So sánh tiếng hàn và tiếng việt năm 2024

Đa số mọi người khi học bất cứ ngoại ngữ nào đều sẽ thấy khó khăn trong thời gian đầu nếu chưa từng hoặc ít tiếp xúc với nó từ trước đó. Tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố mà người học có thể quen dần với một ngôn ngữ hoàn toàn mới mẻ như vậy. Các yếu tố có thể kể đến như: mức độ tương đồng giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học, loại ngôn ngữ, độ phức tạp của ngôn ngữ đó về ngữ pháp, phát âm, văn phong giao tiếp… và cũng tùy thuộc vào khả năng ngôn ngữ của mỗi người. Có những người bẩm sinh có thể học nhiều ngôn ngữ cùng lúc mà không bị nhầm lẫn nhưng cũng có người khả năng này khá kém. Chính vì thế khi học tiếng Hàn Quốc sơ cấp hiệu quả ta cũng gặp những thuận lợi và khó khăn bước đầu như vậy.

.jpg) Những thuận lợi khi người Việt học tiêng Hàn

\>>> Xem thêm: Bật mí 3 bí quyết để trẻ học tiếng Hàn hiệu quả

Sự khác nhau cơ bản giữa tiếng Hàn và tiếng Việt

1. Chữ viết tiếng Hàn: quá đơn giản để có thể nhận ra sự khác biệt rõ rệt đó là tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh còn tiếng Hàn có bảng chữ cái riêng. Chữ cái Hàn Quốc khá tượng hình vì thế nhiều người cho rằng viết chữ Hàn Quốc tương tự như cách viết tiếng Trung Quốc nhưng không phải như vậy. Chữ cái tiếng Hàn đơn giản hơn chữ Trung Quốc nhiều. Chữ viết ít nét hơn và nhiều chữ cái tiếng Hàn có cách viết mô phỏng các hiện tượng thiên nhiên như mô tả vị trí của mặt trời so với mặt đất.

2. Trật từ từ trong câu: Cấu trúc câu theo tiếng Việt là chủ ngữ + động từ + tân ngữ nhưng cấu trúc câu của tiếng Hàn lại là chủ ngữ + tân ngữ + động từ. Thứ tự của các chủ thể trong câu thay đổi rõ rệt như vậy.

3. Phát âm tiếng Hàn: Tiếng Việt hay cũng hay nhầm lẫn trong việc phân biệt "x" với "s" hay "ch" với "tr" và tiếng Hàn cũng vậy, Âm vựng là yếu tố rất quan trọng để phân biệt các từ (đặc biệt là những từ tương tự về âm và dễ nhầm lẫn). Tiếng Việt hay phân biệt các từ có phát âm tương đồng như vậy bằng cách dựa vào ngữ cảnh của nó nhưng phân biệt theo cách như vậy trong tiếng Hàn có vẻ khó khăn hơn theo ý kiến của nhiều người. Sự kết hợp môi và lưỡi trong tiếng Hàn là yếu tố quan trọng để co thể phát âm đúng nhiều từ trong tiếng Hàn.

4. Từ loại: Tiếng Hàn có các từ xác định chủ ngữ dùng để xác định chủ ngữ là đại từ hay danh từ và có hậu giới từ có tác dụng đứng sau danh từ và đại từ làm tân ngữ. Tiếng Việt không có loại từ này, vì thế, nếu những bạn có thói quen nghĩ nghĩa tiếng Việt trước khi nói tiếng Hàn bạn sẽ dễ nói sai cấu trúc câu trong tiếng Hàn.

5. Từ không có dấu: Tiếng Việt của ta có dấu nhưng tiếng Hàn không có các dấu này. Nhờ cách dùng dấu trong tiếng Việt mà việc phát âm tiếng Hàn cũng dễ dàng hơn.

6. Chia động từ: Trong tiếng Hàn, giống như nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Anh, động từ phải biến đổi theo thì. Đặc biệt hơn, động từ sẽ thay đổi theo cấp độ "kính trọng" của người nói đối với người đối thoại với mình. Người Hàn hay dùng kính ngữ đối với người lơn tuổi hơn. Đây được xem là một trong những khó khăn rất lớn trong việc học tiếng Hàn của người Việt vì trong tiếng Việt chỉ cần thêm các từ như: đã, đang và sẽ là có thể hiểu được là đang đề cập đến thì nào. Tiếng Hàn có tới 7 cách thay đổi đuôi khác nhau cho một động từ. Nhưng cũng có quy tắc biến đổi riêng nên không phải lo lắng về vấn đề này.

\>>> Xem thêm: Học tiếng Hàn miễn phí không ở đâu xa

7. Từ lai và từ du nhập: Người Hàn Quốc dùng/mượn nhiều từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật. Một chú ý khi đọc tài liệu tiếng Hàn là trong các văn bản khoa học, người Hàn để nguyên thuật ngữ tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Đức ...) và chú thích cho nó chứ không chuyển nó sang tiếng Hàn.

So sánh tiếng hàn và tiếng việt năm 2024
Để học tốt tiếng Hàn cần tìm hiểu văn hóa của họ

Một số điểm thuận lợi cho người học tiếng Hàn

1. Phát âm: để hình thành một từ tiếng Hàn cũng dùng cách ghép vần, ghép chữ như tiếng Việt từ các từ đơn âm tiết vì thế ta không mất nhiều thời gian để nhớ cách phát âm một từ mà chỉ cần học thật kĩ bảng chữ cái cũng như cách phát âm của nó như thế nào.

2. Không dùng dấu: Tiếng Hàn không dùng dấu như tiếng Việt. Mặt khác, các âm khác nhau thường hình thành từ các chữ cái được ghép để hình thành nó. Đến các từ có đuôi (dipthong) thì tiếng Việt cũng đã có âm tương đương (như -inh, -ang). Việc này khá dễ dàng để tập phát âm đối với người Việt, bởi vì đối với một số nước khác họ không sử dụng nhiều âm giống vậy, và việc tập phát âm sẽ rất khó khăn giống như bạn là một đứa trẻ mới tập nói vậy.