So sánh bộ luật dân sự 2023 và 2005 moj năm 2024

Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, tại kỳ họp thứ 10; được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh công bố số 20/2015/L-CTN ngày 08 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời với nhiều đổi mới về nhận thức, tư duy pháp lý trong việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh quan hệ dân sự, bảo vệ quyền dân sự về nhân thân, tài sản của cá nhân, pháp nhân, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Vì thế, Bộ luật này có nhiều điểm mới có tính đột phá so với BLDS năm 2005. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu một trong những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005 về “nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015”

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015, những nguyên tắc này là sự kế thừa và phát triển các nguyên tắc cơ bản của BLDS năm 2005, cụ thể: nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thoả thuận; nguyên tắc thiện chí, trung thực; nguyên tắc tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích người khác; nguyên tắc chịu trách nhiệm. Song, để bảo đảm thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự, góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, BLDS năm 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự khác với Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:

Một là, BLDS năm 2015 quy định bao quát hơn, chỉ trong 01 điều luật (Điều 3), thay vì quy định thành 01 chương (Chương II Phần thứ nhất) với 09 điều luật (từ Điều 4 đến Điều 13) như trước đây

Hai là, trật tự sắp xếp các nguyên tắc có thay đổi, theo đó: nguyên tắc bình đẳng được đưa lên đưa lên trên thành nguyên tắc đầu tiên, trước hơn so với nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận và nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác đưa lên trên trước nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Ba là, BLDS năm 2015 còn bãi bỏ 02 nguyên tắc của BLDS năm 2005. Đó là nguyên tắc tuân thủ pháp luật và nguyên tắc và bảo vệ quyên dân sự. Đồng thời chuyển 02 nguyên tắc: tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp và hoà giải thành chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự (Điều 7). Đây là những điểm mới thể hiện sự tích cực và phù hợp với việc định hình các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự.

Bốn là, nội dung của một số nguyên tắc đã được sửa chữa, chỉnh lý, nêu ngắn gọn, súc tích hơn so với trước và sửa cụm từ “các bên” thành “cá nhân, pháp nhân”. Cụ thể:

- Nguyên tắc bình đẳng.BLDS năm 2005 quy định: “Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau”; BLDS năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”. Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do có thể có, bao gồm: dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp...; đồng thời, thêm cụm từ: “được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”, quy định này bao gồm nội nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự trước đây của BLDS năm 2005

- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. BLDS năm 2005 quy định: “Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”; BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Trước đây, mọi cam kết, thỏa thuận này có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bênvà nguyên tắc này đã bao hàm ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng pháp luật trước đây tại BLDS 2005, vì thế BLDS năm 2015 không quy định nguyên tắc này thành một nguyên tắc riêng

- Nguyên tắc thiện chí, trung thực.BLDS năm 2005 quy định: “Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào”; BLDS năm 2015 quy định gọn hơn: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”.

- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. BLDS năm 2005:“Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”; BLDS năm 2015 đổi thành nguyên tắc “tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Có thể thấy đây là sự điều chỉnh có chủ ý của nhà làm luật, thể hiện ý thức cao trong việc bảo vệ các lợi ích của quốc gia, dân tộc. Lợi ích quốc gia, dân tộc là những giá trị thiêng liêng cần được tôn trọng tuyệt đối

- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. BLDS năm 2005 quy định: “Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật”; BLDS năm 2015 quy định ngắn gọn hơn: “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”. Bãi bỏ quy định “Nếu không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định pháp luật”.