Tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng dẫn ý

Bài làm

Trong phòng trào thơ mới, Xuân Diệu được gọi là “nhà thơ của tình yêu”, những tác phẩm của ông trong giai đoạn này chủ yếu viết về tình yêu nồng cháy, da diết của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống. Bài thơ Vội vàng cũng được coi là tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này.

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ vội vàng có diễn biến vô cùng phức tạp, lúc thì cuồng nhiệt, say đắm khi thì lại da diết, lắng đọng.

Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của nhân vật trữ tình là hội tụ của những gì đẹp nhất, tinh túy nhất:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si.

Đoạn thơ đã làm hiện lên vẻ đẹp của thiên nhiên giống như thiên đường trên mặt đất, có đầy đủ ong bướm, hoa cỏ, cả khúc tình ca. Nhân vật trữ tình bỗng nhiên giống như một đứa trẻ đang lạc vào một thiên đường, tất cả mọi thứ đều rất lạ, rất đẹp, và đứa trẻ ấy dần dần khám phá những vẻ đẹp ấy, mọi thứ hiện ra rất bất ngờ khiến tâm hồn đứa trẻ tươi vui và rộn rã. Cuộc sống biết bao điều khiến ta tò mò, và càng khám phá ta càng nhận thấy bao điều kì diệu: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Chưa bao giờ tôi thấy có một nhà thơ lại so sánh tháng giêng với một hình ảnh rất đắt “cặp môi gần”. Đó là cặp môi của nàng thiếu nữ đang tuổi thanh xuân, còn gì đẹp hơn khi ta được gần cặp môi ấy. Tháng giêng trong con mắt của Xuân Diệu ngon như một cặp môi gần, khiến ta cảm thấy tác giả yêu thiên nhiên đến tột độ và tìm mọi cách để hưởng thụ thiên nhiên. Tất cả những cảm xúc ấy đã được tác giả khái quát qua hai câu thơ:

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Vẫn đang đắm chìm say xưa trong cảm xúc hạnh phúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng tác giả chợt nhận ra rằng mình phải “vội vàng một nửa”. Vì sao phải vội vàng? Thiên nhiên đẹp đấy, quyến rũ đấy nhưng sẽ không thể tồn tại mãi, rồi hoa kia sẽ tàn, chim cũng sẽ dừng tiếng hót, thời gian sẽ trôi đi và con người thì không thể khiến những khoảnh khắc đó dừng lại. Đến đây, ta có thể nhận thấy Xuân Diệu không chỉ yêu thiên nhiên mà còn yêu cuộc đời đến cuồng nhiệt.

Hai câu thơ trên còn thể hiện một thái độ sống rất đáng khâm phục của tác giả, đánh thức suy nghĩ của tuổi trẻ. Rằng con người không thể chạy đua với thời gian, vậy nên chúng ta cần sống sao cho có ích với xã hội để sau này khi thời gian đó trôi qua rồi chúng ta sẽ không còn phải ân hận hoặc nuối tiếc điều gì.

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Lại một cảm xúc khác trước thời gian, không gì là mãi mãi, con người gặp nhau rồi cũng phải chia ly, biết bao cuộc chia ly mà chúng ta đã từng trải qua, thật đau đớn trước những khoảnh khắc ấy. Tác giả lại một lần nữa không kìm nén được cảm xúc của mình:

>> Xem thêm:  Nghị luận về câu nói “Thương người như thương thân”-Văn lớp 11

Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa..

Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm

Trong sự nuối tiếc khi vẻ đẹp của thiên nhiên phai tàn theo thời gian, Xuân Diệu đã chọn cho mình cách tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống từng giây, từng phút để những giây phút đó không còn là vô ích. Cuối bài thơ, tác giả đã thể hiện cái tôi của mình một cách cuồng nhiệt, mãnh liệt với những động từ: ôm, riết, say, thâu, cắn như muốn thâu tóm toàn bộ cái tươi nguyên của cuộc sống trong khoảnh khắc. Tác giả cảm nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan. Các động từ mạnh kết hợp với các từ: sự sống mơn mởn, mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn, mùi thơm, ánh sáng, xuân hồng…đã cho thấy tâm trạng ngây ngất và khát khao vô biên của nhà thơ luôn “thèm muốn vô biên và tuyệt đích”.

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được Xuân Diệu thể hiện qua bài thơ Vội vàng có diễn biến vô cùng phức tạp, qua cách sử dụng từ ngữ lạ và táo bạo, ta thấy được một tâm hồn yêu thiên nhiên, thiết tha, cuồng nhiệt với cuộc sống và nuối tiếc trước sự tài phai của vạn vật. Nhà thơ giúp chúng ta nhận ra được giá trị đích thực của cuộc sống từ đó có cách sống nhiệt tình, hết mình và sống có ích.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về tình phụ tử

Nguồn: Văn mẫu hay

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

1. Mở bài- Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu (đặc điểm sáng tác, các tác phẩm chính,...).- Giới thiệu khái quát về bài thơ Vội vàng.

- Nêu vấn đề cần bàn luận: Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng.

>> Một số Mở bài bài thơ Vội vàng hoàn chỉnh, đặc sắc

2. Thân bài

a. Cái tôi yêu đời tha thiết, rạo rực- Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một cái tôi với những ước muốn tưởng chừng như viển vông song xét đến cùng đó lại là biểu hiện của niềm khát khao được giữ mãi hương sắc của cuộc đời.+ "Nắng", "gió" là những thứ thuộc về tự nhiên nào ai có thể chiếm giữ nó lại được.+ Cái tôi Xuân Diệu lại muốn được "tắt nắng", "buộc gió" để giữ lại màu, lại sắc, lại hương cho cuộc đời.→ Tất cả những điều đó chỉ có thể được lí giải bởi khát khao níu giữ hương sắc của cuộc đời.- Chín câu thơ tiếp theo đã làm bật nổi lên cái tôi yêu đời, khao khát tận hưởng vẻ đẹp giữa trần thế ấy.+ Hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ, hấp dẫn "ong bướm", "tuần tháng mật", "đồng nội xanh rì", "yến anh".+ Phép điệp "này đây".+ So sánh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần".→ Vẻ đẹp tình tứ của bức tranh mùa xuân, tất cả như đang kết đôi, kết cặp đầy tình ái.- Trước bức tranh thiên nhiên đẹp, tình tứ như thế, cái tôi trữ tình không thể giấu nổi niềm sung sướng, hạnh phúc , yêu đời thiết tha rạo rực cháy bỏng của mình mà phải thốt lên rằng:Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

b. Cái tôi với quan niệm mới mẻ về thời gian và nỗi băn khoăn, lo lắng trước sự trôi chảy của thời gian, tuổi trẻ- Cái tôi với quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ: Quan niệm thời gian tuyến tính+ Sử dụng điệp từ các từ ngữ mang ý nghĩa giải thích "nghĩa là"+ Các cặp từ đối lập ở hai vế câu "tới' - "qua", "non" - "già",... tác giả đã cho thấy quan niệm thời gian tuyến tính.- Cái tôi băn khoăn, lo lắng trước sự chảy trôi của thời gian+ Thời gian có sức mạnh thay đổi, tàn phá vạn vật thật ghê rợn, khiến cho cái tôi trữ tình có thể "ngửi", cảm nhận "vị chia phôi", cảm nhận "núi sông than thầm tiễn biệt".

+ Cái hờn dỗi của "cơn gió biếc', cái lo lắng, sợ hãi của cánh chim kia phải chăng chính là nỗi lo lắng, sợ hãi của chính cái tôi trữ tình trước sự chảy trôi một đi không trở lại của thời gian và tuổi trẻ.

c. Cái tôi khát khao sống vội vàng, hối hả để tận hưởng những vẻ đẹp nơi "thiên đường trên mặt đất"- Điệp từ "ta muốn" được lặp lại nhiều lần.- Động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến "ôm" - "riết" - "say" - "thâu".

→ Khát khao, mong ước được tận hưởng tuổi trẻ, hạnh phúc và tình yêu của cái tôi trữ tình.

3. Kết bài
Khái quát về cái tôi trữ tình trong bài thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

>> Một số cách Kết bài bài thơ Vội vàng ngắn gọn, hấp dẫn


II. Bài văn mẫu cái tôi trữ tình trong bài thơ vội vàng

Phong trào thơ Mới để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn học Việt Nam với nhiều gương mặt nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Thế Lữ,... Và Xuân Diệu cũng góp sức mình vào sự thành công của phong trào ấy với nhiều thi phẩm độc đáo và một trong số đó là bài thơ Vội vàng. Đọc Vội vàng, chúng ta chắc hẳn sẽ không thể nào có thể quên được cái tôi trữ tình trong bài thơ với nhiều nét hấp dẫn, thú vị.

Trước hết, cái tôi trữ tình hiện lên trong bài thơ Vội vàng là cái tôi yêu đời tha thiết, rạo rực và khao khát tận hưởng vẻ đẹp của "thiên đường trên mặt đất". Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một cái tôi với những ước muốn tưởng chừng như viển vông song xét đến cùng đó lại là biểu hiện của niềm khát khao được giữ mãi hương sắc của cuộc đời.

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Cái "tôi" trong bài thơ xuất hiện với một ước muốn táo bạo và với nhiều người chắc hẳn điều đó thật phi lí, bởi lẽ "nắng", "gió" là những thứ thuộc về tự nhiên nào ai có thể chiếm giữ nó lại được...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cái tôi trữ tình trong bài thơ vội Vàng tại đây.

---------------------HẾT------------------------

Để trau dồi hơn nữa những kiến thức về tác phẩm, bên cạnh dàn ý Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng, các em cũng có thể tham khảo thêm một số dàn ý khác đã được chúng tôi chọn lọc trong Những bài văn hay lớp 11 như: Dàn ý về bài thơ Vội vàng; Dàn ý Sức hấp dẫn trong bài thơ Vội vàng; Dàn ý Vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong bài thơ Vội vàng; Dàn ý phân tích Vội vàng để thấy quan niệm sống của Xuân Diệu; Dàn ý triết lí nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu;... 

Trước khi viết bài văn hoàn chỉnh, em hãy cùng lập dàn ý chi tiết trình bày cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội Vàng để hiểu hơn về khát vọng sống, tinh thần lạc quan yêu đời nhưng cũng đầy băn khoăn, lo sợ trước sự biến chuyển của thời gian của nhà thơ Xuân Diệu.

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu Sức hấp dẫn trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó Dàn ý phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính