Tại sao ngân hàng chuyển từ bán buôn sang bán lẻ

Những năm trở lại đây, mục tiêu trở thành ngân hàng (NH) bán lẻ được không ít nhà băng đề cập tới trong chiến lược phát triển của mình. Băn khoăn nhiều người đặt ra là: “Vậy còn mô hình bán buôn thì sao? Và liệu trong tương lai, mảnh đất này có bị mục tiêu bán lẻ lấn át không?”.

Khi bán lẻ “lên ngôi”

Chọn chiến lược phát triển NH bán lẻ, mục tiêu “trở thành NH bán lẻ số 1”, “NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam”… là những cụm từ được xuất hiện dày đặc trong chiến lược, kế hoạch của nhiều NHTM tại Việt Nam thời gian qua. Và các NHTM cũng đang đẩy mạnh hơn việc “hiện thực hoá” mục tiêu này trong thời gian ngắn.

Những ông lớn như BIDV, Vietcombank… cũng không nằm ngoài xu hướng này. BIDV đặt mục tiêu tới năm 2018 vẫn chắc chân với vị trí đứng đầu về thị phần huy động vốn và tín dụng bán lẻ trong khối NHTMCP. Dù đây là NH được biết đến với những dự án đầu tư lớn, cho các công trình trọng điểm. Còn Vietcombank cũng không bỏ qua thị trường đầy tiềm năng này, song song phát triển với mảng bán buôn của mình. Nhà băng này cũng hướng tới năm 2020 sẽ trở thành “Ngân hàng số 1 về bán lẻ trên thị trường Việt Nam”. 

Tại sao ngân hàng chuyển từ bán buôn sang bán lẻ
Cân đối hài hoà giữa bán lẻ và bán buôn phù hợp với điều kiện của từng NH mới là cách để phát triển ổn định

Thị trường tài chính - NH ngày nay chuyển mình theo sự vận động phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Đã qua rồi cái thời NH chỉ tập trung vốn vào một chỗ, một lĩnh vực hay chỉ chú trọng vào phát triển tín dụng.  Để lớn mạnh và nâng cao tính cạnh tranh, việc đầu tư để nguồn vốn sản sinh được mỗi NHTM tính toán qua nhiều kênh đa dạng, phong phú hơn. Nên bán lẻ được chuộng hơn bán buôn.

Với bán lẻ, các NH đã đang có nguồn thu nhập ổn định, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) bớt chông chênh hơn so với bán buôn. Thêm nữa, rủi ro của bán lẻ phần nào sẽ thấp hơn so với bán buôn, vì khả năng rủi ro được phân bố đều ra nhiều kênh.

Thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho phát triển bán lẻ. Tiềm năng, đồng nghĩa với việc bị “nhòm ngó” bởi cả các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Xác định điều này các NH Việt không muốn hụt mất thời cơ nên việc phát triển NH bán lẻ ngày càng diễn ra mạnh mẽ và dày đặc hơn.

Có nhiều cách để các NHTM ở Việt Nam hiện thực hoá mục tiêu của mình: mở rộng mạng lưới chi nhánh để tăng thị phần; ra mắt những sản phẩm, dịch vụ, công nghệ phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng đặc thù; mở rộng kênh phân phối, đặc biệt là kênh phân phối trực tuyến, như cách mà TPBank - NH số đã và đang làm.

Một cách khác cũng dễ dàng nhận thấy, là NHTM chọn cách bắt tay với các công ty bảo hiểm (Bancassurance) để có thể tận dụng lợi thế của nhau. Một phương thức kinh doanh “cộng sinh”, khi bảo hiểm là lĩnh vực tiềm năng, và NH thì luôn “khát” khách hàng. Các dịch vụ khác như: tư vấn đầu tư tài chính, thanh toán… đều được các NH tận dụng triển khai, vì ít rủi ro hơn hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên Tổng giám đốc một NHTM lớn cũng cho rằng: “NH nào cũng phải có sự tính toán. Trong thời buổi này thì cân lên, đặt xuống thế nào cho có lợi thì làm, chứ cũng chưa nghĩ tới chuyện là bán lẻ hay bán buôn. Vì đầu tư phát triển mảng nào, thì đều đi theo mục tiêu, định hướng trong giai đoạn và thời điểm thực tế”.

Công nghệ cũng là xu hướng mà các NHTM rót không ít vốn vào để đầu tư nhằm phát triển các dịch vụ NH bán lẻ. Mới đây, MB mở dịch vụ cho phép ứng tiền qua POS, TPBank với hàng loạt những sản phẩm kỹ thuật số: TPBank eBank cho phép đăng nhập, thanh toán bằng vân tay, VPBank ra mắt Timo - tài khoản NH đi kèm thẻ ghi nợ…

 “Lẻ” liệu có bẻ “buôn”?

Ngân hàng nào cũng nhìn thấy tiềm năng thị trường bán lẻ là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh khi những diễn biến của nền kinh tế thế giới và trong khu vực ngày càng có những biến động khó lường, thì việc “ăn chắc, mặc bền” vẫn hơn là một “mẻ cá lớn”. Tuy nhiên, không thể nói rằng phát triển bán lẻ không cần phải thận trọng như bán buôn được. Bởi nếu không tính toán, thì NH cũng sẽ gặp phải rủi ro.

Bán buôn trước nay vốn dĩ là thị phần và lợi thế của những NH lớn, có mạng lưới rộng khắp, nền tảng tài chính vững… Nên những NH nhỏ hơn, mục tiêu phát triển cũng phải lựa chọn để có hướng đi vừa sức.

Bởi đã từng có NHTM nhỏ đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao dịch liên ngân hàng, mở công ty kiều hối, đầu tư vào bất động sản… nhưng đã bị “ngã ngựa”, hay nhẹ hơn là dậm chân tại chỗ, khi chi phí đầu tư bỏ ra quá lớn, nhưng kỳ vọng lợi nhuận thu về thì chưa đáng kể. Và khi cơn bão bán lẻ dồn dập lan nhanh trên thị trường, các NH này sẽ rơi vào trạng thái bị bão hoà, khi đâu đâu cũng mang tới dịch vụ bán lẻ cho khách hàng.

Một vấn đề nữa cũng cần lưu ý, là xu hướng phát triển các công ty công nghệ tài chính (FinTech) sẽ là đối thủ với các NH, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán khi nó cũng cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ chuyển tiền tới cho vay. “Nếu NH không biết tận dụng lợi thế của mình, và điều tiết sao cho hiệu quả, thì bán lẻ chưa chắc đã lợi hơn bán buôn” - một chuyên gia tài chính chia sẻ.

Tín dụng vài năm trở lại đây có sự tăng trưởng tương đối lớn, nên cũng không khẳng định được bán lẻ sẽ phát triển đỉnh cao. Vì khi thị trường khởi sắc, thì bán buôn vẫn có một vị trí nhất định trong đầu tư của mỗi nhà băng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, cho vay bán lẻ tưởng rủi ro ít nhưng hoàn toàn không. Cho vay lẻ, thì tài sản thế chấp theo đó cũng thấp, thậm chí phần lớn cho vay không thế chấp… nên rủi ro sẽ thực sự là khó lường. Thêm vào đó, chấm điểm tín dụng cá nhân của Việt Nam vẫn đang ở những bước đầu, nên việc lấy đây làm cơ sở xem ra còn nan giải.

Chuyên gia tài chính cũng nhận định rằng: Với việc loay hoay phát triển theo con đường bán lẻ nào cho phù hợp, các NH cũng dễ vấp phải lối mòn. Vì thế, việc phát triển kênh bán hàng truyền thống, và điều chỉnh hợp lý giữa bán lẻ và bán buôn mới là phương án tối ưu. Vì thị trường còn thay đổi, và không ai dám chắc bán lẻ sẽ không mất ngôi.

Chuyên gia nhận định thế nào về triển vọng các ngân hàng quý II?

10:08 5/6

Chuyên gia đánh giá triển vọng ngành ngân hàng quý II chỉ ở mức trung tính và có sự phân hóa khá cao.

Tại sao ngân hàng chuyển từ bán buôn sang bán lẻ
OCB coi bán lẻ là sản phẩm chính từ nhiều năm qua

Đẩy mạnh cho vay nhỏ lẻ

Theo đánh giá của các chuyên gia, mảng ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hiện rất tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển. Cụ thể, theo Tradingeconomics, hiện dư nợ cá nhân hộ tiêu dùng trên GDP ở Việt Nam khoảng 30%, thấp hơn nhiều so với Malaysia (73%), Thái Lan (78%), Trung Quốc (61%), Singapore (54%). Tỷ lệ thâm nhập của sản phẩm cho khách hàng cá nhân ở Việt Nam như cho vay mua nhà, thẻ tín dụng hoặc bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng hiện cũng chưa cao (chỉ chiếm khoảng 4% dân số), trong khi tỷ lệ dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh.

Với tiềm năng trên, cùng với việc nền kinh tế đang có chuyển biến tích cực trở lại sau 2 năm gặp khó khăn do Covid-19, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh mảng bán lẻ, xem đây là trụ cột chính để tăng biên lãi ròng (NIM), cũng như phân tán rủi ro, nhất là trong bối cảnh sức khỏe các doanh nghiệp chưa hồi phục hoàn toàn sau Covid.

Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB cho hay, từ nhiều năm qua, Ngân hàng đã chú trọng đến mảng bán lẻ và coi đây là sản phẩm chính.

Để thực hiện chiến lược đẩy mạnh mảng bán lẻ, OCB đã cho ra mắt sản phẩm Dream Home, nhắm tới đối tượng khách hàng trẻ 25 - 35 tuổi, có nhu cầu mua nhà 2 - 3 tỷ đồng, thu nhập chủ yếu từ lương, thay vì nhắm vào khách hàng giàu có. Trong 5 năm đầu, người vay không phải trả nợ gốc, mà chỉ trả lãi cho ngân hàng. 5 năm tiếp theo, người vay mới bắt đầu trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, nên không quá áp lực. Với định hướng như trên, sản phẩm Dream Home có tăng trưởng dư nợ khá tích cực, với hơn 1.000 tỷ đồng/tháng và khả năng sẽ tăng trưởng mạnh thời gian tới. Riêng trong quý I/2022, mảng ngân hàng bán lẻ đóng góp chính trong tăng trưởng dư nợ hơn 6% của OCB.

Ông Phan Đình Tuệ, thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Sacombank cũng cho hay, chiến lược cho vay nhỏ lẻ xuống tận các chợ, tiểu thương, trường học của Ngân hàng được đẩy mạnh từ những năm trước và sẽ tiếp tục mở rộng, vì đây chính là mảng tín dụng tiềm năng, đóng góp tích cực vào lợi nhuận Ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ cho vay của khối khách hàng cá nhân hiện chiếm trên 50% tổng dư nợ của Sacombank.

Vietcombank cũng chuyển đổi thành công từ bán buôn sang bán lẻ. Đại diện Vietcombank cho biết, chiến lược của Ngân hàng là từng bước đẩy mạnh bán lẻ, nhắm vào khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, với tín dụng bất động sản, Vietcombank chỉ tập trung cho vay mua nhà. Lợi thế của Vietcombank hiện nay là mua buôn, bán lẻ, thay vì mua buôn và bán buôn như trước. Chi phí huy động vốn của Vietcombank thấp hơn nhiều ngân hàng khác, do uy tín và thương hiệu đã được khẳng định, nên nhiều người chọn gửi tiết kiệm. Đó cũng là lý do lãi suất cho vay của Vietcombank luôn ở mức cạnh tranh.

Trong mảng bán lẻ, VIB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất trên thị trường và ngân hàng này hướng đến vị trí dẫn đầu thị trường bán lẻ. Trong năm 2021, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB đạt 24%, riêng cho vay bán lẻ đóng góp gần 90% danh mục tín dụng, trong đó 95% có tài sản đảm bảo.

Chia sẻ về định hướng hoạt động năm 2022, bà Trần Thu Hương, Giám đốc Chiến lược, kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ cho biết, Ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh mảng bán lẻ về quy mô và chất lượng. Từ năm 2016 đến nay, ngân hàng bán lẻ VIB cũng đã tăng trưởng 30 lần về lợi nhuận, đóng góp hơn 60% lợi nhuận toàn ngân hàng.

Cải thiện hiệu quả kinh doanh

Theo chia sẻ của lãnh đạo các nhà băng, do mức lãi cho vay bán lẻ cao hơn so với cho vay bán buôn, nên việc đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ là chiến lược trọng tâm của nhiều ngân hàng để gia tăng hiệu quả kinh doanh và phân tán rủi ro.

Mua buôn, bán lẻ giúp các ngân hàng cải thiện NIM, tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời phân tán rủi ro khi các khoản vay nhỏ.

Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, năm 2021, Ngân hàng lãi trước thuế hơn 1.799 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ và vượt 29% kế hoạch năm. Trong quý I/2022, Ngân hàng lãi trước thuế hơn 645 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ, hoàn thành gần 29% kế hoạch năm. Các kết quả trên có được là nhờ Ngân hàng đẩy mạnh bán lẻ, tập trung tín dụng cho khách hàng cá nhân, cho vay mua nhà. Cùng với đó là đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, kinh doanh, xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, mua xe ô tô...

Cũng chính nhờ sớm đẩy mạnh chiến lược bán lẻ, nên lợi nhuận Vietcombank có sự cải thiện tích cực trong những năm qua, đạt hơn 1 tỷ USD. Mục tiêu Ngân hàng đưa ra năm nay ở mức trên 30.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Theo ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, đột phá chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là triển khai chương trình và kế hoạch hành động chuyển đổi số đúng tiến độ đã được HĐQT phê duyệt, nâng cao chất lượng cũng như chú trọng nguồn nhân lực thích ứng cho chuyển đổi số, phát triển văn hóa số trong Vietcombank, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu gắn với chuyển dịch cơ cấu hoạt động theo các trụ cột kinh doanh (bán lẻ, dịch vụ, đầu tư và kinh doanh vốn)...

Techcombank cũng là ngân hàng đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ, nhất là cho vay mua nhà, chiếm 80% mảng bán lẻ của nhà băng này. Đây là một trong những mảng đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của Techcombank.

Ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước “siết” tín dụng bất động sản là nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, còn với tín dụng cho khách hàng cá nhân vay mua nhà để ở vẫn được khuyến khích. Những năm qua, Techcombank hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân có nhu cầu nhà ở thực, tập trung vào các dự án tốt, hạn chế tối đa việc cho vay để đầu cơ, nên mức độ an toàn cao.

“Tại Techcombank, trong 5 năm qua chưa gặp vấn đề nào đối với các khoản vay bất động sản, tỷ lệ nợ xấu với danh mục tín dụng này gần như bằng 0. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì định hướng với cho vay bất động sản. Trong dài hạn, Techcombank kỳ vọng có những cơ hội đầu tư tốt cho người dân Việt Nam”, ông Jens Lottner nói.

Trên thị trường tài chính - ngân hàng hiện nay, Techcombank là một trong những ngân hàng có NIM tốt nhất nhờ tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) cao nhất, ở mức 50,4%, đồng thời đẩy mạnh mảng tín dụng bất động sản cá nhân.

Bên cạnh việc tìm cách tăng tỷ lệ CASA, nhiều ngân hàng còn tìm cách hạ chi phí vốn thông qua tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ từ bên ngoài. Chẳng hạn, tại OCB, ngoài việc tăng tỷ lệ CASA từ 12% lên 15% trong năm 2021, ngân hàng này còn huy động vốn từ các tổ chức quốc tế như IFC, ADB.

“Ngân hàng chúng tôi ưu tiên dùng hết vốn huy động từ IFC hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xanh, với chi phí lãi suất thấp, đồng thời đẩy mạnh cho vay nhỏ lẻ. Năm 2022, chúng tôi đặt mục tiêu NIM tăng lên 4%”, lãnh đạo OCB nói.

Tương tự, theo đại diện VIB, trong quý I/2022, nhờ số dư CASA tăng trưởng hơn 40% và các khoản vay từ các định chế tài chính nước ngoài tăng gần 80% so với cùng kỳ, giúp Ngân hàng duy trì chi phí huy động ở mức thấp, trong khi mảng bán lẻ tiếp tục được đẩy mạnh, giúp Ngân hàng cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Cụ thể, kết thúc quý I/2022, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 4.100 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, NIM cũng được cải thiện ở mức 4,5%. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm về mức thấp nhất từ trước tới nay là 35%, cho thấy hiệu suất vượt trội của Ngân hàng trong quản lý chi phí và gia tăng hiệu quả sinh lời. Kết quả, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của VIB đạt 30%, đứng top đầu ngành.

Mai Trang
Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2022