Sau sinh bao lâu ăn được cua

Cua là món ăn quen thuộc của người Việt Nam với hương vị đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao. Vậy mẹ sau sinh ăn cua được không? Trong trường hợp nào mẹ nên tránh các món ăn chế biến từ cua? Nếu mẹ đang thắc mắc điều này, hãy theo dõi những chia sẻ từ Góc của mẹ để được giải đáp chi tiết.

1. Mẹ Sau sinh ăn cua được không?

Cua là một trong những nguyên liệu rất phổ biến tại Việt Nam, có giá trị dinh dưỡng cao, và làm được rất nhiều món ăn khoái khẩu của người Việt.Tuy vậy, không phải ai ăn cua cũng tốt, đặc biệt là các mẹ sau sinh. Cua sẽ không thích hợp với hệ tiêu hóa còn đang yếu của mẹ, do đó có thể gây khó tiêu đầy bụng cho mẹ.

Sau sinh bao lâu ăn được cua
Mẹ sau sinh hãy hạn chế ăn cua đồng nhé!

Vậy sau sinh mẹ có thể ăn cua được không? Trước khi trả lời câu hỏi này mẹ sẽ phải phân ra 2 loại đó là của biển và cua đồng. Cua biển tính lành hơn của đồng vì vậy mẹ hoàn toàn có thể ăn sau sinh, nhưng với cua đồng do có tính hàn, vị mặn và hơi độc nên mẹ hãy hạn chế ăn trong 2 tháng đầu sau sinh mẹ nhé! 

Cùng góc của mẹ tìm hiểu rõ hơn về 2 loại của để mẹ hiểu rõ hơn về từng loại.

2. Mẹ sau sinh ăn cua đồng được không?

Sau sinh ăn cua được không? Đây là câu hỏi được mẹ quan tâm rất nhiều. Trên thực tế, có hai loại cua thường xuyên được sử dụng trong các bữa ăn đó là cua đồng và cua biển. Tuy nhiên, không phải loại nào mẹ cũng được ăn ngay sau khi sinh. Trước hết, mẹ hãy tìm hiểu sau sinh ăn cua đồng được không?

Cua đồng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, cung cấp cho mẹ những chất cần thiết như protit, lipit, canxi, sắt, các loại vitamin và chất béo… Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đông y, cua đồng sở hữu tính hàn, vị mặn và hơi độc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa còn yếu của mẹ sau quá trình “vượt cạn”.

Sau sinh bao lâu ăn được cua
Cua đồng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ sau sinh

Mẹ ăn cua đồng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bé thông qua nguồn sữa mẹ, khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất. Mặt khác, trong thành phần cua đồng có một lượng lớn cholesterol, mẹ ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dư chất. Từ đó tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như máu nhiễm mỡ, huyết áp cao hoặc tăng cân không kiểm soát.

Sau sinh 2 tháng ăn cua được không? Tốt nhất là chưa nên mẹ nhé! Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ hãy kiêng cua đồng út nhất khoảng 3 tháng sau sinh.

Nếu mẹ là tín đồ của hải sản thì hãy đọc qua bài viết này: Giải đáp thắc mắc sau sinh ăn hải sản được không?

3. Mẹ sau sinh ăn cua biển được không?

Cua biển có thành phần dinh dưỡng đa dạng, nổi bật với hàm lượng protein cao, cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể như: canxi, magie, photpho, sắt, omega 3, vitamin… Đặc biệt, cua biển có tính ngọt, vị mặn và không độc, rất phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ sau sinh. Ngoài ra, cua biển còn giúp mẹ thanh nhiệt cơ thể rất hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Sau sinh bao lâu ăn được cua
Sau sinh ăn cua biển được không? Câu trả lời là có mẹ nhé!

Bên cạnh những tác dụng dành cho mẹ, cua biển giúp bé phát triển toàn diện, tăng cường kháng thể, bổ sung lượng canxi cần thiết, hạn chế còi xương và tình trạng đái dầm.

Vậy sau sinh ăn được cua biển không? Câu trả lời là có mẹ nhé, mẹ hãy ăn ngay cua biển sau sinh để mẹ và bé đều khỏe mạnh.

4. Mẹ cần lưu ý gì khi ăn cua?

Sau sinh bao lâu ăn được cua
Mẹ sau sinh nên ăn cua biển được nấu chín hoàn toàn
  • Không nên ăn cua biển để lâu hoặc để qua đêm vì thức ăn chế biến từ cua dễ ôi thiu.
  • Không nên ăn cua biển chết vì dễ bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa và đau bụng. Vì khi cua chết, nó sẽ sản sinh ra hàm lượng histidine rất cao gây ngộ độc.
  • Cua biển kỵ rau kinh giới, quả hồng và nước trà, mẹ tránh ăn kết hợp nếu không sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
  • Không ăn gỏi cua vì đây là món ăn chưa chín hoàn toàn, có chứa nhiều sán và vi khuẩn có hại, mẹ sau sinh ăn sẽ rất nguy hiểm.

5. Những trường hợp mẹ sau sinh không nên ăn cua đồng và cua biển

Nếu mẹ thuộc các trường hợp sau đây thì không nên ăn cua, kể cả cua đồng và cua biển:

  • Mẹ mắc bệnh tim mạch không ăn cua vì dễ tăng cholesterol trong máu.
  • Mẹ đang dùng thuốc không nên ăn cua vì trong loại thực phẩm này có nhiều và selen, làm tác dụng của thuốc bị giảm đáng kể.
  • Mẹ bị dị ứng hải sản sau sinh ăn cua gạch được không? Nếu mẹ dễ bị dị ứng, nên tránh ăn tất cả các loại cua.
Sau sinh bao lâu ăn được cua
Mẹ bị dị ứng hải sản nên tránh xa tất cả các loại cua
  • Mẹ bị cảm hàn không ăn cua vì thực phẩm có tính lạnh, khiến cơ thể mẹ mệt mỏi hơn.
  • Sau sinh ăn cua ghẹ được không? Mẹ mắc bệnh gout hoặc viêm khớp nên tránh thức ăn chế biến từ cua vì dễ tăng hàm lượng axit uric – chất khiến tình trạng cơ khớp đau nghiêm trọng hơn.
  • Mẹ bị bệnh mỡ trong máu hoặc huyết áp cao không nên ăn cua đồng hoặc cua biển vì trong cua chứa nhiều cholesterol, khiến cơ thể mẹ dễ rơi vào tình trạng dư thừa chất.

6. Gợi ý 3 món ăn cho mẹ sau sinh ăn cua biển

Mẹ thường phân vân sau sinh ăn riêu cua được không hay sau sinh nên ăn món gì chế biến từ cua? Hãy tham khảo các món ăn được tiết lộ ngay sau đây:

6.1. Súp cua biển

Mẹ cần chuẩn bị: 1 con cua biển, 0.5kg xương ống, 1 bát ngô ngọt, đậu Hà Lan, bột năng, hành ngò, hạt tiêu xay và gia vị.

Sau sinh bao lâu ăn được cua
Súp cua biển cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ đun nước dùng với xương ống và 1.5 lít nước, sau khi sôi cho thịt cua, ngô ngọt, đậu Hà Lan vào nấu chín, nêm gia vị vừa ăn.
  • Sau đó, mẹ hòa bột năng cùng nước, cho vào nồi khuấy đều để tạo độ sánh, đun sôi lại rồi tắt bếp. Cho thêm hành ngò và hạt tiêu xay trước khi thưởng thức.

6.2. Miến xào cua biển

Mẹ cần chuẩn bị: 1 con cua biển, miến, giá đỗ, nấm hương, hành tây, rau ăn kèm, gia vị, hành tím.

Sau sinh bao lâu ăn được cua
Miến xào cua biển là món ăn vừa dễ thực hiện vừa giàu dinh dưỡng

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ làm sạch cua rồi hấp chín, gỡ phần thịt và giữ lại phần nước hấp. Nấm hương ngâm nở, rửa sạch rồi thái lát vừa ăn, hành tây bổ múi cau.
  • Mẹ cho dầu ăn và hành tím băm nhuyễn vào nồi phi thơm, cho cua và nấm vào xào chín, đổ ra đĩa riêng.
  • Tiếp đến, mẹ cho miến cùng một ít nước hấp cua vào nồi xào đến khi chín đều, cho thêm hành tây, giá đỗ, nấm, thịt cua, nêm gia vị sau đó tắt bếp. Mẹ hãy ăn kèm cùng các loại rau theo sở thích.

6.3. Mỳ Ý cua biển

Mẹ cần chuẩn bị: 1 con cua biển, mì Ý, xương ống, hành ngò, hạt tiêu xay, gia vị.

Sau sinh bao lâu ăn được cua
Mỳ Ý nấu cùng cua biển là một món ăn hấp dẫn dành cho mẹ sau sinh

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ đun nước dùng với xương ống, sau đó cho phần thịt cua biển đã làm sạch vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Tiếp đến, mẹ cho mì Ý đã luộc chín vào nồi nước dùng rồi tắt bếp. Mẹ cho thêm hành ngò, hạt tiêu xay rồi thưởng thức ngay khi còn nóng nhé!

Tóm lại, cua có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đồng thời cung cấp một nguồn năng lượng cần thiết. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sức khỏe và tình trạng cơ thể, mẹ sẽ lựa chọn những cách chế biến phù hợp. Hy vọng những thông tin trong bài viết sau sinh ăn cua được không thực sự hữu ích với mẹ. Hãy đồng hành cùng Góc của mẹ để chia sẻ thêm những kinh nghiệm nuôi con thú vị mẹ nhé!

Nếu mẹ muốn biết ăn mực có ảnh hưởng sau sinh không hay tìm hiểu ngay:

Sau sinh ăn mực được không? Lưu ý về chế độ ăn uống sau sinh cho mẹ