Thị trường công cụ phái sinh là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Tài chính phái sinh là gì?
  • 2.1. Khái niệm tài chính phát sinh
  • 2.2. Vai trò của thị trường công cụ phái sinh
  • 3. Pháp luật về công cụ tài chính phái sinh

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật dân sự năm 2015

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

- Pháp lệnh ngoại hối năm 2005

- Luật Thương mại năm 2006

- Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008

- Thông tư 35/2013/TT-NHNN

- Thông tư 34/2014/TT-NHNN

- Thông tư số 200/2014/TT-BTC

- Nghị định 88/2019/NĐ-CP

2. Tài chính phái sinh là gì?

2.1. Khái niệm tài chính phát sinh

Công cụ phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một tài sản cơ sở đã được phát hành trước đó. Thông thường công cụ phái sinh là một hợp đồng giữa hai bên nhằm trao đổi một số lượng chuẩn tài sản thực hay tài sản tài chính theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trước trong tương lai.

Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Nếu giá trị của tài sản cơ sở trong hợp đồng thay đổi thì giá trị của công cụ phái sinh cũng thay đổi.

Công cụ tài chính phái sinh được phát, hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có, chủ yếu nhằm phòng ngừa rủi ro tài chính, phân tán rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện các hợp đồng kinh doanh để bảo vệ hoặc tạo ra Ịợi nhuận cho các bên tham gia.

2.2. Vai trò của thị trường công cụ phái sinh

Lịch sử thị trường công cụ phái sinh ghi nhận các làn sóng phát triển và suy thoái nối tiếp nhau. Làn sóng phái sinh đầu tiên được ghi nhận khi các hợp đồng tương lai ngoại tệ xuất hiện trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Làn sóng thứ hai nổi lên là vào năm 1975, khi có sự xuất hiện các hợp đồng tương lai lãi suất. Vào thời gian đó lãi suất thường xuyên biến động và Quỹ dự trữ liên bang Mỹ sau đó đã thay đổi mục tiêu điều chỉnh từ lãi suất sang dự trữ bắt buộc.

Làn sóng thứ ba diễn ra vào những năm 1990 với tín dụng phái sinh (tín dụng kì hạn, tín dụng hoán đổi, quyền chọn rủi ro tín dụng).

Mặc dù ra đời sau các loại thị trường tài chính, nhưng thị trường công cụ phái sinh đã thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

- Thị trường phái sinh giúp quản lí rủi ro

Thị trường phái sinh giúp chuyển rủi ro từ những người đang gặp rủi ro và ngại rủi ro sang những người chấp nhận rủi ro. Vì giá cả công cụ phái sinh chịu ảnh hưởng của trị giá trao ngay của tài sản cơ sở nên chúng có thể được dùng để tăng hoặc giảm rủi ro của việc nắm giữ các tài sản cơ sở ấy.

Những người tham gia thị trường phái sinh nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, được gọi là người phòng hộ. Những người tham gia nhằm mục đích tăng lợi nhuận chấp nhận rủi ro thì được gọi là những nhà đầu cơ.

- Thị trường phái sinh cung cấp chỉ báo giá

Giá cả trong các thị trường phái sinh tập trung phản ánh kì vọng của các thành viên tham gia thị trường về tương lai và dẫn dắt giá của tài sản cơ sở đến mức giá tương lai đó. Điển hình như các hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai cung cấp thông tin quan trọng về giá cả, là cơ sở để hình thành giá trao ngay của hàng hoá/chứng khoán.

Giá cả trong hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai cũng chứa đựng kì vọng của nhà đầu tư về tương lai của giá giao ngay. Tuy nhiên, lưu ý rằng kì vọng này có thể thay đổi. Thị trường phái sinh không cung cấp trực tiếp dự báo về tương lai của giá trao ngay mà chỉ cung cấp các thông tin hữu ích về biến động giá hay rủi ro của tài sản cơ sở.

- Thị trường phái sinh tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành

Thứ nhất, thị trường phái sinh có chi phí giao dịch thấp hơn thị trường trao ngay. Do đó các nhà giao dịch sẽ thấy bị thu hút và dễ giao dịch trên thị trường này thay vì thị trường trao ngay, hoặc hỗ trợ thêm cho hoạt động trên thị trường trao ngay.

Thứ hai, thị trường công cụ phái sinh thường có thanh khoản cao hơn thị trường trao ngay. Tính thanh khoản cao của thị trường có được là nhờ khả năng sử dụng đòn bẩy cao của thị trường này, người tham gia chỉ cần một số tiền nhỏ đã có thể tham gia thị trường. Thêm vào đó, rủi ro và lợi nhuận được điều chỉnh cho bất kì mức độ mong muốn nào. Do đó thị trường phái sinh có thể “tiêu hoá” các giao dịch giá trị lớn.

Thứ ba, thị trường phái sinh cho phép nhà đầu tư bán khống dễ dàng. Trong khi đó các thị trường trao ngay thường áp đặt các giới hạn giao dịch hoặc không khuyến khích bán khống. Kết quả là nhiều nhà đầu tư bán khống trong thị trường phái sinh thay vì bán khống các tài sản cơ sở.

- Thị trường phái sinh giúp làm tăng tính hiệu quả của thị trường.

Sự nới lỏng và chi phí giao dịch thấp trong thị trường này tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá và điều chỉnh giá nhanh chóng sẽ triệt tiêu các cơ hội này. Xã hội sẽ có lợi vì giá của tài sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị thật của nền kinh tế.

Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra hoạt động mua và bán các sản phẩm tài chính phái sinh, với các sản phẩm phổ biến của thị trường phái sinh tài chính như quyền chọn cổ phiếu, tiền gửi có kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi … phát triển rất mạnh mẽ với các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh đa dạng. quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Lý do cho sự phát triển này rất thành công, là việc sử dụng doanh nghiệp này mang lại lợi ích cho các thành viên thị trường.

3. Pháp luật về công cụ tài chính phái sinh

Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng, gồm các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai được quy định trong các văn bản sau đây:

Thứ nhất, pháp luật thương mại quy định, “Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sỗ giao dịch hàng hóa bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn” (khoản 1 Điều 64 Luật Thương mại năm 2006);

Thứ hai, pháp luật chứng khoán quy định, chứng khoán bao gồm cả chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyển mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh (Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi năm 2010)

Thứ ba, pháp luật thuế quy định, một trong những đốì tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là “Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật” (Luật thuế giá trị gia tang năm 2008)

Tuy nhiên, đối với các loại hợp đồng (giao dịch) phái sinh ngoại tệ gồm: hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (swap), hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ (mua, bán ngoại tệ kỳ hạn - forward), hợp đồng tương lai ngoại tệ (futures), hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ - option) và các hợp đồng phái sinh ngoại tệ khác ((Thông tư 21/2014/TT-NHNN)) được quy định về quyền giao dịch như sau:

Thứ nhất, chỉ có quy định các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng) được cấp giấy phép mối được thực hiện các hoạt động ngoại hối nói trên (trong số 18 hoạt động ngoại hối trong nước, 8 hoạt động ngoại hối quốc tế). (khoản 11 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)

Thứ hai, các tổ chức, cá nhân Việt Nam khác (là người cư trú) nhìn chung là bị cấm mọi giao dịch liên quan đến ngoại hối ở trong nước, ngoại trừ một số trường hợp được phép, nhưng không có quy định nào cho phép hay cấm thực hiện các loại giao dịch phái sinh ngoại tệ;

Thứ ba, không có quy định nào về cá nhân và pháp nhân (ngoài tổ chức tín dụng) được hay không được thực hiện các loại hoạt động phái sinh ngoại tệ nêu trên ở thị trường nước ngoài. Điều này khác với các hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ hay quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đều có các quy định cụ thể. Tất nhiên, nếu có giao dịch chuyển nhận, thu chi hay mang theo ngoại tệ qua biên giới thì phải thực hiện theo quy định chung về quản lý ngoại hối;

Thứ tư, hướng dẫn việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế nói trên cũng xác định liên quan đến một bên giao dịch là ngân hàng thương mại. Cụ thể, nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ: “Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại”. (Thông tư số 200/2014/TT-BTC)

Thứ năm, nếu vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động ngoại hốỉ thì có thể bị phạt tiền từ 200 - 250 triệu đồng đối với hành vi “Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật”; phạt tiền từ 500 - 600 triệu đồng đôì với hành vi hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác mà không được cấp phép. Tổ chức khác ở đây không được giải thích nhưng có thể được hiểu là tổ chức làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ; đại lý đổi ngoại tệ; đại lý chi, trả ngoại tệ. Như vậy, có thể nói việc xử phạt cũng không đặt ra đôi với các hoạt động tài chính phái sinh nêu trên của các cá nhân và pháp nhân khác. (Nghị định 88/2019/NĐ-CP)

Tương tự là đối với các hợp đồng phái sinh (sản phẩm) lãi suất gồm: hợp đồng kỳ hạn lãi suất (lãi suất kỳ hạn - forward rate agreement), hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền (interest rate swap), hợp đồng hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo (cross currency swap) và hợp đồng quyền chọn lãi suất (interest rate option) để nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho giao dịch gốc và chỉ có ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới được cung ứng, đồng thời cũng chỉ có tổ chức tín dụng và pháp nhân khác mới được sử dụng sản phẩm này.

Như vậy, chưa có quy định về việc cá nhân và pháp nhân ngoài tổ chức tín dụng thực hiện các giao dịch phái sinh ngoại tệ và các giao dịch phái sinh lãi suất (thậm chí cả mua bán ngoại tệ giao ngay) tại nước ngoài, không thông qua các tổ chức tín dụng được cấp phép và hoạt động ở Việt Nam.

Trường hợp này, theo nguyên tắc chung, vì không có quy định cấm, nên cá nhân và doanh nghiệp được phép thực hiện theo các nguyên tắc áp dụng pháp luật chung về dân sự và các bên có thể thởa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. (Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 6 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005; Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; khoản 3 Điều 5 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)

Tất nhiên, nếu có việc chuyển nhận, thu chi ngoại tệ thông qua tài khoản ngân hàng hay mang theo ngoại tệ qua biên giới để thực hiện các giao dịch trên thì phải thực hiện theo quy định chung về quản lý ngoại hối.

Trên đây là bài viết về nội dung “Pháp luật về tài chính phái sinh”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!