Tại sao ta lại khóc

Tại sao ta lại khóc

Nước mắt cần thiết để đôi mắt của chúng ta hoạt động bình thường. Mắt có các bộ phận đặc biệt tạo ra nước mắt thường xuyên. Bình thường, chúng chỉ tiết ra một lượng nhỏ nước mắt, ít hơn nửa thìa cà phê mỗi ngày. Thành phần chủ yếu của nước mắt là nước và muối, cùng một số chất dầu, chất nhầy và hóa chất được gọi là enzyme giúp tiêu diệt vi trùng.

Một lượng nhỏ dầu trong nước mắt sẽ ngăn chúng bay hơi hoặc rò rỉ ra ngoài mắt. Nếu chúng ta không có dầu trong nước mắt, nó sẽ khiến mắt thực sự bị khô và đau.

Khi bạn chớp mắt, mí mắt sẽ truyền nước mắt xung quanh mắt và chất nhờn giúp nước mắt dính vào nhãn cầu. Bất kỳ nước mắt nào còn sót lại đều chảy qua một hệ thống thoát nước đặc biệt đi qua mũi. Và khi chúng ta khóc sẽ tiết ra nhiều nước mắt hơn mức mắt có thể giữ được. Điều này là do tuyến nước mắt lớn nhất có thể bật và tiết ra nhiều nước mắt cùng một lúc, giống như một đài phun nước nhỏ. Phần não bật "vòi phun nước mắt" nhận tín hiệu từ phần não kiểm soát cảm xúc của bạn.

Khi điều này xảy ra, mắt có thể tiết ra hơn nửa cốc nước mắt trong vài phút. Hệ thống thoát nước này đi đến mũi của chúng ta. Đó là lý do tại sao khi khóc, bạn có thể nhận thấy nước mũi của mình bắt đầu chảy. Đây là những giọt nước mắt thừa.

Các nhà tâm lý học cho rằng khóc vì xúc động là điều chỉ con người mới làm được. Hầu hết chúng ta đôi khi khóc bởi vì chúng ta thực sự buồn. Ai trong chúng ta cũng có thể khóc khi hạnh phúc.

Những chất hóa học được tìm thấy trong nước mắt xúc động khác với nước mắt bình thường. Một số nhà khoa học tin rằng những hóa chất này có thể giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn sau khi khóc. 

Trang Phạm

Theo The Conversation

Đối với nhiều người, khóc là một phản xạ rất tự nhiên mà chỉ có con người mới có. Tuy nhiên, những lí do cho cơ chế tự nhiên này vẫn còn là một điều bí ẩn.

Tại sao ta lại khóc

Charles Darwin cho rằng nước mắt là một phản ứng phụ thông thường của việc thay đổi cơ mặt. Đây cũng là một ngoại lệ cho nhận định những chi tiết không cần thiết sẽ bị đào thải trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên Giáo sư Sophie Scott đang tham gia nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Khoa học Thần kinh tại trường Đại học London, lại đã đưa ra những giải thích khác cho phản xạ tự nhiên này. Trước đó, bà từng xuất hiện trong chương trình truyền hình nổi tiếng TED Talk với chủ đề Why We Laugh.

Nhiều loài thú có vú như voi, chó, mèo có khả năng tiết ra chất lỏng chứa protein, enzymes, lipid và các chất khác trong tuyến lệ, theo một cách nói khác thì chúng cũng có nước mắt. Nhưng những loài này chỉ có thể làm mắt ướt và tỏ ra buồn bã chứ chưa thể "khóc" như con người. Những loài động vật gần với chúng ta nhất là tinh tinh hay khỉ cũng không biết khóc, thay vì đó chúng sử dụng âm thanh phát ra tử cổ họng để biểu thị trạng thái vui/buồn/tức giận của mình. Trong khi đó, con người cũng tiết ra nước mắt khi bị bụi bay vào mắt, nhưng chúng ta còn có thể sản sinh nước mắt khi thể hiện các trạng thái cảm xúc vui, buồn nào đó.

Clip được VnReview tổng hợp và Việt hóa từ How Stuff Works và Business Insider

Bà Sophie Scott nhận định khóc là phản xạ do sự thay đổi nhanh chóng trong hệ thần kinh giao cảm, con người khóc vì nỗi buồn, khóc vì niềm vui… hay vì rất nhiều các lý do khác nhau liên quan tới cảm xúc. Đa phần chúng ta đều ghét khóc và cảm thấy thật tồi tệ khi khóc, nhưng có tới 80% con người cảm thấy dễ chịu hơn sau khi khóc.

Đây được coi là tác dụng tích cực của việc khóc. Chúng ta sẽ khóc khi có chuyện gì đó xảy ra, khi sự lo lắng và cơn đau được đẩy lên cao trào, và sau đó là những khoảnh khắc bình tâm, nhẹ nhàng.

Thí dụ, bạn đã có một tuần làm việc tồi tệ với liên tiếp các thất bại trong các công việc quan trọng. Bạn bật khóc trong tuyệt vọng và cần một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, sau đó bạn tiếp tục công việc với một tâm trạng nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Rất nhiều người không muốn khóc nhưng đó lại là một trong những cách tốt nhất để đem lại sự cân bằng cho cảm xúc.

Tại sao ta lại khóc

Tuy nhiên, khóc nhiều hay ít không hẳn là quá trình tự nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy chính nền văn hóa đã tạo ra sự kiềm chế cảm xúc của con người. Thí dụ tại nước Anh ngày nay chúng ta sẽ ít thấy cảnh mọi người khóc. Nam giới và người trưởng thành lại càng hiếm khi khóc hơn. Đây là một sự thay đổi lớn nếu so với 150 năm trước, khi khóc được cho là một hành vi thông thường của mọi người, kể cả nam giới, diễn ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Trước kia, người đàn ông khóc là để giải tỏa những cảm xúc hay tìm lại sự thăng bằng trong cuộc sống khi phải chịu đựng điều gì đó. Thì nay điều đó đã đổi thay, nhiều người Anh cho rằng hành động người đàn ông khóc là kỳ quặc và khó chấp nhận. Nhưng đó là tại Anh, còn tại nhiều quốc gia khác bạn vẫn sẽ bắt gặp cảnh nam giới khóc để bày tỏ sự tuyệt vọng hoặc xám hối về điều gì đó.

Tóm lại, khóc là một phản xạ rất tự nhiên mà chỉ có con người mới có. Nó cũng là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người. Tuy nhiên mỗi người lại có một cách thể hiện cảm xúc khác nhau, đó là bởi sự khác biệt của nền văn hóa và giới tính của con người.

G.L

Tại sao ta lại khóc

Khi nhắc đến đến khóc, không phải tất cả các giọt nước mắt đều có ý nghĩa giống nhau. Nước mắt cơ bản giúp bảo vệ đôi mắt và giữ cho chúng luôn được bôi trơn. Nước mắt chảy ra theo phản xạ để rửa sạch khói, bụi và bất cứ thứ gì khác có thể gây kích ứng mắt.

Trong khoang mắt, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có một tuyến lệ, có nhiệm vụ sản sinh ra nước mắt. Tuyến lệ có ống dẫn nước mắt chảy vào bề mặt con mắt, giữ cho giác mạc và kết mạc lúc nào cũng ướt. 

Khi con người có cảm xúc vui, buồn, đau... đến một mức độ nào đó, hệ thống thần kinh sẽ làm máu dồn lên gây ức chế tuyến lệ, khiến nước mắt trào ra.

Nhiều người không hề thích thú với những giọt nước mắt này, dù đây là phản xạ tự nhiên bình thường của cơ thể.

Theo trang Health Line, có một số nguyên nhân chính để lý giải việc con người khóc.

Nước mắt mang ý nghĩa thay cho lời nói, rằng một người đang khóc cần được sự giúp đỡ, an ủi và chia sẻ. Trong một nghiên cứu năm 2013, những người tham gia được cho xem hai bức ảnh có khuôn mặt người với vẻ mặt buồn bã.

Một bức ảnh có giọt nước mắt và bức ảnh kia thì không. Kết quả cho thấy người tham gia có xu hướng muốn giúp đỡ người trong bức ảnh bật khóc nhiều hơn.

Nước mắt còn có tác dụng làm giảm nỗi đau, dù đó là cơn đau đột ngột xảy ra do vấp ngã, hay cơn đau kéo dài do bệnh lý.

Những giọt nước mắt phần nào biểu lộ sự yếu đuối, cho thấy một người đang bị tổn thương. Điều này có thể giúp gây thiện cảm với người khác và thúc đẩy các mối quan hệ xã hội.

Một người nhìn thấy người khác khóc, thấu hiểu nỗi đau của họ cũng có thể khiến họ khóc theo.

Cuối cùng, khóc cũng là một cách để biểu lộ cảm xúc. Bất kỳ cảm xúc nào dâng trào hoặc khó kiểm soát cũng có thể khiến một người khóc, ngay cả khi họ không hề trải qua sự đau đớn hay buồn bã.

Vì cảm xúc không kiểm soát được

Vì xúc động trước một sự việc nào đó. Tôi là người dễ xúc động, xem một đoạn clip ngắn cũng rớt nước mắt được.

Vì chỉ con người biết cảm nhận về hạnh phúc và bị tổn thương

là một phản ứng phụ thông thường của việc thay đổi cơ mặt. Đây cũng là một ngoại lệ cho nhận định những chi tiết không cần thiết sẽ bị đào thải trong quá trình tiến hóa. Khóc cũng là để giải tỏa tâm trạng, để cân bằng cảm xúc.

Nguồn: http://danviet.vn/vi-sao-con-nguoi-khoc-5020217109432162.htmNguồn: http://danviet.vn/vi-sao-con-nguoi-khoc-5020217109432162.htm

Tại sao ta lại khóc
sự kiện Hỏi - Đáp


Tại sao ta lại khóc

Điều tương tự cũng vậy với các gia đình, nếu mọi người trong nhà bạn thích chia sẽ cảm xúc của họ và không cảm thấy xấu hổ về việc khóc to, cười lớn, la hét hoặc nhảy múa, thì bạn có thể sẽ khóc bất cứ lúc nào bạn cảm thấy tâm trạng. Nhưng nếu những người trong gia đình bạn không thường xuyên thể hiện cảm xúc của họ, thì bạn cũng sẽ học cách giữ cảm xúc của mình vào bên trong và không thể hiện chúng ra ngoài bằng cách khóc.

Chúng ta khóc để bộc lộ cảm xúc của mình

Có thể thấy qua những ví dụ trên, khóc không phải là một thứ mà chúng ta có thể tự mình làm được. Mà khóc là một cách để chúng ta bộc lộ cảm xúc với người khác. Khi bạn khóc, bố mẹ, thầy cô hoặc bạn bè biết rằng bạn đang có một cảm xúc sâu sắc. Sau đó họ có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn bằng một cái ôm hoặc trò chuyện về cảm xúc của bạn.

Vậy tại sao chúng ta khóc?

Nói một cách nào đó, cơ thể chúng ta được tạo ra như vậy. Nhưng cũng bởi vì khóc là cách con người thể hiện cảm xúc của họ, và chúng ta học cách bộc lộ cảm xúc theo cùng một cách như vậy. Khóc giúp chúng ta chia sẻ và quan tâm.

Và đó là một điều tuyệt vời đúng không nào?

Ai cũng từng khóc, nhưng theo "những cách khác nhau"

Cá nhân mình, ngay từ nhỏ khi học cấp 1 cấp 2 đã luôn có suy nghĩ trong đầu rằng không nên khóc trước mặt người khác, xấu hổ lắm. Khi lớn lên, cũng có lúc khóc, cũng chỉ khóc một mình, khóc nhưng không còn giữ suy nghĩ như lúc nhỏ mà nghĩ rằng không nên để cảm xúc buồn bã của mình ảnh hưởng đến người thân, gia đình, bạn bè… Tìm một nơi trống trải, một mình, khóc và tự mình động viên mình, cố lên tôi ơi, khóc một cách “người lớn” hơn một chút.

Và giờ đây tôi muốn khóc thật lớn Như chưa lớn bao giờ như ngày thơ Mang theo những ước mơ ôi mộng mơ Đợi chờ với lòng tin ngây thơ Cả một thời thơ ấu mong được lớn Đâu có biết lớn lên chỉ buồn thêm Bao nhiêu những êm đềm tan vào đêm Ôi trái tim vẫn còn yếu mềm

Bài hát mình rất thích lúc trước, MUỐN KHÓC THẬT TO.

Tham khảo: The Conversation