Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Sinh mổ ăn tôm được không là thắc mắc của nhiều người lần đầu làm mẹ. Lý do là vì có một lời đồn cho rằng sau khi sinh mổ hay sau bất cứ cuộc phẫu thuật nào, bạn cũng không nên ăn tôm. Tôm sẽ khiến vết sẹo lồi và thâm đen. Điều này […]

Sinh mổ ăn tôm được không là thắc mắc của nhiều người lần đầu làm mẹ. Lý do là vì có một lời đồn cho rằng sau khi sinh mổ hay sau bất cứ cuộc phẫu thuật nào, bạn cũng không nên ăn tôm. Tôm sẽ khiến vết sẹo lồi và thâm đen. Điều này có đúng không?

Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Muốn tìm hiểu vấn đề sau sinh mổ ăn tôm được không, mời bạn hãy cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp nhé!

Lời đồn có từ đâu?

không chỉ vấn đề sau sinh mổ ăn tôm được không, trước tiên bạn có thể tìm hiểu qua lời đồn sau khi phẫu thuật không nên ăn tôm để tránh sẹo lồi là một thông tin có cơ sở trong y học cổ truyền Trung Quốc. Họ cho rằng một số hải sản có thể cản trở việc chữa lành vết thương. Chẳng hạn như cá và động vật có vỏ, có thể gây viêm.

Các loài động vật có vỏ như nghêu, sò và hàu là động vật ăn lọc (một kiểu ăn bằng cách ăn các loại thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước, thường bằng cách há miệng thật lớn hoặc có các lỗ nước để cho nước (có các loài động vật, thực vật) đi qua một cấu trúc lọc chuyên dụng. Và ở đây, các loại thức ăn sẽ được giữ lại để đưa vào hệ tiêu hóa, còn lượng nước thì được đẩy ra ngoài theo một cơ chế riêng) nên chúng có xu hướng chứa nhiều vi khuẩn hơn các loại hải sản khác.

Tuy nhiên, y học phương Tây lại ghi nhận tôm là thức ăn tốt trong việc giúp ngăn ngừa sẹo, vì đây là loại thực phẩm giàu protein.

Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Do đó, để an toàn, bạn hãy cân nhắc việc ăn những thứ được bác sĩ khuyên như nên ăn hải sản không kích thích, chẳng hạn cá tươi. Lý do là vì chúng chứa protein chất lượng cao, dễ tiêu hóa và thực sự giúp cơ thể phục hồi sau phẫu thuật.

Những mẹ đang cho con bú luôn dành thêm thời gian và năng lượng để cung cấp cho bé những dinh dưỡng tốt nhất. Sữa mẹ chứa đầy kháng thể nên cần phải chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình. Chủ yếu là vì thức ăn và đồ uống mà người mẹ tiêu thụ sẽ chuyển qua sữa mẹ cho con.

Cho dù bạn sinh con đầu lòng hay con rạ thì việc cho con bú có thể là một giai đoạn luôn phải cẩn thận. Bạn vẫn không chắc chắn nên ăn gì, và làm gì mới an toàn cho bạn và em bé. Tôm là một trong những hải sản rất ngon nhưng đối với mẹ cho con bú mà đặc biệt lại sinh mổ, bạn cần lưu ý:

Tôm là hải sản phổ biến và chiếm gần 25% sản lượng hải sản tiêu thụ ở các nước. Đây là một nguồn giàu chất chống oxy hóa và rất bổ dưỡng. Tôm cũng giàu omega-3 và sterol, được coi là ít methyl thủy ngân và do đó các bà mẹ cho con bú thỉnh thoảng ăn được.

Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Mặc dù tôm tương đối an toàn nhưng khi cho con bú, bạn vẫn nên hạn chế dung nạp ở mức 350g mỗi tuần. Điều này có nghĩa là bạn có thể ăn 2-3 lần hải sản mỗi tuần, bao gồm tôm. Nếu lỡ ăn nhiều hải sản trong tuần, bạn có thể giảm mức tiêu thụ vào tuần tiếp theo để cân bằng lượng hải sản cần thiết.

Đối với câu hỏi sau sinh mổ ăn tôm được không, câu trả lời là các mẹ sinh mổ mà cho con bú sữa mẹ có thể ăn tôm nhưng chỉ nên ăn với một lượng hạn chế. Ngoài ra, hãy chắc chắn quan sát các dấu hiệu dị ứng trên em bé và dừng lại việc ăn tôm nếu em bé bị kích thích hoặc có dấu hiệu dị ứng.

Mặc dù tôm là một nguồn omega-3 và axit béo tuyệt vời nhưng nó có chứa thủy ngân (dù lượng rất ít) và các chất gây ô nhiễm khác. Các chất này có thể đi vào sữa mẹ và hơn nữa vào hệ thống tiêu hóa của bé. Tiếp xúc quá nhiều với thủy ngân qua sữa mẹ có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và hệ thần kinh của trẻ.

Ngoài ra, một số thực phẩm trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến kích ứng và thậm chí gây ra phản ứng dị ứng. Nếu em bé trở nên quấy khóc hoặc phát ban, tiêu chảy hoặc nghẹt mũi, bạn hãy đưa bé đi khám ngay lập tức.

Uyên Hồ

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Tôm mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, và là sự lựa chọn hàng đầu trong các bữa cơm gia đình. Thế nhưng, các mẹ sau sinh mổ lại lo sợ ăn tôm sẽ khiến vết mổ khó lành, rắc rối hơn là để lại sẹo lõm. Vậy điều này có thật sự chính xác? Cùng adayne.vn tìm hiểu sinh mổ ăn tôm được không nhé!

Sức khỏe phụ nữ sau sinh mổ

Sau sinh, cơ thể mẹ khá yếu vì mất một lượng máu lớn. Thêm vào đó, mẹ phải cung cấp chất dinh dưỡng vào cơ thể để đảm bảo nguồn sữa mẹ cho nhu cầu hàng ngày của bé. Vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng sau sinh cho cơ thể mẹ là vô cùng quan trọng.
Phụ nữ sau sinh cần gấp đôi lượng dinh dưỡng so với cơ thể người thường. Để đảm bảo cơ thể mẹ đủ chất dinh dưỡng, không ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, các mẹ cần lập kế hoạch thực đơn đa dạng. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể có thực đơn phong phú và đầy đủ dinh dưỡng.

Sau sinh mổ ăn tôm được không?

Theo dân gian, phụ nữ sau sinh cần kiêng rất nhiều thứ như: Thịt bò, tôm… vì lo lắng cơ thể mẹ có thể bị co rút sẹo, ngứa… do sức khỏe chưa phục hồi. Với những người sinh mổ, sức khỏe yếu hơn rất nhiều, vậy mổ đẻ có được ăn tôm không? Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh nhất là những người sinh mổ lại càng phải kiêng tôm. Bởi tôm có tính hàn, có thể gây ra những triệu chứng như đau bụng hoặc khiến sản phụ bị lạnh bụng. Với những người sinh mổ, nếu ăn tôm có thể sẽ khiến sẹo bị lồi.

Tuy nhiên, thịt tôm rất tốt cho sức khỏe bởi trong đó có chứa nguồn protein dồi dào, những dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể mẹ phục hồi nhanh chóng. Thêm vào đó, lượng canxi có trong thịt tôm còn có rất có lợi trong việc thúc đẩy quá trình phát triển xương của bé chắc khỏe và nhanh chóng hơn. Vì thế, phụ nữ dù sinh thường hay sinh mổ đều nên ăn tôm sau khi sinh nở.

Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Trong thịt tôm chứa rất nhiều Canxi và Protein. Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Nhưng, vì hàm lượng dinh dưỡng trong tôm khá cao nên bạn chỉ nên ăn lượng vừa phải tránh tình trạng ăn nhiều gây khó tiêu. Ngoài tôm, các mẹ cũng nên đưa trứng gà, thịt bò… vào chế độ ăn để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé, đồng thời lại có thể thay đổi bữa ăn mà mẹ không cảm thấy chán ngán.

Lợi ích của tôm đối với sức khỏe của phụ nữ sau sinh

Theo bệnh viện Tim mạch Hoa Kỳ thì tôm là loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, tôm còn có vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ thống xương khớp của cơ thể.

Với những người phụ nữ sau sinh, việc ăn tôm là hoàn toàn có lợi, dù bạn có sinh thường hay sinh mổ thì tôm cũng là thực phẩm đầu tiên các mẹ nên đưa vào bữa ăn. Trong tôm có chứa nhiều protein rất tốt cho sự phục hồi cơ thể

Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Các chuyên gia cũng khuyên các mẹ sau sinh mổ nên ăn một ít tôm. Ảnh: Internet

Đọc thêm: Top 10 loại thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi trong thời gian thai kỳ

Phụ nữ sau sinh mổ ăn tôm bao nhiêu thì tốt?

Mặc dù tôm là loại thực phẩm cân thiết cho chế độ dinh dưỡng khi mang thai, nhưng các mẹ nên tinh chỉnh liều lượng tôm dung nạp vào cơ thể. Cụ thể, bạn chỉ nên ăn 2-3 lần hải sản mỗi tuần, tức không quá 350g tôm để đảm bảo không bị tác dụng phụ khi ăn.

Những trường hợp sau sinh mổ không nên ăn tôm

Các mẹ bầu sau sinh mổ hoặc sinh thường có dị ứng với tôm thì không nên ăn tôm sau khi sinh, nhất là khi cơ thể còn yếu chưa hồi phục hoàn toàn.

Đọc thêm:

Chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh mổ đúng cách

Ngoài việc quan tâm đến việc sau sinh mổ có được ăn tôm không, mẹ hãy chú ý đến chế độ ăn uống của mình nữa nhé. Mom.vn xin gợi ý một chế độ cực kì khoa học dưới đây, các mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay.

Ăn chín uống sôi

Nguyên tắc đầu tiên trong chế độ là các mẹ phải được ăn chin, uống sôi. Nhóm thực phẩm các mẹ ăn hằng ngày phải đảm bảo là sản phẩm sạch, hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Dù sinh mổ hay sinh thường, thì các mẹ cũng cần bổ sung một lượng dinh dưỡng như nhau, không nhất thiết phải đặt nặng dinh dưỡng ở người sinh thường và sinh mổ. Đối với trái cây, các mẹ nên gọt bỏ vỏ trước khi ăn.

Sữa cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn này, các mẹ có thể uống thêm 1 ly sữa bò nóng sau mỗi bữa ăn để kích thích tuyến sữa mẹ hoạt động, tiết ra nhiều sữa hơn để con bú no. Đồng thời sữa cũng là nguồn cung cấp canxi để giúp xương của bà mẹ chắc khỏe hơn. Nếu ngán sữa, thỉnh thoảng các mẹ có thể đổi qua ăn các loại phô mai, sữa chua để tăng cảm giác ngon miệng.

Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Các mẹ sau sinh mổ nên có chế độ ăn chín uống sôi. Ảnh: Internet

Đọc thêm: Top 5 Món cháo siêu bổ dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ

Uống nhiều nước và “tắm” nắng

Nước là nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của mỗi người, và cực kì quan trọng cho các bà mẹ sau sinh. Vì vậy hãy uống thật nhiều nước lọc và hãy “tắm” nắng cùng với con yêu của mình luôn nhé, vì đây là cách để hấp thụ Vitamin D rất tốt cho sức khỏe.

Nếu ăn uống kém, các mẹ có thể bổ sung nhiều loại Vitamin và khoáng chất dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu các mẹ không thích uống nước sôi, có thể uống thêm các loại nước canh từ các loại rau có trong bữa cơm hằng ngày của gia đình.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây

Phụ nữ sau sinh thường gặp phải chứng táo bón. Hơn lúc nào hết, rau xanh và trái cây chín chứa nhiều Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, rất nhiều chất xơ, sẽ giúp cho các mẹ chống lại bệnh táo bón hiệu quả.

Sau sinh mổ bao lâu ăn được tôm

Chị em sau sinh mổ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây chín. Ảnh: Internet

Một số loại thực phẩm phụ nữ sau sinh nên kiêng để tránh bị sẹo lồi

Để tránh bị sẹo lồi sau sinh mổ, mẹ bầu cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Đồ nếp
  • Trứng
  • Thịt bò
  • Thịt gà
  • Hải sản
  • Rau muống
  • Rượu, bia, cà phê

Như vậy, các mẹ đã có câu trả lời chính xác cho mình về việc sinh mổ có ăn được tôm không rồi nhé! Các chuyên gia khẳng định, tôm và các hải sản là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho các mẹ bầu, nhưng bạn hãy ăn từng ít một và nên kết hợp đa dạng các món ăn khác nhau nhé. Ngoài ra, chị em sau sinh mổ cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên nằm nhiều một chỗ mà có thể đi lại nhẹ nhàng ngay trong phòng ngủ, để các cơ quan trong cơ thể sớm hoạt động trở lại bình thường. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ giúp bạn ăn uống ngon miệng và sớm có sữa về cho con bú.