Tại sao chủ nghĩa lãng mạn lại là phản đề của chủ nghĩa cổ điển

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮMÔN TIẾN TRÌNH VĂN HỌCGVHD: Th.S. Lê Ngọc PhươngCHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌCThành phố Hồ Chí Minh, năm 20151Mục Lục1. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa lãng mạn32. Quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn43. Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa lãng mạn63.1. Những đặc điểm chính về nội dung của chủ nghĩa lãng mạn73.2. Những đặc điểm về nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn84. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu105. Vị trí và ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn đối với văn học Việt Nam21Tổng kết27Tài liệu tham khảo2821. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa lãng mạn“Cái đẹp cứu rỗi thế giới”Chủ nghĩa lãng mạn ra đời chính là để khai phóng tâm thức con người đến với vùng đất ảomộng. Hiện thực trần trụi được những ngòi bút lãng mạn miêu tả trở nên thật bi tráng hơnbao giờ hết. Tình yêu thương, sự tự do, công lý bao trùm lên phông nền bức tranh xã hộihiện thực.Sự thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp 1789 và sự tan vỡ của triều đại Napoléon cũng làmột tiền đề cho sự ra đời của văn học lãng mạn Pháp. Nó nhằm xoa dịu nỗi bất an của giớiquý tộc cũ trước mối lo bị xâm phạm quyền lợi ở một giai đoạn xã hội mới cũng như sựhụt hẫng của các tầng lớp tham gia cách mạng vì kết quả không như họ mong đợi. Cả haitầng lớp đều bất mãn với xã hội theo những lý do và cách thức khác nhau, nhưng chungquy lại, nhìn một cách đơn giản thì đó là vì lợi ích. Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưusáng tác văn học có sự tương quan với trào lưu văn học hiện thực. Chủ nghĩa hiện thựcnảy sinh như sự thừa kế đồng thời như sự đối lập với chủ nghĩa lãng mạn. Nếu chủ nghĩahiện thực dựa vào cảm nhận khách quan, và hiện thực cuộc sống để sáng tác thì chủ nghĩalãng mạn sẽ thông qua cảm nhận chủ quan của chính tác giả mà thể hiện thành tâm tư, tìnhcảm qua lời văn.Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng (Saint Simone và Owen), chủ nghĩalãng mạn mang cả 2 mặt tích cực và tiêu cựcTiêu cực khi các nhà văn thuộc tầng lớp quý tộc cũ, hướng đứa con tinh thần của mình vềthời hoàng kim của chế độ phong kiến, hướng tới cuộc sống êm đẹp của thời xưa cũ – thờitrung cổ, dưới đức tin vững chắc vào thiên chúa giáo. Một vài nhà văn tiêu biểu cho điềunày như Lamartine, Chateaubriand, A.Vigny…Tích cực khi các nhà văn lạc quan, tin tưởng vào hiện tại và tương lai. Lời văn của họ sẽ làđộng lực khiến quần chúng vững bước sống cho một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi conngười được bình đẳng với nhau, không còn kẻ áp bức và kẻ bị áp bức. Nhà văn nhìn vàochiều hướng của sự phát triển thực tại nhưng lại đi trước sự phát triển của thực tại đó.32. Quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn:Mở đầu lý thuyết lãng mạn thế giới, Kant – nhà mỹ học Đức cuối thế kỷ XVIII đã tuyênbố : “Vẻ đẹp không ở đôi má hồng của thiếu nữ, mà trong con mắt của kẻ si tình”. VictorHugo trong lời tựa của vở kịch đầu tay Hernani công khai cho rằng : “Nghệ thuật không đigiày đỏ, đội mủ đỏ”, nghĩa là nghệ thuật chỉ đi tìm tự do cho nghệ thuật, nghệ thuật khôngliên quan đến chính trị.Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học như một ngòi nổ thực sự cho thế giới quan con người,giúp họ bứt phá để đi tìm kiếm “chân trời chờ đợi” thỏa mãn những khát khao trong tiềmthức .Có thể nhận thấy, trào lưu lãng mạn đã làm một cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để: phá bỏvăn phong khuôn mẫu của chủ nghĩa cổ điển và nâng tính trữ tình lên mức độ cao nhất củanó và đối lập với văn phong nặng về lý trí của các chủ nghĩa cổ điển và khai sáng. Nếu mỹhọc cổ điển đặt ra tính khuôn khổ thì mỹ học lãng mạn là mỹ học tự do, phóng túng. Trongmỹ học cổ điển, yếu tố cá nhân ít có cơ hội thể hiện, nó nhấn mạnh vào tính chất giáohuấn, giáo hóa con người. Đến lãng mạn, chuyển sang đề cập đến cá nhân, sự thăng hoacủa “cái tôi”, dựa trên trí tưởng tượng phóng khoáng và cái nhìn chủ quan về cuộc sống vàcon người của nghệ sĩ.Chịu ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây, Hoài Thanh cho rằng:“Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Thi sĩ gác ra ngoài tất cả, chỉ cần một “mối tình si”. Nghĩa làchỉ tôn vinh và phổ biến cái đẹp mà thôi chứ không có mục đích khác:Không chuyên tâm không chủ nghĩa, nhưng cần chiTôi chỉ là một khách tình siHam vẻ đẹp muôn hình muôn thể.(Thế Lữ)Văn học lãng mạn như là một sự phản ứng lại tình trạng bất duy lí của hiện thực trong đôimắt của các nhà văn. Nhưng họ cũng thể hiện trọn vẹn nhất tinh thần của thời đại với nhận4thức phổ quát và thế giới quan hiện đại hơn. Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm còn là thái độ,suy tưởng và chất duy cảm của nhà văn.Đặc trưng điển hình của khuynh hướng văn học lãng mạn đó chính là không tuân thủ bấtkì qui luật nào của thực tế cuộc sống. Ta có thể bắt gặp trường hợp phi thực tế trongkhuynh hướng này thể hiện trong các tác phẩm, tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận bởikhuynh hướng lãng mạn trước hết thuộc về thế giới tư duy siêu thực bay bổng của nhàvăn. Và cũng bởi nó là nghệ thuật của tưởng tượng hướng đến sự lạ lẫm thách thức cảmthức và suy ngẫm của con người. Văn học lãng mạn là hướng về mô tả giấc mơ chủ quancủa người nghệ sĩ. Thế nên, người nghệ sĩ phải giàu tưởng tượng thì mới vượt qua đượcranh giới nông gần của hiện thực.Bên cạnh đó, vì lấy “cái tôi nội cảm” của mình làm thước đo cho muôn vật, nghệ thuậtlãng mạn tước mất vai trò nhận thức khách quan của nghệ thuật. Họ cho rằng nghệ thuậtkhông phải là “tấm gương” phản chiếu đường đời mà chỉ là phương tiện bộc lộ tâm trạng.Nếu chủ nghĩa cổ điển chủ trương hạn chế cảm hứng, thì chủ nghĩa lãng mạn lại suy tôncảm hứng. Họ nhấn mạnh tính khí, chứ không chủ trương tìm mối quan hệ biện chứnggiữa tính cách và hoàn cảnh. Như vậy, họ đã tự thu hẹp tính cách nhân vật vào phạm vitâm trạng. Từ đó trữ tình không chỉ là một biện pháp, mà còn mở rộng thành chủ nghĩa trữtình say đắm.Chủ nghĩa lãng mạn luôn hướng về và truy tìm lí tưởng với tinh thần vượt lên trên hiệnthực, dùng lí tưởng chủ quan thay thế hiện thực khách quan, dốc toàn lực để biểu hiện mộtviễn cảnh cuộc sống mà con người nên có. Schiller nói sáng tác của mình là “lấy lí tưởngđẹp đẽ để thay thế hiện thực thiếu thốn” (Schiller bình truyện. Nxb Nhà văn, 1955, tr55).Trên một ý nghĩa nào đó, chủ nghĩa lãng mạn phù hợp hơn với bản chất của văn học, thỏamãn hơn nhu cầu tranh đấu tự do, hướng tới hạnh phúc, truy tìm lí tưởng của con người.Vì hướng tới biểu hiện hiện thực xã hội lí tưởng nên hình tượng nhân vật của chủ nghĩalãng mạn cũng là hình tượng nhân vật lý tưởng. Ví dụ như Quasimodo lương thiện, caothượng dưới ngòi bút của V.Hugo, Jean Valjean vì lương tâm, nhân tính mà bao lần khôngquản hiểm nguy cứu người, bao lần sáng tạo nên kì tích biến nguy thành an,… Nhân vậtcủa chủ nghĩa lãng mạn và những điều nó nói là một điển phạm nhưng không như là mộtđiển hình, nó hướng tới việc thức dậy sự tán thành, hứng thú của độc giả chứ không phảilà đưa ra đối tượng cần mô phỏng.Cảm xúc lãng mạn còn là cảm xúc với thiên nhiên. Hay nói cách khác, đề cao thiên nhiên,ca ngợi thiên nhiên cũng là một trong những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà5văn lãng mạn say mê với thiên nhiên, cho rằng thiên nhiên chính là nơi biểu hiện cho sựđẹp đẽ, hoang sơ của cảm xúc con người. Thiên nhiên trong nghệ thuật lãng mạn thườngmang tính chất biểu trưng. Đô thị hiện đại chính là sự tồn tại của cái ác. Thế nên, họ chorằng, thiên nhiên là nơi duy trì phẩm tính lương thiện của con người. Quay về với thiênnhiên là cách họ biểu hiện thái độ quay lưng với cuộc đời, như một phương thức giải thoátthư giãn, phản ứng với hiện thực xã hội ngột ngạt bon chen. Vì thế, hàng loạt những hìnhảnh của tự nhiên như: núi cao hùng vĩ, biển rộng mênh mông, phong cảnh điền viên thuầnphác, yên tĩnh, tình điệu riêng biệt ở đất khách quê người,… tất cả đều xuất hiện dưới ngòibút của nhà văn lãng mạn chủ nghĩa.Nhìn chung, về nghệ thuật, văn học lãng mạn như là sự phản ứng lại tính công thức,khuôn phép, nặng về lý trí của các thời đại văn học trước để hướng về thể hiện đời sốngtâm hồn cá nhân, thể hiện tình yêu con người, yêu thiên nhiên, đậm tính chất trữ tình.3. Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa lãng mạn:Cuối thế kỷ XVIII, tình hình chính trị, xã hội của các nước phương Tây có nhiều biếnđộng. Do vậy các lĩnh khác cũng có nhiều chuyển biến phức tạp, mà cụ thể lĩnh vực vănchương cũng phát triển sôi nổi. Các trào lưu văn học mới cũng được hình thành và cónhững bước tiến quan trọng trong nền văn học chung của thế giới đã góp phần tạo nên tiềnđề vững chắc cho sự hình thành chủ nghĩa lãng mạn ở phương Tây.Nếu chủ nghĩa cổ điển thế kỷ XVII hoàn toàn là một “ đặc sản Pháp”, thì chủ nghĩa lãngmạn là một trào lưu mang tính chất toàn châu Âu. Như trong nền văn học lãng mạn Phápcó những cội nguồn riêng từ dân tộc, một số nhà văn đã truyền cảm hứng thi ca lãng mạntrong đó có Victor Hugo “một nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ ở Pháp”,đồng thời cũng chịu ảnh hưởng nhất định của thị hiếu âm u trong những bi ca của lãngmạn Anh trong thơ ca của Gray. Hervey, Young đặc biệt là ảnh hưởng rộng rãi của Byron.Ngoài ra, văn học lãng mạn Đức cũng có nhiều ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt là thơ và tiểuthuyết của Goethe như “Nỗi đau của chàng Werther” được thanh niên Pháp yêu mến mộtthời. Hay trong nền văn học Nga ta có thể thấy rõ những ảnh hưởng trong những sáng táccủa A. Puskin, M. Lermontov. Dù chủ nghĩa lãng mạn ở mỗi quốc gia có những màu sắcriêng nhưng nhìn chung nó vẫn phát triển theo xu hướng chung của nền văn học lãng mạnchâu Âu.3.1. Những đặc điểm chính về nội dung của chủ nghĩa lãng mạn6Cái tôi cá nhân với những lý tưởng thẩm mỹ rất riêng chính là một trong những đặc điểmnổi bật nhất góp phần phân biệt rạch ròi giữa chủ nghĩa lãng mạn với các khuynh hướngvăn học khác, mà tiêu biểu là chủ nghĩa cổ điển.3.1.1. Đề cao mộng tưởngChủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người muốn thoát lythực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chánghét, tù túng, ngột ngạt, từ đó vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn cái tôi bị tổn thương củahọ. Chính vì vậy thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới của sự huyền ảo, mơ mộng,tưởng chừng như viễn vông không có thực. Trong trường hợp này thì cái yếu tố mộngtưởng ở đây sẽ có hai xu hướng: thứ nhất là mộng tưởng tích cực sẽ hướng con người tớinhững điều tốt đẹp, giúp họ thoát ly khỏi những khổ đau, bất hạnh, nung nấu những ướcmơ và hoài bão cao đẹp, tiếp thêm sức mạnh niềm tin vào cuộc sống, vẽ nên một xã hội lýtưởng, tươi đẹp. Còn đối với xu hướng mộng tưởng tiêu cực sẽ hướng con người rơi vàosự bi quan trốn chạy cuộc đời, mất niềm tin vào cuộc sống họ thường tìm về quá khứ, thumình vào cái tôi bí ẩn, thiên định về cuộc đời, về ái tình và cái chết. Thậm chí chán ghétmọi thứ và nghĩ rằng tất cả đều quay lưng và chống đối lại mình. Đôi khi còn dẫn đến tìnhtrạng bế tắc trong tư tưởng, mất định hướng đối với hiện tại và tương lai. Do vậy, tính chấtlãng mạn cũng là tính chất thường trực của văn học. Một khi con người không chỉ sống vìnhững cái vốn có mà còn phấn đấu cho những cái cần có, không chỉ sống cho thực tại màcòn vươn tới tương lai cao xa.3.1.2. Đề cao tình cảmChủ nghĩa lãng mạn còn gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở đây tình cảm của con người đượcbiểu hiện rõ rệt nhất. Văn học lãng mạn là sự trở về với tình cảm và tự nhiên: tình yêu,hôn nhân, sự hòa quyện với thiên nhiên,... Thế giới nội tâm với nhiều trạng thái khác nhauchính là đối tượng mới của sáng tạo văn học đối với chủ nghĩa lãng mạn. Trong chủ nghĩalãng mạn tình yêu của con người được khai thác ở mọi phương diện, thiên nhiên đượcphản ánh một cách sinh động, trở thành nơi phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng tình cảm củacon người. Nhân vật lãng mạn là người thực hiện các suy tưởng cùng phản kháng và tháiđộ lãng mạn, thường giống nhau: nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơnvà u sầu, xa cách và nổi loạn. Đôi lúc không thỏa hiệp được với thực tại cuộc đời, thườngcó kết thúc mang tính bi kịch, dù họ là nhân vật lãng mạn tiêu cực hay tích cưc. Tuy cómột số nhà văn lãng mạn thường đưa vào thơ ca những nỗi u sầu, xao xuyến và kể cảnhững trạng thái xuất thần. Đồng thời cũng có một số nhà văn đã không gắn bó mãi vớitâm tình riêng tư mà tự mang lấy sứ mệnh xã hội, hình thành trong thơ ca cảm hứng về thếkỷ của mình. Đó là những nhà văn lãng mạn tích cực như Hugo đã quan niệm rằng: nhà7thơ “phải đưa nhân dân đến một tương lai chiến thắng”. Trong giai đoạn chủ nghĩa lãngmạn phát triển rực rỡ thì nội dung tư tưởng được các nhà văn, nhà thơ gửi gắm vào trongnhững sáng tác của mình đều mang nội dung có tinh thần lý tưởng như nhà thơ VictorHugo đã từng có quan điểm rằng: “linh hồn của con người vẫn cần lý tưởng hơn thực tế.Chúng ta tồn tại nhờ thực tế, nhưng chúng ta sống vì lý tưởng”.3.1.3. Đề cao tinh thần tự doChính vì sự đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng tới một cuộc sốngtự do thoát khỏi mọi rào cản. Trong chủ nghĩa lãng mạn, người nghệ sĩ được trả lại tất cảmọi quyền tự do để thỏa mãn sức sáng tạo và tưởng tượng. Đề cao cá nhân, tự do sáng tạo,chủ trương phóng túng không để tâm hồn bị ràng buộc trong khuôn khổ cũ. Chính vì thếtrong những tác phẩm của họ luôn hướng đến cái khoáng đạt phi thường, vì chủ nghĩalãng mạn không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt, gò bó nên nó đã tự cho phépmình đạt đến sự tự do tuyệt đối. Chủ nghĩa lãng mạn đòi hỏi chủ nghĩa cá nhân triệt để,nhờ thế từ lúc bắt đầu tới khi hoàn thành tác phẩm người làm văn học nghệ thuật có nhữngsay sưa, thích thú tâm hồn với lửa đam mê bay bổng nảy sinh ra từ và ý tinh tế và độc đáotạo nên những tác phẩm có giá trị với thời gian.3.2. Những đặc điểm về nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạnNghệ thuật trong chủ nghĩa lãng mạn thiên về tính trữ tình, yêu thiên nhiên như mộtphương thức giải thoát, thư giãn, phản ánh với hiện thực xã hội ngột ngạt, bon chen. Vănhọc lãng mạn chú ý đến mọi đối tượng trong đời sống, ngoài ra văn học lãng mạn thườngtràn ngập tính nhân đạo trong các tác phẩm.3.2.1. Đề tàiNếu trong chủ nghĩa cổ điển đề tài là cảnh sống giàu có, hành động đấu tranh cho lý tưởngcao cả của những ông hoàng bà chúa, tầng lớp trung thượng lưu, mà ít đề cập đến nhữngkhía cạnh đời sống của những tầng lớp dưới. Thì ở chủ nghĩa lãng mạn mọi vấn đề củacuộc sống, mọi tầng lớp trong xã hội đều ngang bằng nhau trở thành đề tài cho văn họcnghệ thuật. Những đề tài trong chủ nghĩa lãng mạn không phân biệt cao cả hay thấp hèn,đẹp hay xấu mà viết ra hết bằng sự cảm nhận của các giác quan cũng như rung động củacon tim.3.2.2. Nhân vật8Mọi nhân vật trong các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn đều không phân biệt giai cấp,tầng lớp, tất cả họ đều có quyền bước chân vào văn học. Nghệ thuật xây dựng nhân vậtchưa chú ý xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nó là cá nhân dị biệt,ngẫu nhiên, bất chấp sự vận động của hoàn cảnh khách quan. Với chủ trương thoát ly cuộcsống thực tế bằng nhiều con đường để tìm đến cõi mộng, vứt bỏ mọi quy ước cứng nhắcđể giải phóng cho văn học. Mục tiêu của nó là thế giới văn học lãng mạn miêu tả ít nhiềuxa lạ với cuộc sống thực tế, nhân vật mà văn học lãng mạn xây dựng tỏ ra không vừa vặnvới những chuẩn mực thông thường và nghệ thuật mà văn học lãng mạn sử dụng trở nênhết sức phóng túng. Chủ nghĩa lãng mạn đã tìm được chỗ đứng của mình và dần dần chấmdứt vai trò lịch sử của chủ nghĩa cổ điển do đã trả lại cho con người thế giới tình cảmphong phú, đấu tranh cho tiếng nói cá nhân với những khát vọng về tình yêu và hạnhphúc, đồng thời tạo nên những cách tân táo bạo về nghệ thuật.3.2.3. Thể loạiChủ nghĩa lãng mạn về thể loại ngày càng phong phú và đa dạng hơn nhưng thể loại đượcphổ biến nhiều hơn cả là thơ trữ tình và tiểu thuyết. Thể thơ viết theo thể tự do, khôngràng buộc quy luật hay bất cứ quy tắc nào. Chủ nghĩa lãng mạn chủ trương xây dựng mộtsự tự do tuyệt đối trong nghệ thuật.3.2.4. Ngôn ngữCác nguyên tắc về khuôn mẫu và cấu trúc đã có từ trước của thi ca bị loại trừ để thỏa mãnnhu cầu cần thiết của bản năng tự nhiên. Ngôn ngữ được viết tự do, tự nhiên không bị gòbó trong thế luật. Đối với thơ ca thì ngôn ngữ thơ mang đậm dấu ấn của trữ thể trữ tìnhtràn đầy cảm xúc coi trọng nhạc tính, biểu hiện trực tiếp các suy tư và trạng thái cảm xúccủa nhà thơ trước các hiện trạng của cuộc sống. Ngôn ngữ có tính chất cá thể hóa và cóthái độ chủ quan và tính hình tượng.94. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu4.1. Một số tác giả, tác phẩm nước ngoàiChủ nghĩa lãng mạn vừa chỉ trào lưu văn học, vừa chỉ phương pháp sáng tác của chínhtrào lưu ấy. Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trào lưu này có thể kể đến như:Chateaubriand (1768-1848): Người đã thể hiện những đề tài đặc thù của chủ nghĩalãng mạn như tôn giáo, tình yêu, sự cô đơn của cái tôi cá nhân trong nhiều tác phẩm nhưAtala, René, Những kẻ tuẫn đạo(Les Martyrs)…Lamartine (1790- 1869): Nhà thơ lãng mạn nổi tiếng đầu thế kỷ XIX với tập thơTrầm tư, Những hòa điệu, biểu tượng của thơ lãng mạn ở cảm hứng tình yêu, cái tôi, sự côđơn, hư vô, cái chết. Lamartine nổi tiếng về sự hài hòa phong phú, duyên dáng trong hìnhảnh và nhạc điệu thơ.Alfred de Musset (1810-1857): Nhà thơ, nhà viết kịch và viết văn xuôi lãng mạn, nổitiếng với Chùm thơ đêm, Tâm sự đứa con thời đại, Lorrenzaccio. Tác phẩm của ông nhấnmạnh tính nội tâm trong thơ, nỗi đau trong tâm tình lãng mạn, nỗi cô đơn trong khát vọnglãng mạn muốn nổi loạn chống lại những cái ác trong cuộc đời, vươn đến cái đẹp và sựhoàn thiện. Ông là bước nối ban đầu từ khuynh hướng lãng mạn tiêu cực sang khuynhhướng lãng mạn tích cực.Mérimée (1803-1870): Tác giả của nhiều truyện ngắn có nghệ thuật văn xuôi trongsáng, điêu luyện, đậm đà phong vị exotique phối hợp với màu sắc lịch sử. Tác phẩm tiêubiểu : Colomba, Carmen.Alexandre Dumas cha (1802-1870): Nổi tiếng với những tiểu thuyết lãng mạn cómàu sắc lịch sử, hay nói cách khác, là những tiểu thuyết dã sử được hư cấu thêm thắt vàthi vị hóa, thêm kịch tính gây hấp dẫn. Tác phẩm tiêu biểu là Ba chàng ngự lâm (Les troismousquetaires).Georges Sand (1804-1876): Nữ văn sĩ, tác giả của nhiều tiểu thuyết lãng mạn mangtính luận đề về vấn đề phụ nữ, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong tình yêu,trong hôn nhân. Ðây là nhà văn lãng mạn tích cực đã hướng tình yêu lãng mạn đến nhữngkhát vọng trong sáng, lành mạnh, hướng về hạnh phúc chân chính của con người. Tácphẩm tiêu biểu như Cô bé Phadette, Horace, Indiana, Cái đầm ma..Victor Hugo (1802-1885): Nhà lý luận, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết nổitiếng của chủ nghĩa lãng mạn. Trong các thập niên đầu của chủ nghĩa lãng mạn, ông là chủsoái đã đưa trào lưu lãng mạn lên đến chỗ toàn thắng chủ nghĩa cổ điển, chiếm lĩnh vị tríthống trị trên văn đàn Pháp. Hugo là một tác gia có tầm cỡ thế kỷ, người đã phối hợp sâu10sắc chủ nghĩa nhân đạo với nghệ thuật lãng mạn, đã xây dựng được riêng cho mình một hệthống thi pháp thơ, thi pháp tiểu thuyết độc đáo. Tác phẩm tiêu biểu : Nhà thờ Ðức bàParis (Notre Dame de Paris), Những người khốn khổ (Les Misérables), Năm 93(QuatreVingt treize), Ðoản thi và Ballade, Về phương Ðông, Tiếng hát buổi hoàng hôn…Các tác phẩm của V.Hugo là tấm gương phản chiếu cách mạng Pháp tiêu biểu cho ý chí tựdo, lòng tha thiết yêu hòa bình, lòng tin tưởng cao cả vào con người lao động. Là lãnh tụcủa phái lãng mạn, ông luôn trung thành với những tư tưởng lãng mạn tích cực, chống đốilại xu hướng lãng mạn tiêu cự, thoát ly. Ông chế giễu bọn nhà văn hô hào nghệ thuật thuầntúy và đòi cho được nghệ thuật phải phục vụ chân lý, phản ánh thực tế thông qua việc đờisống tâm hồn cá nhân, đậm tính chất trữ tình. Hugo đề ra nhiệm vụ của nghệ thuật là phảiphục vụ lợi ích của nhân dân, sức mạnh của văn chương là ở mối liên hệ chặt chẽ với nhândân. quý tộc, bọn tư sản thống trị của thời đại.Những người khốn khổ và Nhà thờ Đức Bà Paris là hai bộ tiểu thuyết thành công vang dộicủa đại văn hào Victor Hugo. Sự kết hợp tài tình giữa các yếu tố nghệ thuật và giao hoàtình thương cảm của tác phẩm đã đem lại ấn tượng mạnh mẽ về tấm lòng nhân đạo bao lacủa nhà văn. Với tư cách là một cá tính sáng tạo, ông đã đi ngược lại những lối mòn sáotrong thị hiếu độc giả. Những nét ấy đã ăn sâu trong tiểu thuyết thế kỉ 18 ở phương Tâyđồng thời cũng khá phổ biến ở phương Đông. Bởi thế, vượt lên trên cả thơ ca tiểu thuyếtcủa Hugo đặc biệt làNhà thờ Đức bà Paris và Những người khốn khổ được bạn đọc trêntoàn thế giới yêu thích, là những tác phẩm điển hình, đại diện xuất sắc cho thi pháp chủnghĩa lãng mạn.Bằng thiên tài nghệ thuật, đặc biệt với một tấm lòng trân trọng con người, Victor Hugo đãkhiến Nhà Thờ Đức Bà Paris có được sức quyến rũ mãnh liệt đối với người đọc, mở ratrong cõi lòng họ những sự bừng thức mới, giàu ý nghĩa nhân sinh, và ở tận cùng củachiều sâu tư tưởng, người đọc còn bắt gặp, lắng nghe được tiếng kêu tha thiết về thân phậncon người, về sự đấu tranh không ngừng và cả nỗi đau tột cùng của con người trước sốphận. Sự đan chéo những yếu tố bi-hài, cái đẹp-cái dị dạng cũng là một nét độc đáo. Kếtthúc của thiên tình sử vừa bi đát, vừa hài hước, bên cạnh đám cưới của Foebus đại uý quítộc là “đám cưới” của Quazimodo và Esmeranda, họ chỉ có thể gặp nhau dưới nấm mồ.Mỗi nhân vật là một sự hài hước bi đát. Quazimodo cũng là đom đóm yêu một vì tinh tú,sự thiếu hài hoà của anh khiến những con người trần thế hầu như chẳng thể chấp nhậnđược. Lão linh mục Fraulot là sự bất hoà giữa khổ hạnh và thèm khát. Foebus gã sĩ quanquí tộc là sự đối lập giữa vẻ đẹp bên ngoài và sự xấu xa, trống rỗng bên trong. Một loạtcác nhân vật bị quay cuồng trước một xã hội dã man với những trò đùa độc ác của conngười và tạo hóa. Nhưng qua đó, bản chất của mỗi người lại được thể hiện, rũ bỏ lớp áo11choàng danh vọng, địa vị, thứ cao quý còn lại mà Hugo cho đọc giả thấy là tình yêuthương vượt mọi trở ngại của luân lý đời thường.Với cái nhìn mới về cuộc sống, về văn học - nghệ thuật, Victor Hugo đã thay thế nhữngtrật tự, những khuôn phép của khuynh hướng cổ điển bằng những điều phóng túng, vô trậttự, thiếu quân bình trong cuộc sống thời đại mình. Ông thiên về bản ngã, thiên nhiên vàThượng Đế, khoác vào tâm hồn một mối sầu vạn cổ, thể hiện những dự định sáng tạo táobạo, mới mẻ và thầm kín nhất. Cho tới nay, dù trào lưu lãng mạn đã qua, thời Trung cổcủa phương Tây càng trở nên xa xôi hơn bao giờ hết đối với độc giả nhiều nước nhưngNhà thờ Đức bà Paris vẫn là một cuốn truyện được dịch và đọc nhiều nhất trên thế giớivới tất cả vẻ ngây thơ, tươi mát và tình yêu con người tràn ngập trong đó.Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầuthế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Bộ tiểu thuyếtkhông chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốnbách khoa toàn thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp,công lý, tín ngưỡng của nước Pháp đầu thế kỷ 19 và đặt niềm tin vào tính vĩnh cửu củanhững giá trị tinh thần của con người. Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câuchuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêngbiệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean, người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sốngvì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. “Cuốn sách này làmột tấn bi kịch mà nhân vật đầu tiên là vô biên. Con người là nhân vật thứ hai”, tức là đitừ tất cả những gì lớn lao và cao cả nhất thuộc về lịch sử và nhân sinh cho đến những conngười, những mảnh đời bé nhỏ, những linh hồn lạnh giá đang khát khao được sưởi ấm vàcứu rỗi. Những nhân vật như Jean, Fantine, Cosette… không hề có một cái tên hay một lailịch rõ ràng, “đừng hỏi tên họ của một kẻ đi xin chỗ trú thân”, Jean muốn có một cái tênđáng kính thì phải “ngụy trang”, cho dù cần một cái tên giả để làm việc thiện. Và cuốicùng ông thú nhận cùng Marius “Để sống, xưa kia tôi đã phải ăn cắp một cái bánh, bâygiờ để sống tôi không muốn ăn cắp một cái tên, tên tôi chính là Tôi”. Quả vậy, xã hội tưsản mang lại quyền sở hữu ”cái tôi” chỉ cho những ai có sở hữu tiền bạc. Do vậy, nhữngnhân vật khốn khổ của Hugo chưa thể gọi là những “điển hình” (tức là mang tính cá biệt),đó cũng là một đặc trưng trong chủ nghĩa lãng mạn. Song, những nhân vật trong tác phẩmvẫn có một ý nghĩa xã hội, họ là những “siêu mẫu” của tiểu thuyết hiện đại, rất gần gũi vớiđiển hình A.Q của Lỗ Tấn, Chí Phèo của Nam Cao.Những người khốn khổ cũng là tác phẩm ca ngợi tình yêu: Tình yêu đối với các con chiêncủa linh mục Myriel, tình yêu tuyệt vọng của Fantine và Éponine, tình phụ tử của JeanValjean với Cosette. Bên cạnh đó, Những người khốn khổ cũng là một trong những tácphẩm hay nhất của văn học Pháp khi thể hiện tình yêu tổ quốc. Trong tâm trạng của một12người tị nạn, Victor Hugo đã ghi lại từ trí nhớ và trái tim mình những cảnh vật nước Phápmà ông yêu quý, đặc biệt là những hình ảnh về Paris, phông nền chính cho cả tác phẩm.Bạo lực và ôn hoà, cách mạng và tình thương không còn là một thứ ánh sáng phân đôi, màđan chéo, hoà quyện và giằng xé ngay trong lòng một nhân vật lí tưởng như Jean Valjeannhân vật trung tâm thể hiện những ảo tưởng lãng mạn biến cải thế giới bằng tình thương,đã có lúc lên chiến luỹ chỉ vì lo hạnh phúc riêng tư của con gái Cosette, nhưng nhà vănvẫn dẫn con người lí tưởng của mình tới chiến luỹ của những người Cộng hoà chứ khôngphải của quân chính phủ. Những con người bị vùi dập hiện ra trong tác phẩm với nhữngvẻ đẹp cao cả. Những rung động đầy chất thơ và sự suy tưởng khát vọng xoá bỏ nỗi đaukhổ của loài người. Nhà văn tin rằng lòng thương yêu tuyệt đối có khả năng tiêu diệt cáiác và mang lại hạnh phúc cho những người khốn khổ.Tóm lại, đặc trưng thi pháp, tư tưởng của chủ nghĩa lãng mạn đã được thể hiện rõ nét quatiểu thuyết Những người khốn khổ và Nhà thờ Đức Bà Paris. Từ đề tài, thể loại, nhân vật,ngôn ngữ nói riêng đến nội dung và nghệ thuật nói chung đều đã đem lại một cách nhìnmới, cách thể hiện mới trong văn học đương thời, là những đại diện xuất sắc cho chủnghĩa lãng mạn- một móc xích quan trọng trong tiến trình văn học.Một tác giả điển hình khác của chủ nghĩa lãng mạn là A.Pushkin (1799-1837) được mệnhdanh là mặt trời thi ca Nga, “là khởi đầu của mọi sự khởi đầu” (M.Gorki). Ông được gọilà nhà thơ nhân dân, là ông hoàng thơ tình thế giới. Các sáng tác của Pushkin thể hiệnmãnh liệt cái tôi trữ tình, quan tâm đến những cái mạnh mẽ, cao thượng, nhìn và cảm cuộcsống qua lăng kính của trái tim.Trong sự phát triển của văn học Nga, Pushkin đóng một vai trò thực sự quan trọng. Thờikỳ 1815-1825, văn học Nga có sự kiện nổi bật về văn học đó là sự xuất hiện bản trường caRuxlan và Liutmila (1820) và một số trường ca phương Nam khác của Pushkin như:Người tù Kapkaz, Lệ đài Bakhchixarai, Anh em kẻ cướp,…Những sáng tác của Pushkinthời kỳ này không những đánh dấu sự toàn thắng của chủ nghĩa lãng mạn trước chủ nghĩatình cảm và chủ nghĩa cổ điển nói chung, mà còn đánh dấu sự thắng lợi của dòng văn họclãng mạn tích cực trước dòng văn học lãng mạn tiêu cực.Trong các trường ca lãng mạn, cảm hứng chủ đạo của Pushkin là ngợi ca chính nghĩa, tìnhyêu thủy chung, đề cao ý thức và tự do cá nhân, phản ánh sự bất mãn không thỏa hiệp củatầng lớp thanh niên tiến bộ đương thời đối với trật tự xã hội với đầy rẫy những xấu xa, bấtcông hiện hành. Do đó, Pushkin trở thành đại diện cho khuynh hướng văn học lãng mạncách mạng. Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với toàn bộ nền văn học Nga, góp phầnđưa văn học Nga lên đến đỉnh cao của sự phát triển.13Trường ca Ruslan và Ludmila được xem là tác phẩm khởi đầu cho vinh quang củaPushkin. Zhukovsky đã tặng Pushkin tấm chân dung nhân sự kiện tác phẩm ra đời với lờiđề tặng: “Người thầy chiến bại tặng người học trò chiến thắng”. Với tác phẩm này đã phávỡ những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển (“là cơn bão tố đối với giới trẻ và sự báng bổđối với giới già”), kết hợp trữ tình lãng mạn với hài hước và mở đầu cuộc tìm tòi nghiêmtúc nhất trong nghệ thuật của Pushkin: sự tìm về với dân tộc và nhân dân. Nhân vật chínhtrong bản trường ca là tráng sĩ Ruslan và công chúa Ludmila. Trong đêm tân hôn củaRuslan và Ludmila, quỷ lùn Chernomor đến bắt cóc Ludmila. Ruslan lên đường đi tìmngười yêu, cuối cùng sau bao gian khổ, chàng đến được lâu đài của tên quỷ lùn, cắt râuhắn (làm hắn không còn sức mạnh), cứu được công chúa Ludmila. Bản trường ca vang lênnhư những giai điệu ca ngợi sức mạnh của tình yêu, sự công bằng, lòng dũng cảm sẽ chiếnthắng tất cả sự dối trá, hèn mạt và quỷ dữ độc ác. Quá trình chiến đấu của Ruslan mangnhiều màu sắc huyền ảo, phi thường của người anh hùng chiến đấu bảo vệ tình yêu, bảo vệchính nghĩa. Chi tiết mà Pushkin sáng tạo với thật nhiều thử thách hấp dẫn để dụng côngtô đậm yếu tố mạnh mẽ, cao thượng và đề cao tính đoàn kết chiến đấu trong nhân dân đểbảo vệ nhau đó là trên đường về chàng bị Farlaf đâm và cướp công sau đó nhờ sự giúp đỡcủa đạo sĩ, chàng sống lại, dẹp tan giặc xâm lược, dùng nhẫn thần giúp công chúa tỉnhdậy, hai người sống hạnh phúc bên vua cha đã cho ta thấy rằng ngoài những thanh âmtrong trẻo của lòng yêu thương, của tình nghĩa, lẽ phải mà con người khao khát hướng tớitrong đời thường, ta còn cảm nhận được hơi thở mãnh liệt của tính chất sử thi, của nhữnggiấc mơ lớn lao về tình yêu, về hạnh phúc và chân lý qua khí chất anh hùng, qua sự chiếnđấu vượt lên trên sức mạnh con người bình thường bằng yếu tố dị thường, thần kì nhờ sựthi vị, lí tưởng hóa của bút pháp lãng mạn.Là nhà thơ lãng mạn, Pushkin mang cuộc sống bình thường xung quanh trở thành đốitượng của thơ một cách ngọt ngào, thi vị. Cuộc sống Nga, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga,ngôn ngữ Nga đi vào thơ với mọi dáng vẻ, âm điệu và màu sắc. Trong thơ có hoa hồng,chim họa mi, có túp lều, đống rạ, tấm lưới dân chài, thơm hương lúa mì, cũng có cả “láthư tình bị đốt cháy” và những thứ rất Nga như cỗ xe tam mã, hàng cây sồi, một điệu dânca. Pushkin mở rộng đôi cánh cửa thơ để cho những thứ mộc mạc quen thuộc hàng ngàytuôn chảy trong thơ ông. Sống cùng với dân chúng, nhà thơ nhìn cuộc sống bằng con mắtcủa nhân dân.Xuyên qua làn sương gợn sóngMảnh trăng mờ ảo chiếu qua14Buông dải ánh vàng lai lánglên cánh đồng buồn dăng xa.Trên đường mùa đông vắng vẻCỗ xe tam mã băng điNhạc ngựa đều đều buồn tẻĐều đều khắc khoải lòng quê(Con đường mùa đông)Pushkin nghĩ và nói về tình yêu như về một nguyên lý trong sáng, đẹp đẽ, có khả năngthức tỉnh, tái tạo con người, tiếp sức sống và sức mạnh cho con người. Soi vào tình yêu ấy,con người càng thêm đẹp. Ngợi ca tình yêu cao đẹp là cách phủ định thói giả dối, kênhkiệu, vụ lợi, ích kỷ của người đời. Pushkin viết những bài thơ tình yêu rất dễ thương chonhững người đang yêu. Hãy nghe một chàng trai đã yêu, vẫn còn yêu nhưng biết chia sẻnỗi thất vọng của nàng và cầu cho nàng gặp được tình yêu xứng đáng.Tôi yêu em đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phaiNhưng không để em bận lòng thêm nữaHay hồn em phải gợn bóng u hoàiTôi yêu em âm thầm không hi vọngLúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghenTôi yêu em, yêu chân thành đằm thắmCầu em được người tình như tôi đã yêu em.(Tôi yêu em)Yếu tố lãng mạn chính là cảm hứng để Pushkin viết lên những vần thơ đầy chất trữ tìnhnhư thế. Bài thơ Tôi yêu em của Pushkin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tớinhững giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng,nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất.15Ngôn ngữ thơ giản dị, thanh thoát, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ “tôi yêuem”. Chất thơ của bài thơ toát ra từ những xúc cảm chân thành, ghìm nén, từ những lờinói giản dị nhưng đầy thiết tha, tế nhị và mãnh liệt. Những vần thơ này đã một lần nữa thểhiện tiếng nói chân thành, tha thiết của tinh thần cá nhân, những màu sắc của chất thi vị,trữ tình trong chủ nghĩa lãng mạn, ca ngợi những gì đẹp đẽ và cao thượng nhất, nhữngnhạy cảm, trực giác của những nỗi lòng, những đau khổ, những cảm xúc tự nhiên của conngười, có cả những ước vọng và giấc mơ luôn tiềm tàng, rực sáng. Với tài năng củaPushkin, ông không chỉ là mặt trời của nền thi ca Nga ở tư cách công dân mà còn là thi sĩca hát về tình yêu, là nghệ sĩ nuôi những giấc mơ, những hi vọng cho con người trongcuộc đời.4.2. Một số tác giả, tác phẩm tại Việt NamTại Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn có thể được xem là một hiện tượng văn học có quátrình du nhập và phát triển khá mạnh mẽ trong văn học, nổi bật nhất là trong giai đoạn1932 – 1945, sau khi phong trào Thơ mới ra đời. Bên cạnh các tác giả cũng gắn liền vớikhuynh hướng lãng mạn, phong trào Thơ mới vào giai đoạn 1932 – 1945 như Thế Lữ,Nguyễn Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên,…Nổi bật trong phong trào này, chúng ta có thể nói đến Xuân Diệu, một tác giả lớn ghi đậmdấu ấn sâu sắc với người yêu văn học Việt Nam. Xuân Diệu như một làn gió mới đã chạmtay đến đỉnh cao thơ ca và ông cũng được xem là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu nhất củaphong trào Thơ mới. Xuân Diệu đã thể hiện những nét hết sức đặc trưng riêng mình, thơông ghi đậm và khẳng định dấu ấn cá nhân rõ nét, tiêu biểu là hai tập Thơ thơ (sáng tác1938) và Gửi hương cho gió (sáng tác 1945) với các tác phẩm nổi tiếng như Vội vàng,Đây mùa thu tới, Đi thuyền, Mời yêu, Phơi trải, Xuân rung, Hư vô,…Điều đầu tiên độc giả dễ dàng nhận ra trong từng câu thơ của Xuân Diệu là sự khẳng địnhmạnh mẽ cái tôi cá nhân của ông, đây được xem như một nét đột phá của phong trào Thơmới so với các sáng tác của những thời kỳ văn học trước đó. Dựa trên nền tảng chủ nghĩalãng mạn, Xuân Diệu dần dần đưa những khát vọng, tâm tư của bản thân, đưa cái tôi củamình trở thành quan trọng, tốt đẹp và đề cao vai trò cũng như ý nghĩa của nó với sáng tácnghệ thuật, đối lập với văn thơ thời phong kiến.Không khí lãng mạn cũng bao trùm trong thơ Xuân Diệu bằng những khung cảnh ông đếngần với thiên nhiên, hòa mình vào thế giới thiên nhiên và tạo ra không gian rất đặc trưngcủa mình.Trong những sáng tác của mình, ông có những quan niệm và sự cảm nhận rất rõ ràng vềthời gian, sử dụng những hình tượng mới mẻ, phóng khoáng, thể hiện cái tôi, bản lĩnh của16con người trước tự nhiên, thơ ông còn tràn ngập những cảnh sắc thơ mộng, lồng ghép vàođó hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, niềm yêu mến, sự vội vàng để tận hưởng cuộcđời của con người. Xuân Diệu có một xúc cảm hết sức mãnh liệt trong việc khao khátmuốn tận hưởng cuộc sống, mạnh dạn bày tỏ tâm tưởng, khát vọng hưởng thụ hiếm thấytrước đó trong thơ ca. Chất lãng mạn thể hiện rõ trong lòng ham sống thiết tha và hết mựccuồng nhiệt, tràn đầy sinh khí đến từ nhà thơ này. Ông rất hay “hối thúc”, “giục giã” ngườita hãy mau mau tận hưởng cuộc đời, phải quý trọng từng phút giây còn tồn tại trên cõi đờinày:”Mau với chứ, vội vàng lên với chứEm, em ơi, tình non đã già rồiCon chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi”(Giục giã)Chóng chóng ngày thơ vụt đến xuân;Mau mau ngày mạnh yếu phai dần.Ngày già vội vội mang sương đến,Tuổi chết đây rồi! Bóng lụt chân.(Hư vô)Hay:“Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn17Ta muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước và cây và cỏ rạngCho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi;Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”(Vội vàng)Cho ta thấy những khát khao nồng nhiệt và tươi trẻ của nhà thơ, ông không chỉ muốnriêng mình tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, mà còn luôn kêu gọi mọi người hãy thiết tha,chú ý và sống cuộc sống hăm hở, cháy nồng những lý tưởng tốt nhất, đẹp nhất, chứ đừnglười biếng và thờ ơ, chán chường hay vô cảm.Thơ ông cũng không thiếu những nỗi cô đơn, một trong những đặc trưng tồn tại trong cácsáng tác thuộc chủ nghĩa lãng mạn, xúc cảm dạt dào, nên ông rất sợ những cảm giác lẻ loicô độc. Những nỗi niềm, trăn trở suy nghĩ được thể hiện tự do trong từng câu chữ có vầnđã tạo nên các bài thơ sâu sắc đi vào lòng người, lúc sôi nổi, muốn cống hiến và sốngcuồng nhiệt hết mình, nhưng cũng có lúc Xuân Diệu lại hết mực cô đơn, cô đơn đến tộtđỉnh:Ta buồn bã riêng tây như đứa nhỏMẹ bỏ đi, vò võ kiếm đồ chơi;Không ai thương nên chẳng dám hé lời,Biết thân phận, ghì môi không muốn khóc.Ngoài kia mưa bay, mây lùa, gió thốc,Cây rung, nước lạnh, ai kẻ song phaĐội một trời để tưởng tới lòng ta,Ai ghé đến?(Riêng tây)18Ngoài ra, được mệnh danh là “Ông hoàng thơ tình yêu”, không thể không nhắc đến XuânDiệu mà bỏ qua những tác phẩm chứa đựng xúc cảm tình yêu của ông, đối với nhà thơ này,tình yêu là một món quà đặc biệt mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, tình yêu thật đẹpvới những cảm xúc rạo rực, nồng cháy. Xuân Diệu cuống quýt, vội vã để tìm cách tậnhưởng cuộc sống như thế nào thì ông cũng cuống quýt và vội vã để yêu và khao khát đượcyêu thương như vậy, ông cũng luôn mời gọi, tuổi trẻ hãy biết tìm kiếm một tình yêu sayđắm, thật chân thành, luôn cháy bỏng, tình yêu luôn là đề tài quen thuộc được Xuân Diệuđề cập đến trong các tác phẩm của mình“Mở miệng vàng... và hãy nói yêu tôi...Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi... “(Mời yêu)Làm sao sống được mà không yêuKhông nhớ không thương một kẻ nào ...Hãy đốt đời ta trăm thứ lửaCho bừng tia mắt đọ tia sao(Bài thơ tuổi nhỏ)Bên cạnh phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 – 1945, tiêu biểu cho khuynh hướng lãngmạn trong văn học Việt Nam, không thể không nhắc đến các tiểu thuyết của Tự Lực VănĐoàn. Đột phá với những kiểu nhân vật tiêu biểu của các nhà văn lãng mạn như những kẻmơ mộng, thế giới ảo tưởng, hay kiểu nhân vật dám đứng lên phản kháng, chống đối lại lễgiáo, xã hội phong kiến cũ,… Các tác phẩm lãng mạn người đọc thường nhớ đến củanhóm Tự Lực Văn Đoàn như Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đôi bạn,… đều lànhững tiểu thuyết sống động và lôi cuốn người đọc, các tác phẩm này luôn đứng về cáimới, đấu tranh cho cái mới và thúc đẩy con người chú tọng đến nhận thức, suy nghĩ cánhân. Trong đó, nổi bật với các sáng tác mang đậm những yếu tố lãng mạn đó chính làKhái Hưng, với “đứa con tinh thần” nổi tiếng của ông : Hồn bướm mơ tiên.Cuốn tiếu thuyết đề cập đến chủ đề tình yêu trong một thế giới mộng ảo, mối tình lãngmạn nhưng không bị vẩn đục mà vẫn giữ được sự thánh thiện, nhẹ nhàng. Chủ đề truyệnmang nhiều khác lạ và mới mẻ so với thời kì bấy giờ, miêu tả những chủ đề phức tạp –cũng là một trong những đặc điểm của bút pháp lãng mạn. Không khí trong sáng tác nàyrất thơ mộng, sử dụng những biện pháp miêu tả, làm hiện ra trước mặt người đọc nhiều19phong cảnh đẹp, bầu không khí nhẹ, dễ chịu, đầm ấm gợi cảm. Trong tác phẩm cũng tồntại nhiều ranh giới giữa thực và giả, tỉnh và mơ, những ranh giới này rất chập chờn và đôilúc như trộn lẫn vào nhau với màu sắc Phật giáo luôn bao quanh câu chuyện. Lấy chủ đềchính là tình yêu, Khái Hưng đã sâu sắc xây dựng những tình tiết mới mẻ, mối tình lãngmạn nhưng cũng nhiều trăn trở, đôi khi khiến người đọc dừng lại để suy nghĩ vì nhữngtriết lí cõi Phật cũng như trong đời sống, ông thể hiện tình yêu một cách rõ ràng, ngay cả ởnơi cửa Phật thì tình yêu vẫn luôn tồn tại nhưng tình yêu nảy nở để tìm lối thoát cho lýtưởng cao đẹp, một lý tưởng mang đậm chất lãng mạn nhưng cũng không thiếu phần thanhcao, đẹp đẽ. Thế giới của truyện đẩy nhân vật sống và cảm nhận mộng ảo của ái tình, mộtái tình bất diệt. Khái Hưng cũng rất chú trọng đến việc xây dựng tâm lý nhân vật một cáchrất tinh tế, ông khai thác sâu và thể hiện rất rõ ràng suy nghĩ, đôi khi qua cảm nhận, màđôi khi cũng qua hành động từ chính nhân vật. Tình yêu sống trong những tư tưởng củatôn giáo nhưng không vì thế mà sai lầm, bị vấn đục, tình yêu giữa Lan và Ngọc khôngchìm tỏng dục vọng tầm thường. Có thể tác giả đã muốn lồng ghép vào lí tưởng thoát licủa con người, qua việc xây dựng hình ảnh Lan đi tu. Có ý kiến cho rằng: “Văn học lãngmạn chủ yếu là văn học trong đó có cái bản ngã của nhân vật biểu lộ tự nhiên. Mà bản ngãcủa mỗi người được đánh dấu rõ nhất ở tình cảm và cảm giác của người ấy”, câu nói nàyquan niệm văn học lãng mạn thiên về cảm xúc và không coi trọng sự thật. Qua những chitiết mập mờ giữa các ranh giới hư thực và mộng tưởng, ta có thể thấy, Hồn bướm mơ tiênđã thành công trong việc miêu tả và đem lại cảm xúc cho độc giả, không khí trữ tình đượmchất lãng mạn, không gây ngột ngạt, cũng không miêu tả hiện thực trần trụi, phản ánh bảnchất sự việc. Những điều mà Hồn bướm mơ tiên đem lại là sự nhẹ nhàng, lý tưởng chotình yêu thanh cao và trong sạch. Giọng điệu của truyện rất mềm mại và uyển chuyển,không khô cứng nhưng cũng đủ bình dị để không quá phức tạp hay cầu kỳ. Các hình ảnhtươi mới, nên thơ đầy nhịp điệu, khác biệt về chủ để so với thời kỳ văn học trước đó, xâydựng nhân vật làm trung tâm của tác phẩm, đưa ngòi bút đi sâu vào câu chuyện để khaithác những yếu tố mới mẻ nhất trong hoàn cảnh văn học và xã hội lúc bấy giờ. Các yếu tốnày đã tạo nên sự thành công của tác phẩm, trên nền tảng chủ nghĩa lãng mạn, không cầnđi sâu hay phản ánh chính xác hiện thực mới gọi là có sức hút, Hồn bướm mơ tiên nhẹnhàng mà hình thành nên những xúc cảm sâu sắc trong tâm hồn của độc giả.Chủ nghĩa lãng mạn đem lại những sự cách tân văn học, được chuẩn bị từ lâu do sự tiếnhóa tư tưởng và cuộc tuần hành liên tục và cấp tiến của các nhà trí thức hướng về một cáigì mới mẻ. Đó là những tình cảm, đam mê, đặc biệt là những đam mê của tình yêu, vàcũng là những ấn tượng của trí tưởng tượng, nhất là của sầu muộn. Sầu muộn đó trong vănhọc gắn liền với những đam mê của tình yêu cũng như những ấn tượng đến từ những20ngoại cảnh thiên nhiên, gắn liền với sự giao tranh giữa tinh thần và thể xác, thiện và ác,ánh sáng và bóng tối, mong muốn và hiện thực… Và bằng tài năng và tấm lòng của nhàvăn nhân đạo lãng mạn, tất cả những yếu tố đó đã được kết hợp và thăng hoa bằng sự tônvinh cái đẹp, ánh sáng và lòng yêu thương tạo nên đặc trưng riêng cho chủ nghĩa lãngmạn. Để ngày hôm nay, chúng ta có thể cảm nhận hơi hướng của cả một thời đại trong vănchương - thời đại lên ngôi của chủ nghĩa lãng mạn, nó sẽ được lưu giữ mãi trong tiến trìnhvăn học và được đón nhận như một di sản ngàn vàng của nhân loại.5. Vị trí và ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn đối với văn học Việt Nam5.1. Vị trí của chủ nghĩa lãng mạn đối với văn học Việt NamChủ nghĩa lãng mạn có một vị trí vô cùng quan trọng và gây ảnh hưởng to lớn cho văn họcViệt Nam nhất là vào giai đoạn 1932- 1945. Giai đoạn này văn học phát triển rực rỡ nhưmột đôi hai bảy dặm và chủ nghĩa lãng mạn là chủ nghĩa chủ đạo định hướng con đườngvăn học lúc bấy giờ. Chủ nghĩa lãng mạn ở Việt Nam, nói một cách thẳng thắn, cũng tạora những tác động mang tính cách mạng trên nhiều bình diện của đời sống văn hóa-xã hộiđầu thế kỷ XX. Hơn cả việc mở ra “một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh), chủ nghĩalãng mạn xuất hiện cùng với ý niệm về “tân thời”, “hiện đại”, dẫn đến những sự phá vỡ,những cải tạo cơ bản môi trường vật chất và không gian tinh thần của con người Việt Namđầu thế kỷ.Sau ngày 17/06/1930, Nguyễn Thái Học và 12 yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân Đảnglên đoạn đầu đài ở Yên Bái, Pháp đẩy mạnh việc đàn áp, khủng bố, bắt bớ, tù đày các nhàái quốc nhằm dập tắt các cuộc khởi nghĩa từ trong trứng nước để củng cố nền đô hộ. Cácphong trào tạm thời lắng xuống, các tổ chức ái quốc bị dao động mạnh buộc phải tạmngưng các hoạt động rút vào bóng tối nhằm bảo toàn tổ chức và nhân sự. Cuộc khủng bốqui mô toàn quốc những năm 1930 đã gây một không khí hoang mang, lo sợ trong tầnglớp thanh niên và trí thức. Chỉ trong hai năm 1930 và 1931 riêng ở Bắc Kỳ, chính phủ bảohộ Pháp đã mở 21 phiên tòa đặc biệt gọi là Hội Đồng Đề Hình xét xử tất cả 1094 vụ ánchính trị, trong đó có 164 bản án tử hình, 114 khổ sai chung thân, 420 lưu đày biệt xứ.Đây là thời kỳ thoái trào của các hoạt động cách mạng chống Pháp giành độc lập cho đấtnước.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 từ Pháp tràn về Đông Dương thuộc địa nhưmột thiên tai khiến cuộc sống xã hội trở nên khó khăn. Hàng hoá rẻ mạt nhưng lại khôngkiếm ra tiền, các xí nghiệp kinh doanh thi nhau phá sản, sa thải nhân công. Ngân quỹ nhànước bảo hộ thất thâu không đủ khả năng tuyển dụng thêm công chức, nạn trí thức thấtnghiệp là mối lo âu chung của những người được Pháp đào tạo. Trộm cướp, thuốc phiện,21bài bạc, đĩ điếm trở thành những vấn đề nan giải. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới càngtăng thêm bi quan cho bầu không khí u ám, buồn thảm vốn đang căng thẳng, ngột ngạt.Trong khung cảnh đó những người trí thức ấp ủ tinh thần dân tộc mang tâm trạng tiêu cựcmuốn thoát ly khỏi những vấn đề bức xúc của cuộc tranh đấu dành độc lập. Họ có thái độchán nản, xa lánh chính trị. Thái độ này được củng cố trên cơ sở mối bất hòa tuyệt vọnggiữa họ và hoàn cảnh xã hội đương thời. Sự ra đời của trào lưu văn chương lãng mạn giảiquyết được bế tắc, đáp ứng được nhu cầu cho giới trí thức trong bối cảnh xã hội bi quanđó. Con đường làm văn học nghệ thuật bằng chủ nghĩa lãng mạn là lốt thoát trong sạch,nơi trú ẩn tinh thần tương đối an toàn có thể gửi gấm tâm sự, và cũng là phương cách bàytỏ lòng yêu nước.Chủ nghĩa lãng mạn đề cao tự do cá nhân đã đáp ứng được khát vọng giải phóng bản ngã,khát vọng tự do yêu đương cho hạnh phúc cá nhân, cho quyền sống cá nhân. Điều này giảithích được quan điểm mỹ học nghệ thuật vị nghệ thuật của những người trong trào lưu vănchương lãng mạn thuộc giai đoạn 1932-1945 của văn học Việt Nam.Trước đó tuy có một số tác phẩm lãng mạn được sáng tác nhưng con nhỏ lẻ, tản mạn chưatạo được một phong trào. Trước 1931 đã xuất hiện vài bài thơ lãng mạn của Lưu TrọngLư, Thế Lữ. Năm 1932 Tản Đà xuất bản “Khối Tình Con”, “Linh Phượng Ký” của ĐôngHồ, hai tiểu thuyết gây được sự chú ý đó là “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách và “Giọt lệthu” của Tương Phố. Nhưng đỉnh cao vẫn là khi Tự Lực Văn Đoàn thành lập hô hào thaycũ đổi mới và dấy lên phong trào Thơ Mới thì chũ nghĩa lãng mạn mới thực sự đạt đếnđỉnh cao và ghi dấu trong nền văn học Việt Nam. Báo chí cũng góp phần thúc đẩy chủnghĩa lãng mạn nở rộ, có thể kể đến báo Phong Hóa. Cùng lúc với Phong Hóa, phải kể đếnPhụ Nữ Tân Văn là tờ báo đã góp công vào việc giúp cho phong trào thơ mới nở rộ bằngnhững bài thơ lãng mạn của các nhà thơ không cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.Tất nhiên để có một trào lưu văn học thì bao giờ cũng cần có một hay nhiều người khởixướng với sự tham gia tích cực của văn giới, và được đón nhận đông đảo của độc giả. Từ1932 đến 1935 đã nổ ra hàng loạt các cuộc tranh luận văn học sôi nổi được tham gia củanhiều tờ báo và các nhà văn, nhà thơ: tranh luận về thơ mới thơ cũ, tranh luận về bỏ cũtheo mới, tranh luận về hôn nhân và gia đình, tranh luận về nghệ thuật phục vụ cái gì. Cáccuộc tranh luận này phản ảnh cuộc đấu tranh giữa lễ giáo phong kiến với tự do cá nhân,giữa khuôn sáo và tư tưởng gò bó với cảm xúc cá nhân được tự do bày tỏ. Hai tờ PhongHóa và Ngày Nay do Nhất Linh và nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ trương là cơ quan ngônluận cổ vũ mạnh mẽ cho sự thay cũ đổi mới và là nơi qui tụ văn chương của các nhà văn,nhà thơ trong trào lưu văn học lãng mạn gồm có Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, HuyCận, Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ.22Sự thành công của trào lưu văn chương lãng mạn cũng phải kể đến các tờ Hà Nội Báo,Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Tao Đàn, Thanh Nghị với sự tham giacủa các tác giả như Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Phạm Huy Thông, BíchKhê, Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Xuân Sanh, v.v. Sự toàn thắng của phongtrào thơ mới cũng là tiếng trống khải hoàn cho trào lưu văn học lãng mạn, chấm dứt hoàntoàn lối thơ văn cũ từ thời Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong trở về trước.Văn chương lãng mạn đánh dấu một cuộc cách mạng trong văn học Việt Nam đã thay đổihệ thống tư tưởng thời phong kiến bằng cách thay thế cái ta trong văn chương lịch triềusang cái tôi của văn học hiện đại. Cái tôi không còn là điều cần phải tranh né. Trước kia,cái tôi cá nhân không có địa vị trong văn học và xã hội. Cá nhân được sử dụng như mộthình ảnh tượng trưng và bị hòa tan trong cái chung. Trong nền văn chương lịch triều tínhcách phi ngã ngự trị hầu hết tác phẩm văn học Việt Nam. Ngay cả những nhà thơ lớn nhưNguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến cũng chỉnói đến cái tôi một cách sơ sài, mờ nhạt, ước lệChủ nghĩa lãng mạn thực sự đã thỏa mãn được nhu cầu tự do sáng tác và phát huy bản ngãcủa người làm văn học nghệ thuật. Sự xuất hiện cái tôi cá nhân như một bệ phóng chonhững sáng tác mới mẻ, vượt ra khỏi khuôn mẫu ước lệ cũ, cái tôi vượt lên trên và chứngtỏ với văn đàn mạnh mẽ và phóng khoáng. Nhờ thế, trong giai đoạn văn chương lãng mạn1932-1945 với 13 năm ngắn ngủi, văn học Việt Nam đã sản xuất được nhiều phong cáchcá nhân độc đáo. Về thi ca có Thế Lữ với hồn thơ rộng mở, Lưu Trọng Lư mơ màng, HuyThông hùng tráng, Nguyễn Nhược Pháp trong sáng, Huy Cận ảo não, Nguyễn Bính quêmùa, Chế Lan Viên huyền bí, và một Xuân Diệu tha thiết, rạo rực, băn khoăn. Trong vănxuôi, cái tôi khinh bạc, giang hồ lãng tử thể hiện trong tập Tùy Bút của Nguyễn Tuân. Đòihỏi giải phóng cá nhân ra khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến đượcphản ảnh qua tác phẩm “Nửa Chừng Xuân” của Khái Hưng, “Đoạn Tuyệt”, “Lạnh Lùng”,“Đôi Bạn” của Nhất Linh, “Làm Lẽ” của Mạnh Phú Tứ.Ta có thể thấy được chủ nghĩa lãng mạn ảnh hưởng nhiều đến nỗi vượt ngoài ra cả vănhọc, nó còn ảnh hưởng đến dời sống sinh hoạt lúc đương thời. Một điều thú vị là ta có thểquan sát âm bản của cuộc cách mạng mà chủ nghĩa lãng mạn tạo ra qua cuốn tiểu thuyếthiện thực trào phúng “Số Đỏ” (1936) của Vũ Trọng Phụng. Ở cuốn tiểu thuyết này, chủnghĩa lãng mạn trở thành một đối tượng chính của giễu nhại nhưng cũng qua đó, ta có thểthấy chủ nghĩa lãng mạn đã thẩm thấu rất sâu vào nhiều phương diện, nhiều hoạt động củaxã hội thị dân đầu thế kỷ XX. Lãng mạn trở thành một thứ phong cách sống, một thứ mốtbiểu hiện qua thơ ca, thời trang, chuyện tình ái, cách ăn nói phổ biến. Nó gắn với những ýniệm về “Âu hóa”, “văn minh”, “nữ quyền”…- những từ ngữ vốn lạ lẫm giờ tràn vào diễnngôn đương thời, hàm ẩn bên trong nhiều sự đụng độ, va chạm, khiêu khích với những giá23trị truyền thống. Nói cách khác, “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng, vô hình trung, đã cho thấychủ nghĩa lãng mạn ở Việt Nam bao hàm bên trong mình rất nhiều thứ lịch sử nhỏ khácmà giới nghiên cứu chưa thật sự dành nhiều quan tâm để đọc chúng ra.Chúng ta không thể nào phủ nhận được sự kiện văn chương Việt Nam giai đoạn 19321945 chịu ảnh hưởng nặng nề văn chương thế kỷ thứ 19 của Pháp, nhưng thơ văn Việt đãkhông có tính cách ngoại lai, vẫn mang bản sắc riêng chứa đựng hồn Việt. Tuy nhiên, vìtiếp thu quá nhanh trong khoảng thời gian quá ngắn nên trào lưu lãng mạn văn học ViệtNam thiếu bề sâu và dễ chuyển biến.Trên bình diện tư tưởng, sáng tác trong thời gian đầu của trào lưu văn chương lãng mạn đãđáp ứng được khát vọng đương thời về nhu cầu giải phóng tư tưởng, giải phóng cá nhân.Tuy nhiên, vào cuối trào lưu một số tác gia đã rơi vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan ca ngợitình yêu xác thịt, đề cao khoái lạc, triết lý sức mạnh nông nổi, trụy lạc và trác táng, điểnhình là tác phẩm “Thanh Đức” của Khái Hưng, “Trường Đời”, “Tôi Thầu Khoán” của LêVăn Trương, “Tàn Đèn Dầu Lạc” của Nguyễn Tuân, “Thơ Say”, “Mây” của Vũ HoàngChươngVới những thành tựu văn học to lớn của thời kỳ 1932-1945, Tự Lực Văn Đoàn và nhữngngười làm văn học nghệ thuật cùng thời đã tạo được trào lưu văn chương lãng mạn có mộtkhông hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Việc thay đổi quan niệm phong kiến cũ, điểnhình là mối quan hệ giữa cá nhân và đại gia đình, đã hẳn là một thành công về phươngdiện xã hội, nhưng đối với lịch sử văn học Việt Nam thì trào lưu văn chương lãng mạn đãcó công đem lại sự thay đổi bộ mặt của các thể loại văn học, làm cho ngôn ngữ Việt gọngàng, trong sáng và phong phú hơn.5.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn đối với Việt NamNhư đã nói ở phần trên, chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu từ Anh, Đức rồi lan sang Pháp vànhững nước khác trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chủ nghĩalãng mạn ảnh hưởng đến nhiều tác giả của Việt Nam, dẫn đến trong các tác phẩm củamình, nhà văn tiếp thu ảnh hưởng rất nhiều. Điều đó thể hiện trên các phương diện: nộidung và nghệ thuật của tác phẩm.5.2.1 Nội dung tác phẩmThể hiện qua chủ đề, tư tưởng… tác phẩm24Trong các tác phẩm của mình, tác giả đề cao cái tôi cá nhân, tự do sáng tạo, đề cao sựmộng tưởng, chủ trương phóng túng, không để tâm hồn bị ràng buộc trong khuôn khổ cũ.Các tác phẩm chủ yếu nói về đề tài tình yêu, sự tự do, sự cô đơn…Ví dụ: Tác phẩm “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng (1933) đã chịu ảnh hưởng rất nhiềucủa tiểu thuyết phương Tây. Về chủ đề “Hồn bướm mơ tiên” gần với chủ đề lãng mạngtrong “Atala” (1801) của Chateaubriand và Jocelyn (1836) của Lamartine. Mối tình đầylãng mạn song cũng nhiều bi kịch của nhân vật Lan và Ngọc (Hồn bướm mơ tiên) cóphần giống với câu chuyện tình giữa Atala và Chactas (Atala). Nếu Atala từ chối tình yêucủa Chactas để giữ vững lời nguyền tôn thờ “Đức Mẹ Đồng trinh”, thì Lan chối từ tìnhyêu với Ngọc (mặc dù hai người rất yêu nhau) chỉ vì làm theo một lời nguyền của bà mẹtrước giờ phút hấp hối.Viết về đề tài tình yêu của những cặp trai gái có cảnh ngộ éo le, Nhất Linh và Khái Hưngchịu ảnh hưởng rất lớn của A. Gide. “Bản giao hưởng đồng quê” của A.Gide đã miêu tảtình yêu của một giáo sĩ với một cô gái mù xinh đẹp thì ở “Gánh hàng hoa”, Khái Hưng vàNhất Linh đã xây dựng mối tình lãng mạn giữa cô gái bán hoa với một văn sĩ mù. Tácphẩm “Nắng thu” - Nhất Linh lại đưa người đọc đến với tình yêu của một cậu học sinhtrung học với một cô gái câm mồ côi.Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lãngmạn Pháp như Chateaubriand, Lamartine, Musset, Hugo, Baudelaire... Một số bài thơ như:“Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mạc Tử, “Tràng giang”– Huy Cận, “Vội vàng” – Xuân Diệu,“Nhớ rừng” – Thế Lữ…5.2.2. Hình thức nghệ thuậtThể hiện qua thể loại, ngôn ngữ, hình tượng nhân vật... tác phẩmCác tác phẩm chủ yếu theo thể loại thơ, văn xuôi; ngôn ngữ giàu hình tượng, sức tạo tìnhcao; nhân vật thuộc mọi tầng lớp xã hội…Thơ ca trong giai đoạn này phải kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Xuân Diệu, Huy Cận,Hàn Mạc Tử, Thế Lữ…Văn xuôi có các tác giả tiêu biểu như: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam…Ví dụ: Lời thơ nhẹ nhàng mà sâu sắc, hình ảnh có sức tạo hình cao, sử dụng nhiều biệnpháp nghệ thuật… đã tạo nên một bài thơ hay, đưa tên tuổi của Xuân Diệu xứng đáng vớidanh hiệu “Ông hoàng thơ tình yêu”:25