Số sánh Kỹ thuật phần mềm và khoa học máy tính

Thực ra học ngành nào cũng ra code được hết em à. Quan trọng là em có trụ lại đc ko hay từ bỏ giữa chừng. Bên khoa học máy tính thì thiên về nghiên cứu nhiều, mà dạo này xu hướng ML, DL đang nổi => Cơ hội nghề nghiệp nhiều.

Còn kỹ thuật phần mềm thì ra làm đủ mọi thể loại rồi

Số sánh Kỹ thuật phần mềm và khoa học máy tính

Nếu cháu giỏi cái nào nhất thì nên đi theo, mình có chuyên môn trình độ giỏi ko lo không có việc đâu.

em nghĩ không được cũng phải ráng được thôi anh. KHMT mà nghiên cứu nhiều là mệt não hơn ha anh. Em hình như không chuyên nghiên cứu cho lắm, em thích thực hành hơn.

Nếu cháu giỏi cái nào nhất thì nên đi theo, mình có chuyên môn trình độ giỏi ko lo không có việc đâu.

Cháu bị 1 cái là học ổn mỗi cái một ít, chứ chẳng có cái nào gọi là chuyên sâu luôn. Nên cũng khó quyết định.

Giết người hay gì học 2 cái ? Hihi, học 2 cái chắc là đấng bề trên rồi.

nghe 2 cái vẫn cong chung chung quá, nguyên phần mềm chưa biết đi hướng nào nữa mà

Nghiên cứu là sau này ra đi làm em muốn theo hướng researcher hơn , còn trong chương trình học thì 2 ngành này tương đương nhau. Ko ai bắt học khoa học máy tính xong ra làm nghiên cứu cả. Bản thân a học bên viễn thông, và h lại làm linux kernel dev
Số sánh Kỹ thuật phần mềm và khoa học máy tính

Về khoảng thực hành thì tự mày mò là chính chứ trong trường ko có nhiều cơ hội.

Thế cháu cứ theo con đường mà thực hành nhiều tay nghề nâng cao nhanh lắm. Thời đại công nghệ điện tử 4.0 tới 5.0 dù có nhiều người học thì cũng ko lo thiếu việc.

tức là 2 ngành đó học giống nhau sao anh, nó có khác 1 tý gì không anh ?
Vâng ạ, cháu cảm ơn chú ạ. Cháu thấy dân Coder nhiều quá nên sợ nhu cầu thị trường việc làm ít lại.

Như bác sỹ hay luật sư đó chả bao giờ lo thiếu việc vì nhu cầu rất lớn. Càng ngày xã hội càng phụ thuộc vào điện tử, quan trọng là cháu phải có tay nghề giỏi mà muốn giỏi thì phải thực hành nhiều. Vì thế cháu ko nên lo thiếu việc.

Cháu cảm ơn chú nhiều ạ.

Học cái nào cũng như nhau thôi. Vì học ở trường chỉ là cái cơ bản, muốn làm tốt và làm sếp thì tự học thôi em à.

Anh thì cũng chỉ mới vào ngành bập bõm được một năm nên cũng chưa biết có thể tư vấn được gì nhiều cho em nhưng đây là những gì a đã nghiên cứu trước: - Thực ra mà nói hai cái ngành trên đều khá liên quan đến mật thiết với nhau. - Khoa học máy tính (Computer Science) nói chung là ngành khi em dùng các kiến thức liên quan đến toán và logic để tạo thuật toán nhằm lưu trữ và xử lý dữ liệu máy tính một cách đảm bảo và hiệu quả. Ngành này thì nói chung là khá trừu tượng nhưng kiến thức này cực kỳ quan trọng trong việc giải một số bài toàn phức tạp trong xã hội ngày nay. Ví dụ một bài toán logic: Em có một dãy số từ 2 - 1000, tìm toàn bộ các số nguyên tố trong dãy số này (Em có thể tìm hiểu thêm về bài toán này khi em search trên Google: Sieve of Eratosthenes). - Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) khá là giống khoa học máy tính nhưng nó thực tế hơn. Thay vì tập trung vào thuật toán và giải logic, kỹ thuật phần mềm tập trung hơn vào tất cá các giai đoạn trong việc phát triển phần mềm: ý tưởng, sản phẩm thử nghiệm (prototype), viết tài liệu miêu tả, hướng dẫn sử dụng, testing, vv. Nếu khoa học máy tính liên quan đến lý thuyết và logic thì kỹ thuật phần mềm liên quan nhiều hơn đến việc áp dụng các lý thuyết đó vào thực tiễn. Anh hay hiểu như kiểu ông giáo sư vật lý với ông kỹ sư xây dựng. Ông vật lý có thể biết nhiều về kiến thức liên quan đến vật lý, phát triển các lý thuyết vật lý với việc đôi khi có ứng dụng thức tiến ngoài đời. Ông kỹ sư xây dựng có nhiệm vụ tìm hiểu và ứng dụng những lý thuyết vật lý có ích cho công trình xây dựng để rồi từ đó áp dụng vào.

- Nhưng ở ngoài đời thì thường em có thể chọn một trong hai ngành để theo mà ra ngoài vẫn có thể tìm được việc. Vấn đề lớn nhất là tài. Anh luôn luôn tâm niệm là nếu mình giỏi, tiền tài tự khắc đến. Và khi anh chứng kiến các ông, các bác trong gia đình anh có tài mà từ nghèo khó trở thành khá giả, anh nhận ra rằng điều đó hầu như là đúng. Giờ em đừng lo việc sau này có kiếm được việc không mà cứ lo rèn luyện bản thân. Nếu em muốn học lập trình thì cứ nhảy vào học. Học cho VUI, học cho hiểu. Đừng sợ mắc lỗi. Tìm một dự án riêng của mình để áp dụng vào việc học chứ đừng học chỉ vì học, vừa học vừa áp dụng. Ví dụ anh cách đây một năm lúc anh vẫn còn học về quản trị mạng thì cũng đúng lúc anh học về python. Anh cảm thấy rất ức chế khi mỗi lần cài lại win thì phải đặt lại cả tên host và thiết lập lại thông tin mạng. Thế là anh quyết định viết một cái phần mềm nho nhỏ để nó đặt lại thông tin mạng lưu trữ sẵn mỗi lần anh cài lại máy tính. Mình vừa học được và vừa áp dụng được trong thực tiễn. Nếu em có bất cứ thứ gì càm thấy phiền toái, phải làm đi làm lại trên máy tính thì cứ lấy cơ hội đó ra để làm thành một dự án lập trình nho nhỏ. Và cái này áp dụng được hầu như cho tất cả. Nếu học để hiểu thì nên có thêm áp dụng thực tiễn thì nó mới nhớ được lâu và học nói mới thực sự vui. Nếu em cần tài liều gì cứ hỏi ace, ace sẽ cố tìm giúp.

- Còn một ngành nữa mà anh đang theo đuổi đó là Kỹ sư phần cứng. Tại ngày xưa anh học mấy năm quản trị mạng và thấy sức mạnh của mạng (networking) với đời sống thường ngày nên anh quyết định theo ngành này. Kỹ sư phần cứng thì nó liên quan nhiều đến phần cứng và anh dành nhiều thời gian học về điện, bảng mạch, lập trình thấp (low level programming). Nếu em thích thì cũng có thể coi đó là giải pháp.

- Đó là vài lời của anh (nhìn có vẻ dài nhỉ ). Anh luôn chúc em tìm được ngành mình thích và yêu quý những gì em đang làm. Mong em tiếp tục học hành tốt và giúp đỡ ace trong này.

Sửa lần cuối: 15/7/19

Mình cũng là sinh viên năm nhất, mới chia ngành hồi tháng 4. Lúc đó mình cũng như bạn, phân vân giữa KHMT với KTPM, đi hỏi rất nhiều người với đọc rất nhiều bài trên Internet. Cuối cùng thì mình chọn KTPM. Theo mình tìm hiểu được thì KHMT là nền tảng của tất cả các ngành khác trong CNTT, KHMT nghiên cứu các lĩnh vực như Big Data, Machine Learning, AI..... Còn KTPM thì thực tế hơn 1 chút là cách làm ra phần mềm cụ thể là ứng dụng, web, game.... Mình chọn KTPM vì thấy thị trường VN cơ hội việc làm của ngành KHMT ít quá, hơn nữa ngành này mình được biết là tuyển người có kinh nghiệm lâu năm nên khó tìm việc. Mặc dù AI, Machine Learning hay Big Data đang là xu hướng trên thế giới nhưng bạn cần phải xem xét mình làm việc ở môi trường nào để phù hợp với nó. KTPM nhiều người học thật, nhưng không ai phải học ra cũng đều làm được việc đâu nên bạn khỏi lo. Cứ cố gắng sẽ thành công. À nói thêm là cả 2 ngành đều học tương đương nhau, bên trường mình thì 70% là học giống nhau chỉ có 30% là học chuyên sâu. Có thể 3 4 năm nữa AI, ML, Big Data sẽ hot ở VN không chừng. Cuối cùng là chúc bạn thành công trên con đường bạn đã chọn. Bài viết đuọc viết theo kiến thức mình biết, có gì sai sót mong bạn bỏ qua

Sửa lần cuối: 15/7/19

Vâng, em cảm ơn nhiều ạ. Em hiện tại đang muốn viết một tool nho nhỏ về kích hoạt key. Em hiện tại đang chọn theo C# vì thấy nó làm được khá nhiều thứ. Em thì chưa biết viết một dòng code nào luôn, mà tìm hiểu thấy ngôn ngữ lập trình cũng không dễ dàng cho lắm.
Em cảm ơn anh, em bây giờ mới vô ĐH nên chưa rõ nên chọn ngành nào trong hai ngành trên, nhưng nhờ các anh đã cho em những góp ý hữu ích, em đã nghĩ em đã chọn được ngành mình mong muốn rồi ạ.

Quan trọng nhất: Đam mê và yêu thích món nào thì mình hãy đi theo. Đừng nhìn thị trường, thị trường thay đổi theo thời gian, chỉ có kiến thức và đam mê là tồn tại vĩnh viễn, 2 thứ này nó có thể không làm em giàu có nhưng sẽ làm em hạnh phúc và thỏa mãn, và nó đủ để em tồn tại với xã hội.

Vâng em cảm ơn anh nhiều ạ.