Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

03/11/2018 12.641 lượt xem

Tại sao khách hàng lại mua hàng của bạn? Tại sao họ có thể mua một thứ gì đó mà nhu cầu về thứ đó thực sự chưa cần thiết với họ lúc đó? Khách hàng hy vọng đạt được điều gì khi chi tiền mua hàng của bạn?
Nếu bạn và doanh nghiệp của bạn biết được một hoặc nhiều trong số 26 lí do khách hàng quyết định mua hàng ở bên dưới, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ khách hàng bằng cách nắm bắt được suy nghĩ của khách hàng.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao bạn lại kiếm được nhiều tiền hơn từ khách hàng? Là tại vì khi đó, bạn đã bắt đầu dẫn dắt khách hàng vào trạng thái mua hàng – là trạng thái mà khách hàng sẽ quyết định mua hay không mua hàng của bạn. Tham khảo thêm Chăm sóc khách hàng TỐT NHẤT với 30 nguyên tắc

Vậy 26 lí do khiến khách hàng quyết định mua hàng đó là gì? HÃY KHÁM PHÁ NGAY SAU ĐÂY

Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

Lý do mua hàng của khách hàng

26 lí do khiến khách hàng quyết định mua hàng:

  1. Để kiếm tiền
  2. Để tiết kiệm tiền
  3. Để tiết kiệm thời gian
  4. Để tiết kiệm công sức
  5. Để được thoải mái hơn
  6. Để được sạch sẽ hơn
  7. Để có sức khỏe tốt hơn
  8. Để thoát khỏi nỗi đau thể xác
  9. Để được khen ngợi
  10. Để được nổi tiếng
  11. Để thu hút người khác giới
  12. Để bảo vệ tài sản
  13. Để được hưởng thụ nhiều hơn
  14. Để thõa mãn sự tò mò
  15. Để bảo vệ gia đình
  16. Để có một phong cách riêng
  17. Để sỡ hửu hoặc gìn giữ tài sản đẹp
  18. Để đáp ứng sự thèm ăn
  19. Để cạnh tranh với những người khác
  20. Để tránh rắc rối
  21. Để tránh những lời chỉ trích
  22. Để được riêng tư
  23. Để bảo vệ danh tiếng
  24. Để tận dụng cơ hội
  25. Để được an toàn
  26. Để công việc được dễ dàng hơn

Tất nhiên, chỉ có danh sách này thì chưa đủ để giúp bạn tạo ra hoặc hoàn thiện trạng thái mua hàng ở khách hàng tiềm năng. Nó chỉ có thể giúp bạn bắt đầu việc thu hút khách hàng mà thôi.

Trước khi bạn tìm hiểu cách tạo được thói quen, hành vi mua hàng của khách hàng thì hãy xem lại 26 lí do ở trên. Hãy xem bạn đang có được gì trong số 26 lí do đó. Biết được lí do khiến khách hàng quyết định mua hàng là một bước quan trọng đầu tiên trong việc tìm hiểu trạng thái mua hàng của khách hàng.

Sau khi biết được lí do khiến khách hàng mua hàng, để thu hút được khách hàng thì việc tiếp theo chúng ta cần có là 1 công cụ hỗ trợ bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp – đó chính là giải pháp quản lý tiếp thị – bán hàng – chăm sóc khách hàng – hay còn gọi là giải pháp CRM.

Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

Và dưới đây là những giá trị mà 1 giải pháp CRM có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng:

1 • Tăng doanh thu

Một số cách mà CRM có thể giúp DN tăng doanh thu:

  • Tiếp thị hiệu quả (SMS, Email Marketing): đúng đối tượng, đúng thời điểm –> mở rộng lượng khách hàng tiềm năng –> tăng cơ hội và tăng doanh số
  • Tiếp thị đều đặn, liên tục –> giúp gia tăng mức độ nhận thức về sản phẩm, dịch vụ –> gia tăng lượng khách hàng tiềm năng –> gia tăng cơ hội –> gia tăng doanh số
  • Cải thiện quy trình chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng, dịch vụ hậu mãi –> giúp khách hàng hài lòng hơn –> giúp gia tăng tỷ lệ quay trở lại mua hàng –> gia tăng doanh số

2 • Giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận

Ngoài lợi ích gia tăng doanh số, CRM còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí bằng một số cách sau:

  • Quản lý thông tin khách hàng tập trung nhất quán, không bị mất thông tin khách hàng khi sales nghỉ việc –> giúp tiết kiệm thời gian tìm kiêm thông tin, tìm kiếm hiệu quả hơn
  • Lịch sử làm việc với khách hàng được lưu trữ –> giúp tiết kiệm thời gian, chi phí chuyển giao công việc giữa nhân viên mới và cũ
  • Quy trình tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng được diễn ra tự động và khép kín –> tiết kiệm thời gian –> giảm chi phí nhân sự –> tăng lợi nhuận

3 • Tăng sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng ngày càng trở thành vấn đề mấu chốt trong bán hàng ngày nay. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược và công cụ để thực hiện sứ mệnh phục vụ và làm hài lòng khách hàng của mình sao được tốt nhất trong khả năng.

CRM sẽ giúp doanh nghiệp trong vấn đề làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng bằng nhiều cách:

  • TỰ ĐỘNg nhắn tin, email chúc mừng sinh nhật
  • TỰ ĐỘNG nhăn tin / hoặc email chúc mừng ngày thành lập doanh nghiệp
  • Phân loại khách hàng
  • Tích lũy điểm, nâng hạng
  • Thẻ thành viên và chính sách thẻ
  • Chính sách người giới thiệu
  • v.v…

4 • Công việc kinh doanh được quản lý tốt hơn

  • Quy trình kinh doanh được chuẩn hóa, bài bản, chuyên nghiệp hơn
  • Hoạt động bán hàng được kiểm soát theo quy trình, quản lý kiểm soát tốt các hoạt động của nhân viên
  • Giảm thiểu công việc tay chân, thay thế bằng các chức năng, biểu mẫu trên phần mềm
  • Dự báo tình hình kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp hiểu được doanh nghiệp mình đang và sẽ kinh doanh như thế nào?

OnlineCRM phần mềm CRM tự động chăm sóc khách hàng

Bài viết liên quan về quyết định mua hàng của khách:

Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

Có rất nhiều lý do khác nhau giải thích tại sao ai đó lại mua hàng của bạn. Có một điều bạn cần tôn trọng đó là khách hàng mua hàng vì lý do của họ, chứ không phải vì lý do của bạn. Một trong những sai lầm lớn nhất mà người bán hàng nghiệp dư hay mắc phải, đó là đề nghị mua hàng vì những lý do của chính họ, chứ không phải những lý do thật sự của khách hàng.

Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

01. Động Lực Cơ Bản

Như một quy luật, mọi hành động của con người đều nhằm mục đích cải thiện việc gì đó. Khách hàng mua hàng hóa/ dịch vụ vì họ cảm thấy hàng hóa/ dịch vụ đó sẽ có lợi ích cho họ, và suy nghĩ đó không chỉ đối với duy nhất sản phẩm của bạn mà đối với tất cả sản phẩm khác. Họ không mua hàng của bạn, đơn giản là sản phẩm của bạn không mang lại lợi ích hay giá trị gì cho họ.

Với mỗi đề nghị mua hàng, khách hàng luôn có ba lựa chọn. Khách hàng có thể mua của bạn, mua của người khác hay không mua gì cả vào cùng một thời điểm. Việc của bạn là làm cho khách hàng hiểu họ cần mua của bạn, cần tới mức khiến họ vượt qua được sự nghi ngại khi mua hàng.

Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

Hơn nữa, khi mua hàng của bạn, khách hàng chắc chắn có lợi hơn khi không mua. Lợi ích này không thể chỉ được thể hiện bằng một mức gia tăng không đáng kể về giá trị hay lợi ích. Đối với khách hàng, nó cần đủ lớn để tương xứng với số tiền họ đã bỏ ra mua hàng, còn với bạn, cộng thêm thời gian và sức lực cần phải bỏ ra để thực hiện giải pháp của mình.

02. Giá Trị Lớn Nhất

Mọi người đều đánh giá tự do có giá trị nhất trong tất cả những mặt lợi ích của xã hội. Khi mọi người có tiền tức là họ đã có sẵn tự do ở mức độ nào đó. Họ có nhiều lựa chọn và có thể làm nhiều thứ khác nhau. Sợ bị lệ thuộc là lý do chính khiến mọi người ngần ngại chi tiền, dù với bất cứ mục đích nào.

Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

Nếu một khách hàng mua hàng của bạn, họ sẽ phải từ bỏ sự tự do và linh hoạt ở mức độ nào đó mà họ từng có trước khi trả tiền cho bạn. Nếu sản phẩm không ưng ý, họ vừa không còn khoản tiền đó nữa, vừa chết dở với món hàng đó. Do khách hàng nào cũng đều dính phải sự việc như thế không ít hơn một lần, nên đương nhiên họ luôn có sự nghi ngại khi mua hàng.

03. Giá trị của cảm xúc

Mỗi cá nhân có những động cơ mua hàng khác nhau. Một trong những lĩnh vực quan trọng nhất mà môn nghiên cứu tâm lý kinh doanh cần đề cập tới là những giá trị thuộc về “cảm xúc” hay “tinh thần”. Theo quan điểm của khách hàng, những giá trị này là vô hình, không cầm nắm được, gắn liền và nâng cao giá trị sản phẩm/ dịch vụ.

Ví dụ, người bán hàng thường cố gắng thuyết phục khách hàng bằng cách đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ đang được bán với giá tốt nhất trên thị trường.

Nhưng khách hàng lại thường quan tâm hơn đến tên tuổi và uy tín của nhà phân phối. Khách hàng thường có xu hướng mua khi loại hàng có tiếng tăm, ngay cả với giá cả cao hơn.

Nếu đây là điểm quan trọng nhất đối với khách hàng và nếu người bán hàng nhấn mạnh về mức giá thấp hơn của một sản phẩm chưa có tiếng tăm, thực chất người đó đang làm tổn hại tới khả năng bán được hàng.

04. Giá Cả Và Chất Lượng

Tại sao tôi phải mua hàng của bạn

Hầu hết những người bán hàng đều nhắc đi nhắc lại những từ giá cả và chất lượng như thể chúng là lý do để mua mọi thứ. Trong thị trường đầy cạnh tranh ngày nay, sản phẩm/ dịch vụ của bạn, hoặc là được chấp nhận với giá hợp lý, chất lượng tốt, hoặc là không thể tồn tại trên thị trường. Bạn thuyết phục khách hàng với lý do “giá cả và chất lượng” cũng giống như nói rằng họ nên mua hàng của bạn chỉ vì bạn là người bán hàng. Đó không phải là lý do để mua bất cứ điều gì.

The OlymWorld Academy