Thể tích khối hồng cầu tăng là gì

Các xét nghiệm được thực hiện khi chỉ có tăng hồng cầu

  • Định lượng erythropoietin huyết thanh

  • P50 để loại trừ bệnh huyết sắc tố có ái lực với oxy cao

Nồng độ erythropoietin tăng cao ở bệnh nhân thiếu oxy gây tăng sản xuất hồng cầu (hoặc nồng độ bình thường không thích hợp với mức tăng Hematocrit) và bệnh nhân có tăng hồng cầu liên quan đến khối u. Bệnh nhân tăng nồng độ erythropoietin (và không có dấu hiệu thiếu oxy) hoặc tiểu máu vi thể được thực hiện bằng chẩn đoán hình ảnh vùng bụng, thần kinh trung ương, hoặc cả hai để tìm tổn thương thận hoặc các khối u khác chế tiết erythropoietin.

P50 đo ái lực của Hb đối với oxy; nếu kết quả bình thường loại trừ Hb ái lực cao (bất thường gia đình) là nguyên nhân gây ra tăng hồng cầu..

Đếm tế bào tự động: hemoglobin, số lượng bạch cầu, các chỉ số hồng cầu. và số lượng tiểu cầu, MCV (thể tích trung bình hồng cầu Hematocrit, (tỷ lệ phần trăm thể tích hồng cầu trong máu), lựơng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH, được đo bằng lượng hemoglobin trong hồng cầu riêng lẻ), nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (được đo bằng nồng độ hemoglobin trong mỗi hồng cầu riêng lẻ).

Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu

  • Đối với nam giới: Hemoglobin < 14 g/dL (140 g/L), hematocrit < 42% (< 0,42), hoặc RBC < 4,5 triệu/mcL (< 4,5 × 10 12/L)

  • Đối với phụ nữ: Hemoglobin < 12 g/dL (120 g/l), Hematocrit < 37% (< 0,37), hoặc RBC < 4 triệu/mcL (< 4 x 10 12/L)

Đối với trẻ sơ sinh, các giá trị bình thường khác nhau theo độ tuổi, đòi hỏi phải sử dụng các bảng liên quan đến tuổi tác (xem bảng Giá trị cụ thể theo tuổi của Hemoglobin và Hematocrit Giá trị theo tuổi cho Hemoglobin và Hematocrit

Thể tích khối hồng cầu tăng là gì
). Các quần thể hồng cầu được gọi là microcytic (hồng cầu nhỏ) nếu MCV < 80 fL, và macrocytic (hồng cầu to) nếu MCV là > 100 fL. Tuy nhiên, vì các hồng cầu lưới cũng lớn hơn các tế bào hồng cầu trưởng thành, số lượng hồng cầu lưới có thể làm tăng MCV và không đại diện cho sự thay đổi sản xuất hồng cầu.

Máy đếm tế bào tự động cũng có thể xác định mức độ thay đổi kích cỡ hồng cầu, thể hiện dưới dạng độ rộng phân bố thể tích hồng cầu (RDW). Tăng RDW cao có thể là dấu hiệu duy nhất của của sự phân bố kích thước hồng cầu không đều mặc dù MCV bình thường do được tính giá trị trung bình. Thuật ngữ nhược sắc đề cập đến các quần thể hồng cầu, trong đó MCH < 27 pg hoặc MCHC là < 30%. Các quần thể hông cầu có các giá trị MCH và MCHC bình thường là hồng cầu bình sắc, kích thước bình thường.

Các chỉ số hồng cầu có thể giúp chỉ ra cơ chế thiếu máu và thu hẹp phạm vi các nguyên nhân có thể. Chỉ số hồng cầu nhỏ chỉ ra có sự can thiệp về tổng hợp hem và globin. Nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu sắt, thalassemia và các khiếm khuyết liên quan đến tổng hợp huyết sắc tố. Ở một số bệnh nhân thiếu máu do bệnh mạn tính Thiếu máu do bệnh mạn tính , MCV nhỏ hoặc ở giới hạn dưới. Các chỉ số hồng cầu to chỉ ra do sự tổng hợp DNA kém (ví dụ, do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu folate hoặc các chất điều trị hóa chất như hydroxyurea và thuốc kháng folate) và do nghiện rượu gây các bất thường của màng tế bào. Chảy máu cấp có thể làm tăng chỉ số MCV do tăng sản xuất hồng cầu lưới. Chỉ số bình thường chỉ ra trong thiếu máu do thiếu erythropoietin (EPO) hoặc phản ứng không thích hợp (thiếu máu giảm sinh). Xuất huyết, trước khi dẫn đến thiếu sắt, thường là thiếu máu bình sắc kích thước bình thường ngoại trừ trường hợp tăng quá mức hồng cầu lưới.

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.

1. Số lượng hồng cầu
 – Số lượng hồng cầu tăng: cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).

 – Số lượng hồng cầu giảm: có thể đi kèm giảm lượng huyết sắc tố và hematocrit, nhưng không phải mức độ lúc nào cũng song hành.

 – Sai số về số lượng hồng cầu:

  •     Hồng cầu bị ngưng kết (tan máu tự miễn): số lượng hồng cầu giảm, MCV tăng, MCHC cao trên 380 g/l. Trường hợp này sử dụng được kết quả lượng huyết sắc tố, còn hematocrit thì sử dụng phương pháp ly tâm vi thể tích hoặc ủ mẫu máu ở 370C trong vòng 30 phút rồi đếm lại. Cần kiểm tra kỹ ống máu khi nhận bệnh phẩm.
  • Tăng độ nhớt huyết tương: với thời gian và áp lực hút thông thường của máy đếm tế bào có thể gây ra giảm ba dòng ngoại vi giả tạo do máu bị quánh nên máy hút không đủ máu.
  • Lắc ống máu không kỹ: nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây hiện tượng giảm hồng cầu rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng. Nếu hút ở phần đáy ống sẽ gây tăng hồng cầu giả tạo, đồng thời gây giảm rõ rệt số lượng tiểu cầu. Cần kiểm tra và đối chiếu số lượng tiểu cầu trên lam nhuộm giemsa.
  • Do hồng cầu nhỏ, tiểu cầu to, cụm tiểu cầu, mảnh hồng cầu, tan máu, rối loạn đông máu, bạch cầu quá nhiều…
  • Máu bị đông, hồng cầu bị vỡ hoặc lượng máu lấy làm xét nghiệm không đủ… đều dẫn đến sai kết quả.

Thể tích khối hồng cầu tăng là gì

2. Lượng huyết sắc tố
 – Thể hiện trung thành nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong những tình trạng thiếu máu do nguyên nhân mạn tính. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.

 – Đây là chỉ số cơ bản, khá tin cậy và chính xác trên kết quả của máy đếm tế bào tự động để đánh giá tình trạng thiếu máu.

 
 – Đề xuất phân loại mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố (chỉ có tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân).

  • Trên 100 g/l: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
  • Từ 80-100 g/l: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
  • Từ 60-80 g/l: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
  • Dưới 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu.

 – Sai số: lượng huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do lấy mẫu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục (lấy máu ngay sau khi ăn, bệnh paraprotein ) hoặc số lượng bạch cầu tăng cao.

3. Thể tích khối hồng cầu (Hematocrit)
 – Rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản… do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.

 – Sai số do lấy mẫu garo quá lâu làm máu bị cô đặc, do tỷ lệ chất chống đông không đúng, lắc trộn mẫu không đều, máu lấy quá lâu không xét nghiệm làm thể tích tế bào thay đổi.

 
 – Giá trị hematocrit cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 0.25 l/l hoặc ở mức 0.30 l/l ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu.

4. Áp dụng phân loại thiếu máu
 – Phân loại thiếu máu là nhu cầu cần thiết để định hướng và tìm nguyên nhân.

    Trong các yếu tố để phân loại thiếu máu, hình thái hồng cầu và các chỉ số hồng cầu đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các chỉ số hồng cầu cũng rất có ý nghĩa trong quá trình theo dõi đáp ứng điều trị theo nguyên nhân.

 
 – Có nhiều cách phân loại thiếu máu: theo mức độ thiếu máu, theo tiến triển của thiếu máu, theo nguyên nhân (tại tủy hay ngoài tủy)… Cách phân loại thiếu máu dựa vào hình thái và các chỉ số hồng cầu dễ áp dụng, phổ biến trong thực tế cũng như trong các sách giáo khoa về huyết học.


 – Một số chỉ số cơ bản dùng trong phân loại thiếu máu:

    1. Thể tích trung bình hồng cầu (MCV):

         - MCV < 80 fl: hồng cầu nhỏ.
         - MCV > 100 fl: hồng cầu to.

    2. Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH, MCHC):


         - Thiếu máu nhược sắc: MCH < 28pg và/hoặc MCHC <280 g/l.
         - Thiếu máu bình sắc: MCH và MCHC trong giới hạn bình thường.
         - Nếu MCH>34 pg và/hoặc MCHC >380 g/l: cần kiểm tra lại.


     3. Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW):


          - RDW = 11-14%: Hồng cầu kích thước đồng đều
          - RDW >14% : Hồng cầu to nhỏ không đều.

Cụ thể một số trường hợp thiếu máu thường gặp

 Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ:

   1. Thalassemia thể nặng và trung bình, đơn độc hoặc phối hợp với một bệnh huyết sắc tố khác.

   2. Thiếu máu thiếu sắt do mất máu mạn, thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, tăng nhu cầu.

   3. Rối loạn chuyển hoá sắt.

 Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường:


   1. Thiếu máu trong bệnh mạn tính.

   2. Mất máu cấp:

  • Giai đoạn cấp tính: hầu như không ảnh hưởng đến MCV và RDW.
  • Giai đoạn sau: hiện tượng tăng HC lưới và hiện tượng thiếu sắt.


   3. Tan máu

   4. Tăng thể tích huyết tương quá mức (có thai, truyền dịch quá nhiều).

   5. Suy tuỷ xương.

   6. Thiếu máu dinh dưỡng giai đoạn sớm:

  • Lượng huyết sắc tố chưa giảm.
  • Hồng cầu to nhỏ không đều và RDW tăng dần (do có một quần thể mới tạo ra bị thay đổi kích thước: nhỏ hoặc to hơn – tùy vào nguyên nhân). Đây cũng là chỉ số quan trọng để theo dõi đáp ứng điều trị thiếu máu dinh dưỡng.


    7. Tuỷ bị xâm lấn

    8. Các bệnh về gan, thận, nội tiết.

 Thiếu máu bình sắc hồng cầu to:

  1. Suy tủy xương
  2. Thiếu vitamin B12 và acid folic
  3. Rối loạn tổng hợp AND