Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai

Lý Thời Trân (1518-1593) tự Đông Bích, sinh ở Kỳ Châu, là học giả y dược trác tuyệt thời nhà Minh. Ông để lại nhiều trước tác y dược nổi tiếng, trong đó “Bản thảo cương mục” là nổi tiếng nhất, ghi chép hàng chục nghìn bài thuốc, hàng nghìn loài động thực vật. Ngoài ra, hai bộ sách về kỳ kinh bát mạch của Lý Thời Trân cũng là những tài liệu hiếm có trong y học cổ đại ghi chép về khoa học nhân thể người.

Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai
Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai
(Tranh minh họa: Vision Times tiếng Trung)

Lý Thời Trân sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề y. Cha của ông là Lý Cát Văn, một thầy thuốc có kiến thức y học sâu rộng và đã hành nghề trong nhiều năm. Dựa vào kinh nghiệm Lý Cát Văn đã biên soạn ra một số cuốn sách về y học như: “Tứ sa phát minh”, “Y học bát mạch pháp” và “Đậu chẩn chứng trì”.

Chịu sự ảnh hưởng của cha, ngay từ nhỏ Lý Thời Trân đã vô cùng thích y học. Nhưng cha ông lại không muốn ông làm nghề y. Bởi vì trong hơn nửa cuộc đời làm nghề y, Lý Cát Văn dẫu cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao khi chữa trị khỏi bệnh cho nhiều người dân nghèo nhưng cũng rất buồn khi bị nhiều người quyền quý coi thường. Vì thế, Lý Cát Văn yêu cầu con trai học Kinh thư, Bát cổ… với mong muốn con sẽ ra làm quan.

Ban đầu, Lý Thời Trân quả thực đã không phụ lòng mong mỏi của cha. Vào năm Gia Tĩnh thứ 10, Lý Thời Trân thi đỗ tú tài. Nhưng dần dần, Lý Thời Trân càng ngày càng yêu thích nghề y hơn, còn việc học dẫu bị cha nhiều lần đốc thúc, ông vẫn không muốn theo đuổi. Bởi vậy, từ năm 16 tuổi đến năm 22 tuổi, dù liên tục tham gia 3 kỳ thi Hương, Lý Thời Trân đều không thi đỗ. Cuối cùng Lý Thời Trân hạ quyết tâm cả đời sẽ theo nghề y.

Năm 1542 ở tuổi 24, Lý Thời Trân bắt đầu chính thức theo nghề y. Ban đầu, ông phụ giúp cha khi cha khám chữa bệnh. Nhưng về sau, mỗi lần cha bận, ông lại thay cha khám bệnh cho dân chúng. Mỗi khi có thời gian rảnh, ông liền lấy sách y ra học tập nghiên cứu.

Lý Thời Trân đọc đủ các loại sách về y học cổ điển như “Hoàng đế nội kinh”, “Nan kinh”, “Thương hàn luận”, “Kim nhượng yếu lược”, “Mạch kinh”, “Giáp ất kinh”… Ngoài ra, ông còn rất thích nghiên cứu cách về các loại dược vật của các thời đại. Cuốn sách “Chứng loại bản thảo” – cuốn sách tổng kết toàn diện những thành tựu về dược vật học từ đời Bắc Tống trở về trước của tác giả Đường Thận Vi – là cuốn mà Lý Thời Trân thích đọc nhất.

Bởi vì Lý Thời Trân đặt tâm vào việc nghiên cứu y học của bậc tiền nhân, đồng thời lại chú ý đến những kiến thức trong điều trị bệnh thực tế, cho nên y thuật của ông được nâng cao rất nhanh chóng.

Vào năm 1545, địa phương ông ở xảy ra nạn lụt lớn. Sau khi lũ lụt qua đi, dịch bệnh bùng phát. Rất nhiều người dân nghèo khổ bị bệnh tìm đến gia đình Lý Thời Trân để xin được chữa trị. Lý Thời Trân ân cần tiếp đón họ, bất luận là người bệnh có tiền chữa bệnh hay không, ông đều tiếp đãi và chữa trị hết sức mình. Đối với những người bệnh nghèo khổ, ông và cha còn chữa bệnh miễn phí cho họ.

Trong quá trình chữa bệnh, Lý Thời Trân vận dụng phương pháp “Tứ chẩn”, tức là bốn phương pháp để thầy thuốc thăm khám bệnh, gồm có vọng (nhìn), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (sờ). Đồng thời, ông kết hợp với 8 loại triệu chứng gọi là “Nhân cương” gồm âm, dương, trong, ngoài, hàn, nhiệt, hư, thực để chẩn đoán bệnh.

Lý Thời Trân cũng thích tìm tòi và sử dụng các phương thuốc dân gian để trị bệnh. Bởi vì, cách chữa trị ấy nếu thật sự có tác dụng thì vừa khiến người bệnh tiêu phí ít tiền mà hiệu quả lại rất cao. Dân chúng bởi vậy rất kính trọng ông, đặc biệt là những người dân nghèo khổ.

Thông qua quá trình chữa bệnh thực tế, Lý Thời Trân cảm nhận một cách sâu sắc rằng đối với một thầy thuốc thì việc phân biệt vị thuốc, dùng thuốc như thế nào là một vấn đề vô cùng quan trọng. Ông bắt đầu quá trình tìm tòi thực tế về các vị thuốc.

Sau khi trải qua vô vàn khó khăn, Lý Thời Trân đã từng bước biên soạn ra bản thảo của cuốn “Bản thảo cương mục” vào năm 1578. Tính đến thời điểm này, Lý Thời Trân đã phải bỏ ra 27 năm. Nhưng ông cũng chưa dừng lại ở đây. Ông tiếp tục chỉnh sửa bộ sách trong hơn 10 năm, chỉnh sửa đến lần thứ 3 mới hoàn thiện bộ sách về dược vật có quy mô lớn chưa từng có này.

“Bản thảo cương mục” có tổng cộng 52 quyển, tập hợp 1892 chủng loại động vật, thực vật và nguyên liệu dùng để làm thuốc khác nhau trong đó có 374 loại do đích thân Lý Thời Trân tìm ra. Bộ sách liệt kê 11.096 đơn thuốc, trong đó có 8.000 do Lý Thời Trân sưu tập mới hoặc tự sáng chế. Ước tính toàn bộ sách có tới 190 vạn chữ được chia thành 16 bộ, 60 loại, từng chủng loại vị thuốc đều được chú rõ tên, tập tính, lịch sử khai thác, phương pháp chế biến, đặc tính, công dụng.

Bộ sách là tác phẩm có tầm quan trọng bậc nhất trong việc phân loại thuốc Đông y, góp phần hệ thống hóa cách sử dụng và tên gọi các loại nguyên liệu thuốc cũng như điều chỉnh các đơn thuốc để tránh những nhầm lẫn xảy ra trong quá trình điều trị.

Ngoài “Bản thảo cương mục”, trong cả đời, Lý Thời Trân còn viết rất nhiều sách y học khác như: “Chiết hồ mạch học”, “Kỳ kinh bát mạch khảo”, “Tần hồ y án”, “Tập giản phương”, “Ngũ tạng luận đồ”… Nhưng phần lớn những bộ sách này đều đã bị thất lạc. Chỉ còn hai bộ sách được truyền lưu đến ngày nay là: “Chiết hồ mạch học”, “Kỳ kinh bát mạch khảo”. Hai bộ sách này là sách mà những người học tập bắt mạch đều đọc.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

  • Hải Thượng Lãn Ông – P1: Từ bỏ công danh, say mê y thuật

Mời xem video:

Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai
Thiền sư Tuệ Tĩnh

Danh Y Tuệ Tĩnh có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương). Ông được phong là ông tổ của nền Y dược cổ truyền Việt Nam. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa tư giác y thư của ông không chỉ có ý nghĩa quạn trọng trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học Việt Nam.

Mồ côi cha mẹ từ khi 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học. Với tài năng và sự chăm chỉ của mình, năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người.

Năm 55 tuổi (1385), Danh Y Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng và được vua Minh phong là Đại y Thiền sư rồi mất ở đó, không rõ năm nào. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị là bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng Nghĩa tư giác y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Đường luật (nôm), và bài Phú thuốc Nam 630 vị cũng dùng quốc ngữ. Có thể nói ông chính là ông tổ của nền Y học cổ truyền Việt Nam.

2. Danh Y: Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (1720 – 1791)

Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai
Danh Y: Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác

Danh Y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Vǎn, tỉnh Hải Hưng). Ông xuất thân từ một gia đình làm quan to thời vua Lê chúa Trịnh. Thủa thiếu thời, Lê Hữu Trác theo cha lưu học ở thủ đô Thăng Long. Năm 19 tuổi, cha mất sớm nên Lê Hữu Trác phải thôi học về nhà chịu tang; lúc này Ông đã tìm gặp một ẩn sĩ họ Vũ ở làng Ðặng Xá, huyện Hoài An rất giỏi môn Thiên nhân dạy cho thuật âm dương, sau vài năm nghiên cứu thuật âm dương, Lê Hữu Trác mới đeo gươm tòng quân.

Sau khi xin ra khỏi quân ngũ, về Hương Sơn không lâu thì Lê Hữu Trác bị ốm nặng trong vòng hai, ba năm liền chữa khắp nơi qua nhiều thầy thuốc nổi tiếng thời bấy giờ nhưng không khỏi. Chính trận ốm này là bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của Lê Hữu Trác và nghề thuốc Việt nam. Sau nhiều năm tìm thầy chữa bệnh không kết quả, Lê Hữu Trác nhờ cáng đến nhà một thầy thuốc ở Rú Thành thuộc xã Trung Cần, huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An) tên là Trần Ðộc thi đỗ cử nhân rồi ở nhà làm thuốc được nhân dân rất tín nhiệm. Trong thời gian nằm chữa bệnh ở đây, những lúc rỗi rãi Lê Hữu Trác mượn bộ sách thuốc Phùng thi cẩm nang Trung quốc để đọc, phần lớn đều hiểu thấu, thầy thuốc Trần Ðộc lấy làm lạ và đã có ý muốn truyền đạt nghề mình cho Lê Hữu Trác.

Năm 62 tuổi, Hải Thượng Lãn Ông được chúa Trịnh Sâm triệu ra thủ đô Thăng Long để chữa bệnh cho con là Trịnh Cán, nhưng đơn thuốc kê lên bị các thầy thuốc khác trong phủ chúa gièm pha và không được dùng. Sách thuốc của ông cũng chẳng tìm được ai chịu trách nhiệm cho in. Tuy nhiên cũng chính trong chuyến đi này, Hải Thượng đã rất vui mừng được biết sách thuốc của mình biên soạn không những đã được học trò sao chép dùng tại chỗ mà còn được đưa đi rất xa tới tận thủ đô và có người nhờ học sách thuốc của mình mà đã trở thành thầy thuốc giỏi ở thủ đô nên đã lập bàn thờ, thờ sống Hải Thượng để tỏ lòng nhớ ơn. Cuối năm đó (1782) Hải Thượng Lãn Ông trở lại Hương Sơn, tiếp tục dạy học, biên soạn thêm một số tập trong toàn bộ tác phẩm “Y tông tâm lĩnh” cho đến khi ông mất.

3. Giaó sư Hồ Đắc Di (1900 – 1984)

Giáo sư Hồ Đắc Di sinh năm1900, sang Pháp du học (1918-1932), đỗ bác sĩ nội trú. Ở đây Hồ Đắc Di làm phẫu thuật một thời gian ở bệnh viện Tenon, rồi về nước. … Trong luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa làm tại Paris, Giáo sư Hồ Đắc Di là người đầu tiên sáng tạo một phương pháp mổ dạ dày (nối thông dạ dày-tá tràng) để điều trị chứng hẹp môn vị do bệnh loét dạ dày- tá tràng gây ra, thay thế cho phương pháp cắt bỏ dạ dày vẫn dùng trước đó, được nhiều sách giáo khoa, nhiều công tình nhắc đến và thừa nhận giá trị trong suốt 30-40 năm.

Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai
Giaó sư Hồ Đắc Di

Các công trình khoa học sau này của Gíao sư Hồ Đắc Di (1937-1945) thường đứng tên chung với đồng nghiệp (như GS. Huard, GS. Meyer-May…), với cộng sự và học trò (Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng…) với nội dung giải quyết các bệnh rất đặc trưng của một nước nhiệt đới nghèo nàn và lạc hậu. Viêm tụy có phù cấp tính do Ông phát hiện từ 1937 đã mở đường cho các kết quả nghiên cứu rực rỡ sau này của Tôn Thất Tùng. Cách điều trị bằng phẫu thuật các biến chứng viêm phúc mạc do thương hàn cũng có đóng góp lớn trong mở đường nghiên cứu thủng túi mật. Cùng với Huard, ông đã công bố phương pháp Phẫu thuật điều trị viêm phúc mạc (1944); mô tả Thủng túi mật hiếm gặp (1937); viêm phúc mạc do thủng ruột trong thương hàn (1939). Giáo sư là người đầu tiên ở nước ta nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương (1944).

Theo sử sách ngành Y Việt Nam ghi nhận, với 21 công trình hiện tìm được trong 37 công trình đã công bố, Ông là nhà phẫu thuật đầu tiên, xứng đáng được hội đồng giáo sư (toàn người Pháp) đánh giá cao và được bầu chọn là giáo sư người Việt đầu tiên. Ông là Đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đến khóa 5, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội các khoá 2,3,4, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc Đại học vụ Việt Nam, Giám đốc Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt-Pháp, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và hai hạng ba, Huân chương Lao Động hạng nhất và hạng hai, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc nǎm 1952 và 1956. Giáo sư Hồ Đắc Di đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông từ trần ngày 25-6-1984.

4. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909- 1968)

Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909, Ông học trung học ở trường Albert Sarraut, Hà Nội. Năm 1928, Ông vào học trường đại học Y khoa Hà Nội, hết năm thứ tư, ông sang Pháp học tiếp và tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa năm 1934. Ông được cử làm trợ lý tại trường Đại học Y Khoa Paris, chuyên ngành lao và các bệnh phổi, đồng thời là trợ lý ở bệnh viện Laennec trong 2 năm. Cuối năm 1936, Ông trở về nước, năm 1937, Ông kết hôn với bà Marie Louise, một nữ y tá Pháp cùng làm việc với ông.

Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

Cuối năm 1946, ông ra Bắc và được cử làm Thứ trưởng phủ Chủ tịch, đặc phái viên của Chính phủ sang các nước láng giềng và một số nước châu Âu để trình bày quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1948, ông được cử làm Trưởng phái đoàn Chính phủ vào Nam bộ công tác và sau đó được bầu làm Thường vụ Khu uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Sài Gòn – Chợ Lớn. Giữa năm 1953, ông trở ra Bắc, được phân công làm Trưởng ban y tế của Đảng phụ trách công tác Y tế an toàn Khu (ATK) và làm Giám Đốc bệnh xá 303. Năm 1954, hoà bình được lập lại trên nửa đất nước, ông lại được cử làm Thứ trưởng, năm 1958 làm Bộ trưởng, Bí thư đảng đoàn Bộ y tế.

Năm 1959 ở Hà Nội xảy ra vụ đại dịch bại liệt trẻ em gây lo lắng cho nhiều gia đình, chính Ông đã quyết định dùng Vacxin Sabin của Liên Xô cũ sản xuất để tiêm phòng cho trẻ em và ngày nay nhờ Vacxin Sabin, chúng ta đang phấn đấu để loại trừ bệnh bại liệt ở trẻ em ra khỏi cuộc sống xã hội. Năm 1964 Ông đã viết và cho xuất bản cuốn sách ” Quán triệt phương châm phòng bệnh trong công tác bảo vệ sức khoẻ” nêu lên những cơ sở về xã hội, về phòng bệnh ở Việt Nam và bảy bài học kinh nghiệm. Năm 1967 Ông viết và cuốn sách bằng tiếng Pháp nhan đề: ” nhiệm vụ của y tế trong chiến tranh” nhằm giới thiệu với bạn bè trên thế giới các bài học kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam đối phó với cuộc chiến tranh huỷ diệt và lên án những tội ác dã man của đế quốc Mỹ đã gây cho nhân dân Việt Nam. Thời gian này ông còn kiêm thêm nhiệm vụ Chủ Tịch Uỷ Ban điều tra tội ác chiến tranh của Đế quốc Mỹ.

Năm 1968, được sư đồng ý của Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ, Ông sung sướng chuẩn bị cho chuyến đi vào chiến trường vào cuối tháng 8/1968. Ông đã để nhiều thời gian đi thăm và làm việc với các bệnh viện, bệnh xá, đội phẫu thuật, trao đổi với cán bộ lãnh đạo Ban dân y, triệu tập hội nghị y tế toàn miền, rút kinh nghiệm về tổ chức chuyên môn, tìm cách khắc phục, đề xuất phương hướng mới, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu chiến tranh ngày càng ác liệt và xây dựng kế hoạch cho thời gian hậu chiến.Công việc còn đang dở dang, giữa lúc còn đang ấp ủ bao nhiều hoài bão lớn đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế nhân dân thì đau xót biết bao ngày 7/11/1968 BS Phạm Ngọc Thạch đã hy sinh.

Không kể đến những bài nghiên cứu đǎng trong các tạp chí chuyên môn nước ngoài từ những năm 1937-1938, chỉ tính trong vòng 10 năm từ 1957 khi ông làm Viện trưởng Viện Chống Lao, ông đã công bố hơn 60 công trình nghiên cứu, bài báo khoa học đǎng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước hoặc được trình bày tại các hội nghị quốc tế. Nhiều công trình đã được đánh giá cao, được trao đổi rộng rãi và giới thiệu lại trên các tạp chí khoa học nước ngoài như: Phòng lao cho người đã có dị ứng bằng BCG chết; Giá trị các môi trường VCL1 và VCL2 trong nuôi cấy vi trùng lao; Điều trị bệnh nhân lao ngoài bệnh viện, vaccin BCG chết trong công tác chống lao trẻ em ở Việt Nam; Bệnh nhiễm trùng do Mycobacteria ở Việt Nam; Nghiên cứu về tình hình sơ nhiễm ở trẻ em do trực trùng không điển hình; Vấn đề phục hồi chức nǎng phổi trong việc điều trị lao phổi mạn tính; Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; Cơ chế kích sinh chất filatov trong điều trị lao phối người lớn tiêm ở vùng huyệt phổi phối hợp với uống INH…

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được trao tăng Anh hùng Lao động đầu tiên của ngành Y tế – Năm 1958, tại Đại hội liên hoan Anh hùng Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất. Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học.

5. Giáo sư Đặng Văn Ngữ (04/04/1910 -01/04/1967)

Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai
Giáo sư Đặng Văn Ngữ

Giáo sư Đặng Văn Ngữ sinh ngày 04/04/1910, quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩ người Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội).

Năm 1942 ông là trưởng Labo Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc nước Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này. Năm 1955, ông sáng lập ra Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam (Trung ương) Viện trưởng đầu tiên của viện này. Trong chiến tranh Việt Nam, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam.

Năm ngày 1 tháng 4 năm 1967, ông đã mất trong một trận Mỹ ném bom B52, tại một địa điểm trên dãy Trường Sơn thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, khi đang nghiên cứu căn bệnh sốt rét. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về lĩnh vực Y học.

6. Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912 -1982)

Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/05/1912 tại quê hương Thanh Hóa và lớn lên ở Huế. Tôn Thất Tùng không theo nghiệp học làm quan mà quyết định ra Hà Nội học ở trường Bưởi. Năm 1932, ông học tại trường Y-Dược, sau đó năm 1935, ông được tuyển cùng 10 sinh viên khác làm ngoại trú tại Bệnh viện Phủ Doãn. Năm 1935, ông là người duy nhất được nhận vào làm việc tại khoa ngoại của trường Y-Dược, tức là bệnh viện Việt – Đức hiện nay.

Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai
Giáo sư Tôn Thất Tùng

Với một dụng cụ thô sơ, chỉ bằng một con dao nạo, ông đã phẫu tích kỹ lưỡng cơ cấu của lá gan. Bằng phương pháp này, trong suốt thời gian từ 1935 đến năm 1939, ông đã phẫu tích trên 200 lá gan của các tử thi để nghiên cứu các mạch máu. Trên cơ sở đó, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”. Với bản luận án này, ông đã được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris (Trường Đại học Y-Dược tại Hà Nội lúc bấy giờ là một bộ phận). Vào những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”. Để ghi nhận công lao của người đầu tiên đã tìm ra phương pháp cắt gan này, người ta gọi là “Phương pháp mổ gan khô” hay “Phương pháp Tôn Thất Tùng”. Giáo sư người Pháp nổi tiếng Malêghi trong báo “Lion phẫu thuật”, năm 1964 đã viết: “Trường Đại học Y khoa Hà Nội có thể tự hào đã có hai thành tựu trong lịch sử của mình, một là đã nghiên cứu lần đầu tiên về cơ cấu các mạch trong gan, hai là lần đầu tiên đã thành công trong việc cắt gan có kế hoạch”.

Cách mạng tháng Tám thành công, Tôn Thất Tùng là một trong những trí thức đầu tiên mang hết nhiệt tình xây dựng Trường Đại học Y khoa của nước Việt Nam DCCH. Năm 1947, ông được Chính phủ cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Từ sau ngày hòa bình lập lại, , ông được cử làm Giám đốc bệnh viện hữu nghị Việt – Đức, chủ nhiệm bộ môn Ngoại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1958, giáo sư tiến hành thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1959, giáo sư phát triển khoa mổ sọ não và khoa ngoại nhi. Năm 1960, giáo sư là người đầu tiên đề xuất và áp dụng có kết quả xuất sắc việc mổ gan bằng phương pháp Việt Nam.Năm 1965, giáo sư triển khai thành công việc mổ tim bằng máy tim phổi nhân tạo ở nước ta. Giáo sư được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô, Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Cộng hòa Dân chủ Đức, Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris và Hội những nhà phẫu thuật Lion (Pháp), Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Angiêri.

Năm 1977, giáo sư được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng Huy chương phẫu thuật quốc tế mang tên Lannelongue. Đây là phần thưởng cao quý dành cho những nhà phẫu thuật xuất sắc thế giới được trao định kỳ 5 năm một lần. Ông vinh dự và xứng đáng là một trong 12 người trên thế giới và là người duy nhất ở Việt Nam được tặng huy chương ấy. Ông còn để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Một số danh hiệu và giải thưởng mà ông đã đạt được: Anh hùng Lao động(1962); Viện sĩ viện Hàn lâm Y học Liên Xô; Hội viên Hội quốc gia những nhà phẫu thuậtCộng hòa Dân chủ Đức; Thành viên Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris; Hội viên Hội Những nhà phẫu thuật Lyon (Pháp); Thành viên Hội Quốc gia Những nhà phẫu thuật Algeri; Huy chương phẫu thuật quốc tế Lannelongue (1977); Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). Từ năm2000, Nhà nước Việt Nam đặt ra một giải thưởng về Y học mang tên ông: Giải thưởng Tôn Thất Tùng. Ông là đại biểuQuốc hộiliên tục từ khóa II đến khóa VII và giữ chức vụ Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông mất ngày7 tháng 5năm1982tại Hà Nội.

7. Gíao sư Đặng Văn Chung (1913-1999)

Gíao sư Đặng Văn Chung sinh năm 1913 tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1933, ông thi đỗ vào Trường đại học Y Dược khoa Đông Dương; năm 1937, thi đỗ trong kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai. Đến ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ (19/12/1946), ông đã lên chiến khu cùng GS. Hồ Đắc Di xây dựng Trường Y giữa núi rừng Việt Bắc.

Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần là ai
Gíao sư Đặng Văn Chung

Năm 1954, GS. Đặng Văn Chung là người đặt nền móng xây dựng các chuyên khoa hệ nội thuộc Bệnh viện Bạch Mai cũng như các bộ môn hệ nội thuộc Trường đại học Y Hà Nội… Những năm 1970, GS. Đặng Văn Chung đã dành nhiều công sức và trí tuệ viết ra 2 cuốn Bệnh học Nội khoa, Điều trị học cũng như hàng loạt tài liệu giảng dạy, công trình nghiên cứu khoa học có giá trị. Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, GS. Đặng Văn Chung đã cùng các thầy cô lão thành xây dựng chương trình, triển khai đào tạo Bác sỹ nội trú, chuyên khoa cấp I, cấp II… Ông đã mở nhiều lớp đào tạo tập huấn cho các thầy thuốc ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Trải qua hơn 60 năm cống hiến, giáo sư đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong ngành y tế như Trưởng bộ môn Nội, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội và Chủ nhiệm Khoa Nội – Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học kỹ thuật của Bộ Y tế. 

Lúc sinh thời, GS. Đặng Văn Chung đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Ngày 24/2/1999 GS. Đặng Văn Chung đã qua đời vì bệnh nan y, để lại niềm tiếc thương khôn nguôi cho gia đình, các thế hệ học trò và người bệnh.Năm 2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Quyết định số 392 KT/CTN truy tặng GS. Đặng Văn Chung Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Cụm công trình nghiên cứu nội khoa”.

Bài viết: 7 Danh Y – Thầy thuốc nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM trích nguồn wikipedia.org

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TP Hồ Chí Minh

» VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295

» VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM.

Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913