Tại sao cần rèn luyện 3 gốc

Tại sao cần rèn luyện 3 gốc

Với thói quen tư duy nhân quả, trẻ sẽ có trách nhiệm với hành động của mình, không đổ lỗi, cũng như học cách làm nhiều điều tử tế hơn trong cuộc sống.

Bài Học Rèn Trí Tuệ Và Đạo Đức Từ Nhũng Đứa Trẻ Giúp 80% Chúng Ta Nhận Ra Sai Lầm Vẫn Đang Mắc Phải. (Video: Trần Việt Quân)

=======>Đọc thêm

1/  Trí tuệ là gì?
Trí tuệ có 2 dạng được đề cặp tới (Trí thông minh, Minh triết):

Trí thông minh (hay trí năng) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bao gồm khả năng logic, phán đoán, trừu tượng, sự hiểu biết, tự nhận thức, học tập, có trí tuệ xúc cảm, trí nhớ, kế hoạch, và giải quyết vấn đề. Trí thông minh được nghiên cứu rộng rãi ở loài người, nhưng cũng được quan sát ở động vật và thực vật. Trí tuệ nhân tạo là sự mô phỏng trí thông minh ở máy móc.
Với nguyên lý tâm lý học, một vài phương án tiếp cận khác nhau tới trí thông minh của con người được áp dụng. Cách tiếp cận tâm lý học đặc biệt quen thuộc với công chúng, cũng như được nghiên cứu nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tế.

Minh triết (hoặc thông thái, sáng suốt, thông tuệ, khôn ngoan) là một sự hiểu biết sâu rộng và thực hiện ở con người, những sự vật, sự kiện hay hoàn cảnh, kết quả của khả năng lựa chọn hoặc hành động để tạo ra kết quả tốt nhất với ít thời gian và năng lượng nhất. Minh triết là khả năng đạt đến sự tối ưu, áp dụng nhận thức và sự hiểu biết để đạt được kết quả mong đợi. Minh triết là khả năng nhận thức được đâu là sai hay đúng đi đôi với đánh giá về hành động.


2/ Sự khác biệt giữa thông minh và trí tuệ

Thông minh là một loại khả năng sinh tồn, còn trí tuệ lại là một dạng cảnh giới của sinh tồn.

Trên thế giới không có nhiều người thông minh, trong số 10 người thì chỉ có 1-2 người, còn người có trí tuệ thì lại càng hiếm thấy, trong số 100 người có khi không có lấy người nào. Ngay cả Socrates được công nhận là người trí tuệ cũng tự thấy rằng nếu xét theo yêu cầu về trí tuệ thì bản thân ông cũng là người vô tri.
Trong cuộc sống thực tế, những người không chịu thiệt thòi là người thông minh, còn người có thể chịu thiệt là người trí tuệ.

Người thông minh luôn có thể bảo toàn lợi ích của mình khi làm việc với người khác. Ví dụ như trong làm ăn, họ luôn có thể thu về lợi nhuận – còn người trí tuệ tuyệt sẽ không theo đuổi việc thu lợi nhiều nhất trong kinh doanh, họ đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu. Người trí tuệ đều biết rằng “không mất thì sẽ không được”.

Người thông minh biết bản thân làm được gì, còn người trí tuệ biết bản thân không làm được điều gì.

Người thông minh biết nắm bắt cơ hội, biết khi nào nên “ra tay”, còn người trí tuệ biết khi nào nên buông tay. Vì vậy, cầm lên được là thông minh, còn bỏ xuống được mới là trí tuệ.

Người thông minh thể hiện thế mạnh của mình ra ngoài, cũng chính là bộc lộ hết tài năng; còn người trí tuệ để người khác thể hiện thế mạnh của họ, âm thầm lặng lẽ làm.

Ví dụ trong một buổi tiệc, người thông minh bận nói, họ nói không ngừng, vì vậy họ giống như chiếc ấm trà; còn người trí tuệ bận nghe, chú ý lắng nghe người khác nói, thế nên họ là chiếc tách trà. Nước trong ấm rốt cuộc cũng phải rót vào tách mà thôi.

 
Người thông minh chú ý chi tiết, còn người trí tuệ chú trọng tổng thể.

Người thông minh phiền não nhiều, thường xuyên mất ngủ, bởi vì họ nhạy cảm hơn người bình thường. Còn người trí tuệ có thể rời xa phiền muộn, đạt đến mức độ “không vui vì người, không buồn vì mình”, vì vậy người trí tuệ ăn ngon ngủ yên.

Vì vậy người thông minh thường qua đời sớm, còn người trí tuệ vô lo nên thường sẽ sống thọ.

Người thông minh khát vọng thay đổi người khác để người khác làm theo ý mình, còn người trí tuệ thường thuận theo tự nhiên.

Vì vậy, quan hệ giao tiếp của người thông minh sẽ dễ căng thẳng, nhưng với người trí tuệ thì lại hòa nhã hơn.

Thông minh đa số là trời sinh, có được do di truyền, còn trí tuệ dựa nhiều vào luyện tập.

Thông minh có thể có được nhiều tri thức hơn, còn trí tuệ khiến người ta có văn hóa.

Vì vậy, một người càng có nhiều tri thức thì càng thông minh, còn người càng có nhiều văn hóa thì càng trí tuệ.

Thông minh dựa vào tai và mắt, người ta thường gọi là “tai thính mắt tinh”; còn trí tuệ phụ thuộc vào tâm hồn, tức “tuệ do tâm sinh”.

Thông minh có thể mang đến tiền tài và quyền lực, trí tuệ có thể mang đến niềm vui.

Vì thế, nếu cầu tài thì chỉ cần thông minh là đủ, còn nếu muốn thoát khỏi phiền muộn thì cần có trí tuệ.


Kết luận vừa thông minh vừa trí tuệ là người hạnh phúc và thành đạt(có tiền và quyền) nhưng vẫn biết quan tâm tới người khác.


Theo Ngọc Trúc