải trả người bán tăng nên ghi bên có tài khoản Phải trả người bán. Mua nguyên vật liệu về nhập kho làm cho nguyên vật liệu tăng nên ghi bên nợ tài khoản Nguyên vật liệu.

Như vậy, nghiệp vụ trên sẽ được ghi chép vào hai tài khoản phải trả người bán và tài khoản Nguyên vật liệu như sau:

Nội dung của phương pháp ghi sổ kép là

Mối quan hệ giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán
TK và Bảng cân đối kế toán có mối quan hệ mật thiết được biểu hiện qua các mặt:

- Đầu kỳ phải căn cứ Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối kỳ trước đó để mở các TK tương ứng và ghi số dư đầu kỳ vào các TK.

- Cuối kỳ phải căn cứ vào số dư cuối kỳ của các TK để lập ra Bảng cân đối kế toán mới.

Nguồn:  Nguyên lí kế toán, PGS.TS. Nguyễn Khắc Hưng, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh)

Biên soạn bởi: Ttltax.com