Phương pháp khăn trải bàn là gì

Là hình thức tổ chứchoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhómnhằm:

– Kích thích, thúc đẩysự tham gia tích cực

– Tăng cường tính độclập, trách nhiệm của cá nhân HS

– Phát triển mô hìnhcó sự tương tác giữa HS với HS

Cách tiến hành kĩthuật “Khăn trải bàn”

Phương pháp khăn trải bàn là gì
– Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)

– Mỗi người ngồi vàovị trí như hình vẽ minh họa

– Tập trung vào câuhỏi (hoặc chủ đề,…)

– Viết vào ô mang sốcủa bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề…). Mỗi cá nhân làm việcđộc lập trong khoảng vài phút

– Kết thúc thời gianlàm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trảlời

– Viết những ý kiếnchung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

Một vài ý kiến cá nhânvới kĩ thuật “Khăn trải bàn”

– Kĩ thuật này giúpcho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến củamình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.

– Kĩ thuật này áp dụngcho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùngnghiên cứu một chủ đề.

– Sau khi các nhómhoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn”lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếuphóng lớn

– Có thể thay số bằngtên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thứccủa từng học sinh về chủ đề được nêu.

3. Kĩ thuật “Độngnão”

Thếnào là kĩ thuật “Động não”?

Động não (công não) làmột kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của cácthành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tíchcực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kỹthuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyềnthống từ Ấn độ.

Quytắc của động não

· Không đánh giá và phêphán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;

· Liên hệ với những ýtưởng đã được trình bày;

· Khuyến khích số lượngcác ý tưởng;

· Cho phép sự tưởngtượng và liên tưởng.

Các b­ước tiến hành

1. Ngư­ời điều phối dẫnnhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;

2. Các thành viên đưa ranhững ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mụcđích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;

3. Kết thúc việc đưa ra ýkiến;

4. Đánh giá:

Lựa chọn sơ bộ các suynghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng

– Có thể ứng dụng trựctiếp;

– Có thể ứng dụng như­ngcần nghiên cứu thêm;

– Không có khả năngứng dụng.

Đánh giá những ý kiếnđó lựa chọn

Rút ra kết luận hànhđộng.

Ứngdụng khi nào?

· Dùng trong giai đoạnnhập đề vào một chủ đề;

· Tìm các phương án giảiquyết vấn đề;

· Thu thập các khả nănglựa chọn và ý nghĩ khác nhau.

Ưuđiểm

· Dễ thực hiện;

· Không tốn kém;

· Sử dụng được hiệu ứngcộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;

· Huy động được nhiều ýkiến;

· Tạo cơ hội cho tất cảthành viên tham gia.

Nhượcđiểm

· Có thể đi lạc đề, tảnmạn;

· Có thể mất thời giannhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;

· Có thể có một số HS”quá tích cực”, số khác thụ động. Kỹ thuật động não được áp dụng phổbiến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coilà các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.

Chú ý: Kĩ thuật trên có thể biến đổi để trở thànhkĩ thuật “Động não viết”: những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thànhviên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề.Trongđộng não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các em đặttrước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ởgiữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó,trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùnglập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọnvẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện cáccuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể códạng một bản đồ trí tuệ.

Ưu điểm của phươngpháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS trong nhóm; tạo sự yêntĩnh trong lớp học; động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS thamgia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơnso với các cuộc nói chuyện bình thường bằng miệng; các HS đối tác cùng hoạtđộng với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách đó, thảo luận viết tạo ra mộtdạng tương tác xã hội đặc biệt; những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyệnbằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc biệt kỹ.

Tuy nhiên, nhược điểmlà có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề; do được tham khảo ý kiến củanhau, có thể một số HS ít có sự độc lập.

Nguyên lý của kỹ thuật khăn trải bàn trong dạy học là gì?

Thế nào là kĩ thuật "Khăn trải bàn"? - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...) - Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.

Kĩ thuật khăn trải bàn dùng khi nào?

Kết luận: Kỹ thuật “ khăn trải bàn” là một trong mười kỹ thuật giảng day hiện nay được giáo viên áp dụng khá phổ biến trong quá trình giảng dạy. Việc đưa kỹ thuật này vào vào phương pháp giảng day đem lai hiệu quả thiết thực.

Phương pháp dạy học 321 là gì?

Phương pháp đọc 321 nghĩa là mỗi khi đọc một bài viết tiếng Anh, chúng ta nên học thêm 3 từ mới; đọc thuộc lòng 2 câu khó hoặc hay trong bài viết và tìm 1 câu tổng kết. Nếu thực hiện được những điểm trên thì vốn từ vựng, khả năng nghe, đọc hiểu, viết tiếng Anh của chúng ta sẽ được cải thiện rất nhiều.

Kỹ thuật bể cá là gì?

KỸ THUẬT “BỂ CÁ” Kỹ thuật “Bể cá” thường dùng để thảo luận nhóm, học sinh sẽ ngồi thành một nhóm và thảo luận với nhau. Số học sinh còn lại trong lớp ngồi xung quanh theo vòng bên ngoài để theo dõi cuộc thảo luận và khi kết thúc thảo luận sẽ đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận.